Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ mạ ném đến thời gian sinh trưởng của giống lúa khang dân

Một phần của tài liệu LUAN VAN IN (Trang 41 - 43)

phát triển của giống lúa khang dân 18

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ mạ ném đến thời gian sinh trưởngcủa giống lúa khang dân 18 của giống lúa khang dân 18

Thời gian sinh trưởng phát triển liên quan nhiều đến các yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, phân bón, mật độ gieo cấy.v.v… Trong đó yếu tố phân bón và mật độ ném mạ có tác động đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Liều lượng phân đạm bón hợp lý giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nhưng nếu bón thiếu hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng xấu đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mật độ ném mạ cũng ảnh hưởng đến khả năng, tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây lúa do đó nó cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh trường và phát triển. Nếu cấy quá dày sẽ làm hạn chế khả năng sinh trưởng của cây lúa thời gian sinh trưởng có thể rút ngắn ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Chu kỳ sống của cây lúa gồm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng kéo dài từ khi cây lúa nẩy mầm cho đến khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực là từ lúc bắt đầu phân hoá đòng cho đến khi cây lúa chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng sinh thực ít thay đổi, còn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi nhiều hơn tuỳ theo giống lúa, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh tác động …

Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bố trí mùa vụ, cơ cấu luân canh, tác động các biện pháp kỹ thuật đúng thời điển để nâng cao được năng suất lúa. Tuy thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào giống lúa và mùa vụ nhưng cũng phụ thuộc cả vào yếu tố kỹ thuật, đặc biệt là yếu tố phân đạm và mật độ

Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của giống khang dân 18 nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nền đạm khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới thời gian sinh trưởng của giống khang dân 18 trong cả hai vụ. Tuy nhiên tăng lượng đạm thì thời gian sinh trưởng kéo dài hơn từ 1 – 3 ngày. Bên cạnh đó ảnh hưởng các loại mật độ khác nhau cũng làm cho thời gian sinh trưởng ở các công thức thí nghiệm khác nhau. Ở vụ Xuân công thức M3 trên nền đạm đạm N3 có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn các công thức khác và hơn nền đạm N1, N2. Tương tự vụ Mùa Công thức M3 trên nền đạm N3 có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn các công thức khác và hơn nền đạm N1, N2. Trong vụ Xuân thời gian sinh trưởng dài hơn vụ Mùa điều đó có thể giải thích là do trong vụ xuân do gặp điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp ở giai đoạn bén rễ hồi xanh kéo dài dẫn đến thời gian sinh trưởng dài hơn. Trên nền đạm N3 do có lượng đạm nhiều hơn nên có thời gian sinh trưởng dài hơn so với nền đạm N1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống lúa tham gia thí nghiệm

Đơn vị: Ngày CT Gieo- Ném Ném – Đẻ nhánh HH Đẻ nhánh HH - Trỗ Trỗ - Chín Tổng thời gian ST VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM M1 N1 24 20 37.3 33.7 34.3 37.0 27.0 26.0 122.6 116.7 N2 24 20 37.7 33.7 34.7 37.0 27.0 26.7 123.4 117.4 N3 24 20 38.0 33.0 34.0 37.7 27.7 26.7 123.7 117.4 TB 24 20 37.7 33.5 34.3 37.2 27.2 26.5 123.2 117.2 M2 N1 24 20 37.0 33.7 33.7 37.7 28.0 26.0 122.7 117.4 N2 24 20 37.0 33.7 34.0 38.0 28.3 27.0 123.3 118.7 N3 24 20 36.7 33.3 34.3 38.0 28.7 27.0 123.7 118.3 TB 24 20 36.9 33.6 34.0 37.9 28.3 26.7 123.2 118.1 M3 N1 24 20 36.0 35.0 34.0 37.0 28.7 26.3 122.7 118.3 N2 24 20 36.0 34.7 34.0 37.0 29.0 27.0 123.0 118.7 N3 24 20 36.7 34.7 35.3 38.0 29.0 26.7 125.0 119.4 TB 24 20 36.2 34.8 34.4 37.3 28.9 26.7 123.6 118.8

Ghi chú: CT: Công thức, TS: Sinh trưởng, VX: Vụ xuân, VM: vụ mùa, HH: Hữu hiệu, TB: Trung bình,

M1: Mật độ 18 khay/sao, M2: Mật độ 24 khay/sào, M3: Mật độ 32 khay/sào, N1: 60 kg N/ha, N2: 90 kg

Một phần của tài liệu LUAN VAN IN (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w