Nghiên cứu về thành phần côn trùng gây hại đậu đỗ bảo quản sau

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI TRÊN ĐẬU ĐỖ NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019 (Trang 27 - 28)

Phần 2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1. Nghiên cứu về thành phần côn trùng gây hại đậu đỗ bảo quản sau

thu hoạch

Đối với đậu đỗ, Bruchidae được xem là họ mọt đậu gây hại nguyên phát quan trọng nhất. Chúng phát sinh và gây hại trên đậu đỗ cả ở giai đoạn trước và sau thu hoạch. Các loại đậu đỗ nếu ko được bảo quản tốt sẽ bị nhóm mọt thuộc họ này gây hại dẫn đến hư hỏng và không thể sử dụng đươc.

Theo Hà Thanh Hương (2004), đã công bố thành phần côn trùng trên gây hại đậu đỗ bảo quản ở Việt Nam có 11 loài, trong đó có 4 loài thuộc họ Bruchidae.

Theo kết quả điều tra thành phần sâu mọt hại trên đậu đỗ bảo quản đã xác định được 4 loài thuộc họ mọt Bruchidae, trong đó có 3 loài từng được ghi nhận trước đây là Acanthoscelides obtectus Say, Callosobruchus chinensis L., C. maculatus và lần đầu tiên phát hiện thấy loài mọt đậu Callosobruchus analis F. (Nguyễn Quý Dương, 2009).

Thành phần côn trùng hại đậu đỗ bảo quản tại Hải Phòng thu thập được 10 loài. Trong đó họ Bruchidae thu thập được 4 loài có độ thường gặp là: Acanthoscelides obtectus Say: 4,07%, C. maculatus: 31,42%, Callosobruchus chinensis Linnaeus: 20,16%. Trong 4 loài thuộc họ Bruchidae thì loài mọt đậu C. maculatus có mức độ phổ biến nhất hại chủ yếu trên đậu đen, đậu xanh, đậu đũa, đậu lăng (Nguyễn Tiến Hưng, 2009).

Theo Nguyễn Lâm Giang (2009) đã nghiên cứu thành phần côn trùng hại đỗ xanh và đỗ tương tại các kho bảo quản sau nhập khẩu ở Lạng Sơn năm 2009. Kết quả cho thấy có sự xuất hiện của 12 loài thuộc 9 họ và 2 bộ đó là bộ cánh cứng và bộ cánh nửa. Tần suất xuất hiện phổ biến nhất đó là mọt đậu đỏ C. maculatus.

Theo Nguyễn Thị Trang (2013) nghiên cứu về thành phần sâu mọt hại đậu đỗ thu thập tại các chợ đầu mối và kho bảo quản tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình từ tháng 7/2012 đến tháng 4/2013 kết quả ghi nhận 16 loài thuộc 9 họ trong 2 bộ Coleoptera và Lepidoptera; trong đó có 15 loài thuộc bộ cánh cứng, chiếm tỷ lệ 93,75% tổng số loài thu được. Trong 16 loài thu thập được, có 7 loài gây hại nguyên phát và 9 loài gây hại thứ phát. Có 3 loài gây hại chủ yếu đối với đậu đỗ đó là: mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say), mọt đậu đỏ (C. maculatus (Fabr.) và mọt đậu xanh (Callosobruchus chinensis (L.). Chúng phát sinh và gây hại trên đậu đỗ cả ở giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tần suất xuất hiện của chúng đạt từ 25% trở nên.

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI TRÊN ĐẬU ĐỖ NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019 (Trang 27 - 28)