1. Kết luận
Các yếu tố được khảo sát bao gồm vitamin B1 và các vi lượng kim loại có những ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và hàm lượng β-carotene tích lũy của vi tảo D. salina, cụ thể:
+ Nồng độ 1 mg/L vitamin B1 ảnh hưởng tích cực đến tốc độ sinh trưởng của vi tảo
D. salina rõ rệt hơn so với các nghiệm thức dưới 1mg/L, tốc độ sinh trưởng đạt được sau 14 ngày là 0,065 ± 0,007. Tuy nhiên, hàm lượng β-carotene trên 1 tế bào ở các nghiệm thức với nồng độ dưới 1mg/L lại cao hơn so với nồng độ 1mg/L, trung bình 16,50 pg/tế bào.
+ Tốc độ sinh trưởng trong thí nghiệm nano Fe tỉ lệ nghịch với nồng độ nano Fe, ở nồng độ 1,6 ppm cho tốc độ sinh trưởng cao nhất là 0,09 ± 0,005. Hàm lượng β- carotene cao nhất đạt 19,73 ± 0,69 pg/tb ở nồng độ 3,15 ppm.
+ Môi trường bổ sung 2,5 μg/L và 5 μg/L Cu2+ cho tốc độ sinh trưởng tương đương nhau 0,104 ± 0,003 và 0,102 ± 0,002, nồng độ Cu2+ càng cao tốc độ sinh trưởng càng giảm. Hàm lượng β-carotene tăng cao nhất trong môi trường bổ sung 40 μg/L với giá trị 47,8 ± 1,38 pg/tb, nồng độ Cu2+ quá cao hay quá thấp đều kích thích tổng hợp β-carotene cao.
+ Mn và Zn trong khoảng nồng độ được khảo sát trong thí nghiệm không cho thấy những tác động rõ rệt đến sự sinh trưởng và hàm lượng β-carotene tích lũy trong tế bào. Tốc sinh trưởng trung bình ở cả 2 thí nghiệm đều là 0,067 và hàm lượng β- carotene trên 1 tế bào giảm.
2. Kiến nghị
- Kiểm tra ảnh hưởng của Mn và Zn đến sự sinh trưởng và tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina ở các nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn.
- Các kết quả từ những thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của từng yếu tố riêng lẻ này sẽ là cơ sở để xây dựng các thí nghiệm tối ưu hóa nhằm tìm ra một môi trường nuôi phù hợp nhất cho việc tăng sinh khối và kích thích tích lũy các hợp chất thứ cấp có giá trị ở vi tảo Dunaliella salina tại Việt Nam.