* Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch.
- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi cây lúa đạt số rảnh tối đa. - Thời gian làm đòng: Tính từ ngày gieo đến khi có 50 % số cây hóa đòng.
- Thời gian bắt đầu trỗ (10%): Lấy 1 ô ngẫu nhiên 20 khóm, theo dõi thấy có 2 khóm trỗ bông thì đó là trỗ 10 %.
- Thời gian trỗ hoàn toàn (80%): Theo dõi 20 khóm trên thấy có 16 số bông trỗ thì đó là trỗ 80%.
- Thời gian chín hoàn toàn: Trên 20 khóm đó theo dõi thấy 80% số hạt chuyển vàng trên bông chính.
* Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Chiều cao cây: Theo dõi chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng: Đẻ nhánh; làm đòng; trỗ bông; chín. Chọn ngẫu nhiên 10 khóm/ô thí nghiệm theo đường chéo 10 điểm, theo dõi 2 tuần một lần. Các chỉ tiêu chiều cao cây được tính từ gốc đến múp lá hoặc múp bông cao nhất.
- Số nhánh:
+ Số nhánh trung bình/khóm: Theo dõi 2 tuần/lần bằng cách đếm trực tiếp số nhánh của mỗi khóm lúa.
+ Sức đẻ chung = Dảnh tối đaDảnh cơ bản
+ Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu = Số nhánh thành bông Số nhánh tối đa
+ Hệ số đẻ nhánh = Số nhánh cao nhất Số rảnh ném
Đánh giá khả năng đẻ nhánh theo thang điểm 5 cấp của IRRI. + Điểm 1: đẻ rất khoẻ > 25 dảnh/ khóm.
+ Điểm 3: đẻ khoẻ từ 20-25 dảnh/ khóm. + Điểm 5: đẻ trung bình từ 10-19 dảnh/ khóm. + Điểm 7: đẻ kém từ 5-9 dảnh/ khóm.
+ Điểm 9: đẻ rất kém <5 dảnh/ khóm.
* Một số chỉ tiêu sinh lý của cây lúa
- Chỉ số diện tích lá
Xác định theo phương pháp cân nhanh: Lấy ngẫu nhiên 3 khóm/ô thí nghiệm 9 khóm/công thức, cắt toàn bộ lá xanh, dàn đều trên tấm kính 1 dm2 cân được khối lượng a (g), sau đó cân toàn bộ khối lượng lá tươi còn lại được b (g).
Tính chỉ số diện tích lá theo công thức
LAI = a+ba x Mật độ ném100 (m2 lá/ m2 đất)
- Chất khô tích lũy (g/cây): Mẫu xác định khả năng tích lũy chất khô được lấy ở 3 thời kỳ (thời kỳ để nhánh rộ, thời kỳ trỗ bông, thời kỳ chín). Mỗi mẫu gồm 10 cây cho một ô thí nghiệm trên một thời kỳ. Lấy mẫu, rửa sạch, tách các bộ phận: Thân, lá, rễ, bông, sau đó sấy khô ở 800C trong 48 giờ, cân trọng lượng và tính giá trị trung bình.
- Tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) (g/m2 đất/ngày): CGR = (P2 – P1) x Số khóm/m2 / t
Trong đó: - P2, P1 là khối lượng khô của khóm tại thời điểm lấy mẫu - t là thời lượng giữa hai thời điểm
- Hiệu suất quang hợp thần (HSQHT) tính theo công thức: Mỗi công thức lấy 3 cây, cân khối lượng và đo diện tích lá ở 3 thời điểm là 2 tuần sau ném –ĐNHH; ĐNHH- trỗ và trỗ - chín sáp.
HSQHT (g/m2 lá/ngày) = W2- W1 ½ (L1-L2) t
Trong đó: W1, W2 là khối lượng của cây ở 2 thời điểm t1 và t2 L1,L2 là diện tích lá của cây ở 2 thời điểm t1 và t2
t: là khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mẫu (ngày) * Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại và chống chịu
(Đánh giá theo TRRI năm 1996)
- Rầy nâu (Nilaparvata lugens)
Theo dõi cây chuyển màu vàng ở từng bộ phận hay toàn bộ cây, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại.
+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.
+ Điểm 3: Lá biến vàng ở một số bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy.
+ Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, các cây còn lại bị lùn nặng.
+ Điểm 7: Trên một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nghiêm trọng.
+ Điểm 9: Tất cả các cây bị chết.
- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis Guenee): Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng theo thang điểm dưới đây:
+ Điểm 0: Không có cây bị hại. + Điểm 1: 1- 10% số cây bị hại. + Điểm 3: 11 - 20 % số cây bị hại. + Điểm 5: 21-35% số cây bị hại.
+ Điểm 7: 36 - 60% số cây bị hại. + Điểm 9: 61 - 100% số cây bị hại.
- Sâu đục thân (Schoenobius incertellus Walker): Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở 10 khóm điều tra với 3 lần nhắc lại, trong thời kỳ giai đoạn đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín. Đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không bị hại.
+ Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 5: 21 - 30% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: 31 - 50% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 9: 51 -100% dảnh hoặc bông bị hại.
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Theo dõi, đánh giá ở giai đoạn đứng cái làm đòng, trỗ theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây gồm có:
+ Điểm 0: không có triệu chứng hại.
+ Điểm 1: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh ở vị trí 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh ở vị trí 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7:Vết bệnh ở vị trí 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây. - Bệnh đạo ôn (Piricularia oryzae)
Đối với đạo ôn trên lá, theo dõi mức độ nhiễm bệnh, đánh giá tỷ lệ % vết bệnh và tính theo thang điểm:
+ Điểm 0: không thấy có vết bệnh.
+ Điểm 1: phát hiện các vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
+ Điểm 2: xuất hiện vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
+ Điểm 3: hình dạng vết bệnh như ở 2 điểm trên nhưng vết bệnh đã xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
+ Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, vết bệnh dài 3 mm hoặc dài hơn diện tích vết bệnh ở lá dưới chiếm tới 4% diện tích là bị bệnh.
+ Điểm 6: vết bệnh điển hình chiếm từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 7: vết bệnh điển hình chiếm từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 8: vết bệnh điển hình chiếm từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 9: vết bệnh điển hình chiếm trên 75% diện tích lá bị bệnh. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm. + Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: Thấy xuất hiện vết bệnh có trên 1 vài bông hoặc gié cấp 2.
+ Điểm 3: Xuất hiện vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
+ Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.
+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
+ Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
* Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Vào thời điểm thu hoạch tiến hành lấy mẫu 10 khóm/ô thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu về năng suất:
- Số bông/khóm: Đếm tổng số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây theo dõi, từ đó lấy giá trị trung bình/khóm/m2 = số bông/m2.
- Số hạt chắc/bông: Đếm toàn bộ số hạt chắc/bông của 10 khóm ở 3 lần nhắc lại rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt chắc/bông.
- Số hạt lép/bông: Đếm toàn bộ số hạt lép/bông của 10 khóm ở 3 lần nhắc lại rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt lép/bông.
- Tỷ lệ hạt chắc/bông (%).
- P1000 hạt (gram): Trộn đều hạt chắc của 5 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt sau đó cân, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 5% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó, nếu chênh lệch 5% thì làm lại.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Sau khi đã tính được các yếu tố cấu thành năng suất cần thiết, tính theo công thức: NSLT= Số bông/khóm x số khóm/m2 x số hạt chắc/bông x tỷ lệ hạt chắc x khối lượng 1000 hạt x 10-4 (tạ/ha).
- Năng suất sinh vật học (NSSVH) phơi khô rơm, rạ kể cả rễ cân cùng khối lượng hạt khô
- Hệ số kinh tế
HSKT = Năng suất kinh tế
Năng suất sinh vật học
- Năng suất thực thu: Thu hoạch toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, tuốt hạt, phơi khô, loại bỏ lép lửng, hạt lửng, tính năng suất hạt (độ ẩm 13%).
* Chỉ tiêu phẩm chất gạo (Khối lượng thóc đáng giá: 1kg) - Tỷ lệ gạo lật :
Khối lượng gạo lật
Tỷ lệ gạo lật (%) = --- x 100 Khối lượng thóc
- Tỷ lệ gạo xát:
Khối lượng gạo xát
Tỷ lệ gạo xát (%) = --- x 100 Khối lượng thóc
- Độ bạc bụng: Cắt ngang 20 hạt gạo quan sát tính theo thang điểm của IRRI + Điểm 0: Không bạc bụng
+ Điểm 1 : Mức độ bạc bụng < 10 % + Điểm 5: Mức độ bạc bụng 11-20% + Điểm 9: Mức độ bạc bụng > 20%
- Hiệu quả kinh tế tập trung xác định các chỉ tiêu: + Thu nhập thuần = Tổng thu nhập- Tổng chi + Hiệu quả 1 đồng chi phí = Tổng thu/Tổng chi phí Trong đó: Tổng thu nhập/ha = Sản lượng x giá bán Tổng chi phí/ha: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu