Một số biện pháp phòng trừ mọtđậu đỏ C Maculatus

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI TRÊN ĐẬU ĐỖ NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019 (Trang 31 - 33)

Phần 2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.4. Một số biện pháp phòng trừ mọtđậu đỏ C Maculatus

Hiện nay, xông hơi là biện pháp chủ yếu được sử dụng để phòng trừ côn trùng trong kho. Do chúng có ưu điểm như rẻ tiền, hiệu quả cao và ñặc biệt là hầu như không để lại dư lượng trên hàng hoá, cũng như không ảnh hưởng ñến chất lượng hàng hoá xử lý. Ở Việt Nam hiện nay, để xử lý sâu mọt gây hại cho nông sản bảo quản trong kho nói chung và xử lý dịch hại thuộc diện KDTV nói

riêng thuốc hoá học được dùng ñể xông hơi chủ yếu là Phosphine và Methyl Bromide.

Để phòng trừ sâu mọt hại kho nói chung và mọt đậu đỏ nói riêng, bên cạnh một loạt các biện pháp bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất và bảo quản. Biện pháp sử dụng hóa chất để phòng trừ sâu mọt gây hại kho, nó đem lại nhiều mặt tích cực, nhưng cũng xuất hiện nhiều mặt không tích cực đó là giảm chất lượng hàng hóa, gây ô nhiễm hàng hóa và cả môi trường, tác hại nhiều cho người sử dụng. Xông hơi khử trùng là biện pháp rất phổ biến. Hiệu lực của thuốc Phosphine với thời gian xông hơi là 3 ngày thì sau xử lý 10 ngày mới đạt hiệu quả 100%. Hiệu lực của thuốc với thời gian xông hơi 4 ngày chỉ đạt kết quả 100% sau xử lý 7 ngày. Nên áp dụng thời gian xông hơi đối với thuốc Phosphine là 5 ngày khi xử lý dịch hại là côn trùng (Nguyễn Lâm Giang, 2009).

Theo Nguyễn Tiến Hưng (2009), đã tiến hành thử thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ C. maculatus ở điều kiện nhiệt độ 25oC – 30oC. Thời gian khử trùng là 24 giờ và 48 giờ. Tiến hành trong điều kiện kín. Kết quả thu được cho thấy ở thời gian thử nghiệm 24h với lượng thuốc thuốc dùng 1g/m3 tỷ lệ trưởng thành chết đạt 88% và 98,67%, trưởng thành chết khi tăng lượng thuốc dùng lên 2g/m. Ở thời gian 48h thì cả 2 lượng thuốc sử dụng đều cho hiệu quả tiêu diệt trưởng thành đạt tỷ lệ 100%. Tuy nhiên xét về khía cạnh hiệu quả phòng trừ, thời gian và kinh tế thì cụng thức xử lý 1g/m3 /24h cho hiệu quả cao nhất.

Theo Nguyễn Thị Trang (2013), đã tiến hành thí nghiệm sử dụng lá cây khô để phòng trừ mọt đậu đỏ C. maculatus ở điều kiên nhiệt độ là 31,6oC và độ ẩm 78,7%. Kết quả cho thấy hiệu lực phòng trừ mọt của lá xoan đạt 43,08% làm giảm mật độ khả năng tăng trưởng của mọt đậu đỏ, hiệu lực phòng trừ mọt của lá trúc đào là 21,88%. Như vậy cả hai loại lá đều có khả năng ngăn chặn và hạn chế mọt đậu đỏ nhưng sử dụng lá xoan sẽ cho hiệu quả cao hơn. Biện pháp này tuy tiết kiệm kinh tế và không gây độc hại nhưng thời gian diệt trừ lâu.

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI TRÊN ĐẬU ĐỖ NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019 (Trang 31 - 33)