Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ đến năng suất và các yếu tố cấu thành săng suất của giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu LUAN VAN IN (Trang 57 - 62)

tố cấu thành săng suất của giống lúa tham gia thí nghiệm

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu của cấy lúa. Năng suất của quần thể ruộng lúa phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông /m2, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng nghìn hạt.

Các yếu tố cấu thành năng suất được hình thành trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Mỗi yếu tố cấu thành năng suất được xác định ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Số bông /m2 phụ thuộc vào mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của cấy lúa, số hạt trên bông được quyết đinh vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hưởng nhiều ở giai đoạn trước và sau trỗ. Tuy nhiên các yếu tố cấu thàng năng suất cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu số bông /m2 thấp thì số hạt trên bông tăng và trọng lượng 1000, tỷ lệ hạt chắc cũng tăng đến một giới hạn nhất định và ngược lại nếu số bông /m2 tăng thì bông sẽ bé và khi đó thì số hạt/ bông sẽ giảm.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tác động như: điều kiện thời tiết khí hậu, biện pháp kỹ thuật canh tác, bản chất di truyền của giống, phân bón, mật độ ném mạ,… trong đó liều lượng phân đạm và mật độ ném mạ là những yếu tố chính tác động đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả của sự tác động đó lên giống lúa khang dân 18 được thể hiện ở bảng 3.9a và bảng 3.9b

Bảng 3.9a Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ đến năng suất và các yếu tố cấu thành săng suất của giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân

CT Số bông/khóm Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) KL 1000 hạt NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) VX VX VX VX VX VX VX M1 N1 7.93 198.33 163.9 87.7 19.7 55.59 53.7 N2 8.27 206.67 167.2 88.0 22.47 67.94 58.5 N3 8.93 223.33 170.4 88.5 21.17 71.07 62.2 TB 8.38 209.44 167.17 88.07 21.11 64.87 58.13 M2 N1 6.67 233.33 162.0 86.4 21.27 70.03 65.7 N2 7.4 259.0 170.0 88.2 21.57 83.5 73.7 N3 7.93 277.67 171.1 89.0 20.2 85.17 74.5 TB 7.33 256.67 167.7 87.87 21.01 79.57 71.3 M3 N1 5.57 250.5 155.9 81.6 20.57 65.33 60.7 N2 5.97 268.5 163.5 85.6 20.37 76.68 64.4 N3 6.07 273.0 162.5 83.6 20.37 75.77 65.8 TB 5.87 264 160.63 83.6 20.44 72.59 63.63 LSD0.05 (MĐ) 1.21 35.70 10.64 4.42 0.78 10.92 8.67 LSD0.05 (N) 0.7 20.03 6.14 2.55 0.45 6.31 5.00 LSD0.05 (N & MĐ) 1.21 34.70 10.64 4.42 0.78 10.92 8.67 Cv (%) 9.5 8.0 3.6 2.9 2.1 8.5 7.6

Ghi chú CT: Công thức, TS: Sinh trưởng, VX: Vụ xuân, VM: vụ mùa, TB: Trung bình, M1: Mật độ 18

khay/sao, M2: Mật độ 24 khay/sào, M3: Mật độ 32 khay/sào, N1: 60 kg N/ha, N2: 90 kg N/ha, N3: 120

kg N/ha, KT: Khối lượng, NSLT: năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực thu

- Số bông / khóm: Trong các yếu tố cấu thành năng suất chỉ tiêu số bông/ khóm là chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến năng suất của quần thể ruộng lúa. Số liệu bảng 3.9 cho thấy số bông/khóm của giống khang dân 18 trong vụ Xuân và vụ Mùa có sự chênh lệch khá rõ rệt về số bông/khóm giữa các công thức thí nghiệm, vụ Xuân có số bông/khóm cao hơn vụ Mùa biến động từ: 5.20 – 8.93 bông/khóm, vụ Mùa biến đông từ: 4.47 – 7.78 bông/khóm.

