Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ khác nhau đến động thái đẻ nhánh của giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu LUAN VAN IN (Trang 45 - 48)

đẻ nhánh của giống lúa tham gia thí nghiệm

Số nhánh lúa có quan hệ chặt chẽ với năng suất lúa sau này. Mật độ ném mạ và khả năng đẻ nhánh của cây lúa quyết định số bông/m2 do đó quyết định năng suất của quần thể ruộng lúa. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhánh lúa đẻ ra đều có khả năng cho bông mà chỉ có những nhánh có đủ điều kiện (thời gian tích luỹ, số lá/cây…) mới có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh hữu hiệu; còn những nhánh sinh ra muộn không đủ thời gian tích luỹ vật chất, không đủ số lá/nhánh thì các nhánh

này sẽ dần bị thui chột và không có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh vô hiệu. Những nhánh vô hiệu này đã xuất hiện và tồn tại chúng sẽ tiêu tốn một lượng dinh dưỡng nhất định, cạnh tranh ánh sáng, dễ hình thành sâu bệnh…. Do vậy trong thâm canh lúa cần hạn chế những nhánh vô hiệu này.

Những nhánh hữu hiệu là những nhánh xuất hiện sớm và đạt được khoảng 70% số lá của nhánh mẹ là có khả năng cho bông. Khi cây lúa có 4 lá thật là đã có khả năng đẻ nhánh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung để đạt được số nhánh hữu hiệu tối ưu trên một đơn vị diện tích tạo tiền đề cho năng suất cao.

Năng suất ruộng lúa là năng suất quần thể vì vậy cần điều chỉnh quần thể có cấu trúc phù hợp đảm bảo được số hạt trên bông đồng thời đảm bảo được số bông trên m2 ở mức độ tối ưu cho từng giống trên từng chân đất. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất di truyền của giống, mật độ cấy, tuổi mạ, dinh dưỡng, nước…. Trong đó yếu tố dinh dưỡng đạm và mật độ có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhánh của cây lúa

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ ném mạ và liều lượng phân đạm đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa khang dân 18 ở bảng 3.3, cho chúng ta thấy: Trong các giai đoạn 2 tuần sau ném nhìn chung số nhánh của cây tăng như nhau qua các công thức thí nghiệm không có sự biến động nhiều. Do trong giai đoạn này cây lúa mới bén rễ hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh, nguồn dinh dưỡng cây huy động được nhiều và chưa có sự khác nhau nhiều giữa các công thức. Giai đoạn này các bộ phận của cây luá còn ít chúng chưa cần nhiều dinh dưỡng và chúng có khả năng huy động mọi nguồn dinh dưỡng có trong đất (phân bón lót, từ dinh dưỡng dễ tiêu trong đất…) nên chúng vẫn có thể đẻ nhánh ở giai đoạn đầu do đó số lượng nhánh của các công thức chưa dao động nhiều nhưng cũng đã nhận thấy sự khác nhau số nhánh của các công thức có bón phân và mật độ thưa thì nhiều hơn hơn các công thức không bón hoặc bón ít và mật độ dày.

Qua bảng 3.3 cho thấy động thái đẻ nhánh trong điều kiện vụ xuân do thời tiết không thuận lợi nên giai đoạn sau cấy 2 tuần cây lúa mới bén rễ hồi xanh nên số nhánh tăng chậm, sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm ở các mật độ khác nhau ở mức có ý nghĩa, Mật độ thưa cây đẻ nhánh nhiều hơn mật độ dày. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 cây lúa đẻ nhánh mạnh ở tất cả các công thức và số nhánh đạt cao nhất ở giai

đoạn này. Số nhánh trung bình ở giai đoạn 8 tuần sau cây cao nhất ở công thức M1N3(11.62 nhánh/khóm), thấp nhất ở công thức M3N1( 8.73 nhánh/khóm).

