một số loại sâu hại trên giống lúa tham gia thí nghiệm
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng thóc gạo, dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh tế hoặc có thể mất trắng nếu không được phòng trừ kịp thời.Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa có rất nhiều các loại sâu, bệnh hại. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa là do bản chất di truyền của giống: do đặc tính sinh lý, sinh hoá, hình thái cây quy định hoặc cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh: thời tiết khí hậu và cũng có thể do ảnh hưởng của chế độ canh tác: mật độ, phân bón, nước tưới…Việc bón phân cân
đối và đầy đủ góp phần tăng sức chống chịu của cây, giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh hạn chế sâu bệnh phá hại.
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ đến mức độ gây hại của một số loại sâu hại trên giống lúa tham gia thí nghiệm
CT Bệnh khô vằnVX VM Bệnh đạo ônVX VM Sâu cuốn láVX VM Sâu đục thânVX VM Rầy nâuVX VM
M1 N1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 N2 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 N3 1 3 3 1 1 3 1 1 0 1 M2 N1 1 3 1 1 0 0 0 1 0 1 N2 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 N3 3 1 3 1 1 3 1 1 0 1 M3 N1 1 1 3 3 1 1 1 1 0 1 N2 3 1-3 3 3 1 0 1 3 0 1 N3 3 1-3 3 5 1 3 3 3 0 3
Ghi chú: CT: Công thức, TS: Sinh trưởng, VX: Vụ xuân, VM: vụ mùa, HH: Hữu hiệu, TB: Trung bình,
M1: Mật độ 18 khay/sao, M2: Mật độ 24 khay/sào, M3: Mật độ 32 khay/sào, N1: 60 kg N/ha, N2: 90 kg
N/ha, N3: 120 kg N/ha, Sâu cuốn lá, sâu đục thân điều tra ở thời kỳ đẻ nhánh; Bệnh đạo ôn điều tra ở
thời kỳ trỗ; Bệnh khô vằn điều tra ở thời kỳ làm đòng; Rầy nâu điều tra ở thời kỳ trỗ- chín sáp
Bệnh khô xuất hiện và gây hại cả trong hai vụ, tuy nhiên trong vụ Xuân tỷ lệ bị hại nhẹ hơn so với vụ Mùa, bệnh chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn từ trỗ bông – chín hoàn toàn, mức độ gây hại nhẹ. Công thức bị nhiễm nhiều nhất là ở công thức M3N3 (mức độ nhiễm từ 1 – 3).
Bệnh đạo ôn gây hại đáng kể đến năng suất, theo dõi trên đồng ruộng ở cả hai vụ cho thấy vụ Xuân tỷ lệ bệnh nhiễm cao hơn so với vụ Mùa, xuất hiện ở hầu hết các công thức, bệnh chủ yếu từ lúa đẻ nhánh rộ - kết thúc đẻ nhánh và đây là giai đoạn bệnh đạo ôn hại lá, mức độ gây hại nặng nhất là ở các công thức bón nhiều đạm với mật độ dày, mức độ nhiễm bệnh 1 – 5 điểm ở vụ Xuân, 1- 3 điểm ở vụ Mùa.
Sâu cuốn lá gây hại đáng kể đến năng suất, chúng gây hại từ thời kỳ đẻ nhánh đến khi lúa trỗ. Vụ Xuân mức độ gây hại nhẹ, đánh giá 1 điểm, vụ Mùa từ 1 – 3 điểm, sâu cuối lá gây hại nặng nhất ở công thức M3N3 (1-3 điểm).
Sâu đục thân gây hại ở cả hai vụ , chúng xuất hiện và gây hại từ lúc lúa trỗ đến chín sữa. Kết quả theo dõi ở cả hai vụ mức độ gây hại 1 – 3 điểm, nhìn chung trên
cùng một mật độ liều lượng đạm 120 Kg N/ha tỷ lệ bị hại cao hơn so với nền đạm 90 Kg N/ha và 60 Kg N/ha, vụ Mùa tỷ lệ bị hại cao hơn so với ở vụ Xuân.
Rầy nâu tập trung gây hại ở phần thân lúa, rầy nâu chủ yếu xuất hiện vào vụ Mùa ít xuất hiện ở vụ Xuân. Tăng mật độ ném mạ là cho tỷ lệ nhiệu rầu nâu tăng, ở vụ mùa gây hại với mức độ 1-3 điểm. Liệu lượng đạm tăng cũng làm cho tỷ lệ nhiễu rầy nâu tăng, gây hại cao nhất ở liều lượng đạm M3N3.
Như vậy, có thế kết luận rằng mức độ phân đạm bón càng cao, mật độ ném mạ tăng thì tạo ra quần thể ruộng lúa rậm rạp, không thông thoáng, ẩm độ đồng ruộng cao tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển mạnh và ngược lại, mật độ cấy thưa, mức đạm bón thấp cây lúa kém phát triển, cấu trúc quần thể ruộng lúa thông thoáng hơn nên ít phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại hơn.