Ở vụ Xuân xét về giá trị trung bình ở các công thức mật độ và liều lượng đạm khác nhau cho số bông/khóm khác nhau ở mức có ý nghĩa. Cao nhất công thức M1N3 (8.93 bông/khóm), Thấp nhất là công thức M3N1 (5.20 bông/khóm).

Ở vụ Mùa cũng giống như vụ Xuân, sự chênh lệch về số bông/khóm của các công thức khác nhau ở mức có ý nghĩa. Số bông/khóm trung bình cao nhất ở công thức M1N2 (7.78 bông/khóm), thấp nhất là công thức M3M1 (5.20 bông/khóm).

Bảng 3.9b Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ ném mạ đến năng suất và các yếu tố cấu thành săng suất của giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Mùa

CT Số bông/khóm Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) KL 1000 hạt NSLT (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) VM VM VM VM VM VM VM M1 N1 7.76 194.08 161.90 87.50 20.20 56.12 50.10 N2 7.78 194.50 168.60 87.70 21.40 62.42 55.60 N3 7.70 192.42 171.30 89.40 21.50 63.84 60.80 TB 7.75 193.67 167.27 88.20 21.03 60.79 55.50 M2 N1 6.07 212.45 161.90 88.00 20.50 62.26 61.00 N2 7.00 245.00 168.50 89.00 21.60 80.18 70.10 N3 7.30 255.50 169.10 89.30 21.00 82.11 71.30 TB 6.79 237.65 166.50 88.77 21.03 74.85 67.47 M3 N1 5.30 201.15 154.90 82.20 20.50 63.18 60.10 N2 5.90 205.35 160.50 85.50 20.40 74.91 63.30 N3 6.04 211.65 159.60 82.20 20.30 73.15 64.90 TB 5.75 206.05 158.33 83.30 20.40 70.41 62.77 LSD0.05 (MĐ) 1.00 24.49 7.97 5.63 1.04 10.52 9.2 LSD0.05 (N) 0.58 14.14 4.6 3.26 0.6 6.07 5.31 LSD0.05 (N& MĐ) 1.00 24.49 7.97 5.63 1.04 10.52 9.2 Cv (%) 8.3 6.5 2.7 3.7 2.8 8.6 8.4

Ghi chú CT: Công thức, TS: Sinh trưởng, VX: Vụ xuân, VM: vụ mùa, HH: Hữu hiệu, TB: Trung bình,

M1: Mật độ 18 khay/sao, M2: Mật độ 24 khay/sào, M3: Mật độ 32 khay/sào, N1: 60 kg N/ha, N2: 90 kg

N/ha, N3: 120 kg N/ha, KT: Khối lượng, NSLT: năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực thu

Từ số bông/khóm ta có thể suy ra số bông/m2, qua bảng số liệu ta thấy số bông/khóm ở vụ Xuân dao động từ 198.33 bông/khóm đến 277.67 bông/m2, của công thức M2N2 là lớn nhất đạt (277.67 bông/m2), thấp nhất là công thức M1N1 (198.33 bông/m2). Ở vụ Mùa số bông/m2 dao động từ 194.08 bông/m2 đến 255.5 bông/2, thấp nhất là công thức M1N1 (194.08 bông/m2), cao nhất là công thức (255.5 bông/m2). Như vậy ở mật độ khác nhau thì cho chỉ số bông/m2 khác nhau và chỉ số bông/m2 khác nhau, liều lượng đạm tăng làm tăng số bông/m2 và số bông/m2) ở mức có ý nghĩa.

Như vậy, qua phân tích các số liệu bảng 3.9a và 3.9 b cho thấy rằng các công thức mật độ mạ ném và liều lượng đạm khác nhau ở cả vụ Xuân và vụ Mùa có ảnh hưởng đến số bông/khóm và số bông/m2 của giống khang dân 18 ở mức có ý nghĩa.