Số nhánh tiếp tục tăng ở tuần tiếp theo cho đến tuần thứ 8, sau đó giảm dần và ổn định vào cuối thời kỳ sinh trưởng. Ở tuần thứ 8 số nhánh trung bình của công thức ném ở mật độ M1 là 11.7 nhánh/khóm, số nhánh trung bình ở công thức mật M2 là 10.38 nhánh/khómn và số nhành trung bình ở công thực mật độ M3 là 8.91 nhánh/khóm.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ khác nhau đến động thái đẻ nhánh của giống lúa tham gia thí nghiệm

Đơn vị tính : Nhánh/khóm CT Tuần sau ném 2 TSN 4 TSN 6 TSN 8 TSN 10 TSN VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM M1 N1 4.20 5.53 5.30 9.17 9.47 11.20 10.6 11.9 10.33 10.87 N2 4.33 5.73 5.53 9.27 9.60 11.30 11.27 12.00 10.47 11.70 N3 4.53 6.1 5.77 9.53 9.73 12.47 11.63 13.33 11.57 12.60 TB 4.35 5.79 5.53 9.32 9.60 11.66 11.17 12.41 10.79 11.72 M2 N1 3.73 5.33 4.73 8.87 9.07 10.17 9.83 10.87 9.93 10.47 N2 3.80 5.40 4.8 8.77 9.20 11.07 10.53 11.77 10.43 11.27 N3 3.97 5.63 4.87 8.7 9.43 11.67 10.77 12.37 10.63 11.87 TB 3.83 5.45 4.80 8.78 9.23 10.97 10.38 11.67 10.3 11.2 M3 N1 3.27 4.37 4.33 8.30 8.60 9.10 8.73 9.80 7.17 9.50 N2 3.33 4.60 4.43 8.40 8.73 9.73 8.9 10.43 7.53 10.13 N3 3.50 4.93 4.47 8.20 8.97 9.70 9.1 10.40 7.13 10.10 TB 3.37 4.63 4.41 8.3 8.77 9.51 8.91 10.21 7.28 9.91 LSD0.05 (MĐ) 0.59 0.811 0.77 0.97 1.30 1.470 1.08 1.43 1.74 1.63 LSD0.05 (N) 0.34 0.47 0.45 0.56 0.75 0.85 0.63 0.83 1.00 0.94 LSD0.05 (N & MĐ) 0.59 0.811 0.77 0.97 1.30 1.47 1.08 1.43 1.74 1.63 Cv (%) 8.60 8.60 8.80 6.20 7.90 7.70 6.00 7.00 10.30 8.30

Ghi chú: CT: Công thức, VX: Vụ xuân, VM: vụ mùa, TB: Trung bình, M1: Mật độ 18 khay/sao, M2:

Mật độ 24 khay/sào, M3: Mật độ 32 khay/sào, N1: 60 kg N/ha, N2: 90 kg N/ha, N3: 120 kg N/ha

Trong vụ mùa điều kiện thời tiết thích hợp nên cây lúa tăng trưởng số nhánh rất nhanh. Động thái đẻ nhánh các công thức thí nghiệm khác nhau ở mức có ý nghĩa. Sau khi cấy số nhánh tăng từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 số nhánh đạt cao nhất, sau đó giảm dần ở các tuần tiếp theo. Các tuần tiếp theo động thái đẻ nhánh tăng đến tuần thứ 6,

sau đó giảm dần đến và ổn định đến tuần thứ 8. Ở các công thức thí nghiệm số nhánh ở liều lượng đạm M3N1 có số nhánh trung bình thấp nhất (9.8 nhánh/khóm), công thức có số nhánh cao nhất ở liều lượng đạm M1N3 (13.33 nhánh/khóm) điều đó chứng tỏ khi lượng đạm tăng làm tăng số nhánh của giống khang dân 18.

Như vậy, qua kết quả của vụ Xuân và vụ Mùa cho thấy khi tăng liều lượng đạm thì số làm tăng khả năng đẻ nhánh của cây lúa, mức phân đạm bón càng cao thì số nhánh càng nhiều, khi mật độ giảm thì cây lúa đẻ nhánh mạnh hơn. Khi số nhánh/khóm tăng đồng thời cũng tăng số nhánh hữu hiệu/khóm.

Một phần của tài liệu LUAN VAN IN (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w