của giống lúa khang dân 18
của giống lúa khang dân 18
Lá lúa là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp lên chất hữu cơ giúp cho các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tạo ra năng suất hạt. Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng, phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển của cây lúa ở các giai đoạn khác nhau, chỉ tiêu này có ý nghĩa quyết định đến diện tích quang hợp của quần thể ruộng lúa. Do đó, việc tăng hay giảm diện tích lá (LAI) tác động trực tiếp đến khả năng tích luỹ vật chất và năng suất thu hoạch của ruộng lúa. Chỉ tiêu này thay đổi tuỳ theo từng giống, lượng phân đạm bón và mật độ ném mạ, ở một mức nào đó khi chỉ số diện tích lá tăng lên thì cường độ quang hợp cũng sẽ tăng lên, nhưng đến một giới hạn nhất định thì cường độ quang hợp sẽ bắt đầu giảm do các lá che khuất lẫn nhau, không có khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những lá phía dưới sẽ tiêu hao vật chất làm giảm quá trình tích luỹ vật chất và do đó chúng làm giảm năng suất quần thể ruộng lúa, chính vì vậy cần phải tìm hiểu và điều chỉnh sao cho chỉ số diện tích lá phù hợp.
Để điều chỉnh được chỉ số diện tích lá có thể thông qua mật độ ném mạ và liều lượng phân đạm bón, điều chỉnh sao cho chỉ số diện tích lá tối ưu ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp đạt tối đa và tạo tành các chất hữu cơ.
Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá ở các mật độ và mức phân đạm bón khác nhau của giống lúa khang dân 18 qua các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4.