Số hạt/ bông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện thời tiết khí hậu, mật độ, nước tưới, dinh dưỡng…liên quan mật thiết đến quá trinh sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Số hạt/bông phụ thuộc vào khả năng phân hoá hoa lúa trên bông, yếu tố này phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nếu nhánh được sinh ra sớm đủ thời gian tích luỹ dinh dưỡng, có đủ số lá cần thiết (gần bằng số lá vốn có của giống), và đặc biệt là được bón đầy đủ dinh dưỡng khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng (bón đón đòng ở bước phân hoá 1 - 3 của cây lúa) thì sẽ làm tăng số hoa/bông, giảm số hoa thoái hoá và kết quả cuối cùng là cho số hạt trên bông nhiều.

Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 3.9a cho thấy, số hạt trên bông vụ Xuân dao động trong khoảng từ 155.9 hạt/ bông (ở công thức M3N1) đến 171.1 hạt/bông (ở công thức M1N3). Ở vụ Mùa, số hạt/bông thấp hơn số hạt/bông vụ Xuân, biến động từ: 154.8 -171.3 hạt/bông , thấp nhất ở công thức M3N1 (154.8 hạt/bông), cao nhất là ở M1N3 (171.3 hạt/bông). Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng số hạt trên bông tăng khi tăng liều lượng phân đạm và giảm mật độ, ngược lại nếu tăng mật độ và giảm liều lượng phân đạm thì số hạt trên bông sẽ giảm, do có sự cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng.

- Tỷ lệ hạt chắc/bông: đây là chỉ tiêu rất quan trọng nếu tỷ lệ hạt chắc/bông cao sẽ cho năng suất quần thể cao. Số hạt chắc/bông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết lúc trỗ bông, liều lượng phân đạm, tình hình sâu bệnh…Qua kết quả thí nghiệm cho thấy ở điều kiện vụ Mùa tỷ lệ hạt chắc/bông thấp hơn vụ Xuân. Ở vụ Xuân tỷ lệ hạt chắc/bông biến động từ: 81.6 – 87.7 %. Mật độ 18 khay/sào, liều lượng đạm 90 Kg N/ha, 120 Kg N/ha tỷ lệ hạt chắc/bông cao nhất lần lượt là 88.2% và 89.0%, thấp nhất là công thức M3N1 (81.6%).

Kết quả ở vụ Mùa cho thấy tỷ lệ hạt chắc/bông dao động từ: 82.0 – 89.4%, mật độ 32 khay/sào, liều lượng đạm bón 60 Kg N/ha, 120 Kg N/ha tỷ lệ hạt chắc/bông là thấp nhất (82.0%).

Như vậy, mật độ ném mạ và liều lượng đạm có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc/bông, số hạt chắc/bông phụ thuộc vào mật độ cấy và liều lượng đạm bón, số hạt chắc/bông có xu hướng giảm khi tăng mật độ cấy, số bông/m2 càng nhiều thì số hạt

chắc/bông càng giảm, tuy nhiên khi tăng liều lượng phân đạm thì số hạt chắc/bông sẽ tăng, nhưng nếu tăng quá cao thì số hạt chắc trên bông lại giảm.

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của mỗi giống. Tuy nhiên khối lượng 1000 hạt có thể thay đổi khi điều kiện dinh dưỡng và điều kiện sinh thái thay đổi. Số liệu bảng 3.9 cho thấy, có sự chênh lệch khối lượng 1000 hạt giữa các công thức thí nghiệm ở cả hai vụ, khối lượng trung bình 1000 hạt của vụ Mùa và Xuân không có dao động nhiều, vụ Xuân biến động từ: 19.7 – 21.57 gam, vụ Mùa biến động từ: 20.2 – 21.6gam.

Năng suất lý thuyết: Là tiềm năng cho năng suất của một giống lúa, khi biết được chỉ số của các yếu tố cấu thành năng suất thì có thể tính được năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết của giống khang dân 18 ở vụ Xuân dao động từ: 55.59 – 85.17 tạ/ha. M2, liều lượng đạm N2, N3 năng suất lý thuyết cao nhất lần lượt là 83.5 tạ/ha, 85.17 tạ/ha, thấp nhất là công thức mật độ ném mạ 18 khay/sào, liều lượng đạm 60 Kg N/ha (55.59 tạ/ha).

Năng suất lý thuyết ở vụ Mùa dao động từ: 56.12 tạ/ha – 82.11 tạ/ha, năng suất lý thuyết cao nhất là ở công thức M2N3 (82.11 tạ/ha), thấp nhất là công thức M1N1 (56.63 tạ/ha).

Như vậy, qua bảng 3.9a và 3.9b ta thấy cùng mật độ khi tăng liều lượng phân đạm thì năng suất lý thuyết tăng ở công thức mật độ N1, N2 tuy nhiên đến một ngưỡng nào đó khi năng liều lượng đạm thì tăng sau đó lại giảm ở công thức N3.

Năng suất thực thu là một yếu tố tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, Năng suất lý thuyết mới chỉ phản ánh được tiềm năng năng suất mà chưa phản ánh hết mối quan hệ tổng hoà của các yếu tố cấu thành năng suất quần thể ruộng lúa. Đánh giá năng suất thực thu mới thấy rõ được mối tác động tổng hợp của các yếu tố lên quá trình hình thành năng suất ruộng lúa . Năng suất thực thu là yếu tố quan trọng để lựa chọn liều lượng phân đạm và mật độ cấy phù hợp cho mỗi giống trên những chân đất xác định. Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá vai trò của cá biện pháp kỹ thuật tác động.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ném mạ và liều lượng đạm đến năng suất thực thu của giống lúa khang dân 18 vụ Xuân được thể hiện cụ thể ở bảng 3.9a Năng suất thực thu của giống khang dân 18 ở thí nghiệm vụ Xuân đạt từ 53.7 – 74.5 tạ/ha. Năng suất thực thu giữa các công thức mật độ có sự chênh lệch khá lớn. Trung

bình các công thức mật độ M2 có năng suất thực thu cao nhất (71.3 tạ/ha) , thấp nhất là công thức mật M1 đạt (58.13 tạ/ha), khi tăng liều lượng đạm ở các công thức thì năng suất thực thu tăng, công thức M2N3 có năng suất cao nhất đạt 74.5 tạ/ha, công thức M1N1 có năng suất thấp nhất đạt 53.7 tạ/ha .

Năng suất thực thu ở vụ Mùa được thể hiện qua bảng 3.9 b, năng suât vụ mùa đạt từ 50.1-71.3 tạ/ha, cao nhất là công thưc M2N3 đạt 71.3 tạ/ha, thấp nhất là công thức M1N1 đạt 50.1 tạ/ha. Tương tự vụ Xuân năng suất vụ Mùa ở mật độ M2 cao nhất đạt trung bình 67.74 tạ.ha, thấp nhất là công thức mật độ M1 đạt 55.5 tạ/ha. Ở cùng mật độ khi tăng liều lượng đạm thì năng suất thực thu tăng theo.

Như vậy, năng suất trung bình ở các công thức qua bảng số liệu 3.9a và 3.9b cho thấy, khi tăng liều lượng phân đạm thì năng suất thực thu tăng ở công thức tăng ở mức có ý nghĩa.

Như vậy, có thể kết luận rằng các mật độ ném mạ và liều lượng đạm có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống khang dân 18, qua kết quả thí nghiệm ở hai vụ có thể đưa ra nhận xét rằng, các loại phân mật độ ném mạ và liều lượng đạm có ảnh hưởng đến số bông/khóm, số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt qua đó ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết.

Một phần của tài liệu LUAN VAN IN (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w