Ảnh hưởng của các nồng độ Cu2+ đến sự tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.2. Ảnh hưởng của các nồng độ Cu2+ đến sự tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina

chứng minh rằng dùng vi tảo Dunaliella để phân tích độc tính của một số kim loại nặng đối với quá trình sản xuất oxy. Pace đã dựa vào lý do này để nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ đồng đối với sinh trưởng của loài D. salina. Ông cho rằng nồng độ trên 5 ppm của Cu2+ có thể gây chết D. salina. Nồng độ đồng dưới mức gây chết tế bào dường như làm chậm sự khởi đầu của giai đoạn tăng trưởng theo logarit (Pace và c.s., 1977).

3.4.2. Ảnh hưởng của các nồng độ Cu2+ đến sự tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina salina

Hàm lượng β-carotene tăng cao nhất ghi nhận được trong môi trường f/2 bổ sung 40 μg/L từ 33,7 ± 0,64 pg/tb lên 47,8 ± 1,38 pg/tb. Với nồng độ 10 μg/L thì hàm lượng tích lũy thấp nhất (40,74 ± 2,04 pg/tb). Trong khi đó, hàm lượng β-carotene tích lũy ở nồng độ 5 μg/L (42,35 ± 2,98 pg/tb) thấp hơn so với hai môi trường bổ sung Cu2+ với nồng độ cao hơn là 10 μg/L và 20 μg/L (hàm lượng trung bình 44,94 pg/tb) mặc dù tốc độ sinh trưởng cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p = 0,48 > 0,05). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy nồng độ đồng trong môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tích lũy β-carotene khi nồng độ đồng quá cao hay quá thấp so với môi trường cơ bản. Xu hướng tích lũy hàm lượng β-carotene tăng khi nồng độ Cu2+ tăng từ 5 μg/L - 20 μg/L và nồng độ Cu2+ thấp giúp cải thiện khả năng tích lũy trên một tế bào một cách đáng kể.

Hình 3.8. Sự thay đổi hàm lượng β-carotene trên 1 tế bào sau 14 ngày.

Các loài Dunaliella đã được chứng minh có khả năng chống lại độc tính của đồng (Wikfors & Ukeles, 1982). Năm 2018, Saha và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường thiếu hụt N kết hợp với một số vi lượng (Fe, Cu, Mn, Zn). Kết quả cho thấy ở môi trường thiếu N kết hợp với đồng hay môi trường thiếu hụt N kết hợp với đồng và mangan cho hàm lượng carotenoid cao. Mức tăng tối đa của hàm lượng carotenoid (90% là β-carotene) là 91% trong hai điều kiện môi trường nêu trên trong ngày thứ 14 so với ngày đầu tiên (Saha, 2018). Đồng có vai trò quan trọng trong chuỗi vận chuyển các electron quang hợp trong vi tảo, khi thiếu hụt đồng dẫn đến giảm khả năng quang hợp làm cho hàm lượng các sắc tố quang hợp không phải chlorophyll tăng lên như carotenoid (Raven, 1999).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)