Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của mọtđậu đỏ c Maculatus
4.3.4. Sức đẻ trứng của mọtđậu đỏ C Maculatu sở các mức nhiệt độ khác nhau
vũ hóa ở cả 2 mức nhiệt độ 25 và 27,8 oC, số trứng đẻ tăng dần trong 3 ngày đầu đẻ trứng và đạt cao điểm vào ngày thứ 3 sau khi trưởng thành vũ hóa. Ở nhiệt độ 30oC thì trưởng thành bắt đầu đẻ trứng sau vũ hóa 1-2 ngày số trứng đẻ ở ngày thứ 3 cao nhất đạt trung bình là 14,93 quả/con cái/ngày, ở nhiệt độ 27,8oC là 12,06 quả/cái/ngày và ở 25oC là 9,33 quả/cái/ngày. Từ ngày thứ 5 sau vũ hóa trở đi số lượng trứng đẻ giảm dần và giảm mạnh nhất vào ngày thứ 10 với nhiệt độ 25 oC là 0,67 quả/ngày, 27,8 oC là 0,4 quả/ngày và ở nhiệt độ 30 oC là không có trưởng thànhđẻ trứng . Kết quả này phù hợp với kết quả của Brade & cs. ( 2014) đã xác định nhịp điệu sinh sản của mọt đậu đỏ C. maculatus nuôi trên đậu đũa cho thấy trong 3 ngày đầu từ khi mọt bắt đầu đẻ trứng đã có đến 60% tỷ lệ số lượng trứng được đẻ.
4.3.4. Sức đẻ trứng của mọt đậu đỏ C. maculatus ở các mức nhiệt độ khác nhau khác nhau
Sức đẻ trứng của côn trùng nói chung và mọt đậu đỏ C. maculatus cũng chịu ảnh hưởng bởi điều kiện nhiệt độ môi trường. Sau khi vũ hóa trưởng thành cái mọt đậu đỏ C. maculatus được chúng tôi ghép đôi và tiếp tục theo dõi ở điều kiện nhiệt độ 25oC, 30oC và nhiệt độ phòng 27,8oC về sức sinh sản kết quả cho thấy ở các mức nhiệt độ khác nhau thì mọt đậu đỏ sinh sản khác nhau (bảng 4.8).
Bảng 4.8. Sức đẻ trứng của mọt đậu đỏ C. maculatus ở các mức nhiệt độ khác nhau. khác nhau.
Chỉ tiêu theo dõi
25oC 27,8 oC 30 oC Dao động Trung bình ± SE Dao động Trung bình ± SE Dao động Trung bình ± SE Tổng số trứng đẻ (quả/trưởng thành cái) 18-76 48,93 ± 3,88 a 28-82 54,26 ± 4,42ab 23-85 64,73 ± 4,47b Thời gian đẻ trứng (ngày) 4-11 7,67 ± 0,45 a 5-9 6,73 ± 0,33ab 3-9 6,13 ± 0,38b Số trứng đẻ ngày (quả/ trưởng thành cái/ngày) 1-14 6,35 ± 0,33 a 1-19 7,93 ± 0,41b 1-20 10,59 ± 0,54c
Ghi chú: Trong phạm vi hàng các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa P<0,05; n=30
độ khác nhau, ở nhiệt độ 25oC số trứng đẻ ít nhất đạt là là 48,93 ± 3,88 quả/ trưởng thành cái, ở nhiệt độ 30oC số trứng đẻ cao nhất đạt là 64,73 ± 4,47 quả/trưởng thành cái và 54,26 ± 4,42 quả/trưởng thành cái ở nhiệt độ 27,8oC. Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy có sự sai khác có ý nghĩa P<0,05, ở nhiệt độ 30oC tổng số trứng đẻ cao hơn so với 28,2oC và 25oC.
Thời gian đẻ trứng của mọt đậu đỏ kéo dài trung bình từ 6,13- 7,67 ngày. Thời gian đẻ trứng kéo dài dài nhất khi trưởng thành cái mọt đậu đỏ nuôi ở nhiệt độ 25oC là 7,67 ± 0,45 ngày, ở nhiệt độ 27,8oC là 6,73 ± 0,33 ngày và thời gian đẻ trứng trung bình ngắn nhất khi nuôi ở nhiệt độ 30 oC là 6,13 ± 0,38 ngày. Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy có sự sai khác có ý nghĩa P<0,05 về thời gian đẻ trứng ở nhiệt độ 25 và 30oC, không có sự sai khác về thời gian đẻ trứng ở các nhiệt độ 28,2 và 30 oC.
Số trứng đẻ trung bình trong 1 ngày của 1 trưởng thành cái khi nuôi ở nhiệt độ 25oC dao động từ 1-14 quả, trung bình là 6,35 ± 0,33 quả/cái/ngày. Ở nhiệt độ 28,2 oC thì số trứng đẻ trong 1 ngày dao động từ 1- 19 quả, trung bình là 7,93 ± 0,41 quả/cái/ngày, cao nhất khi nuôi ở nhiệt độ 30oC số trứng đẻ dao động là 1- 20 quả/cái/ngày và trung bình là 10,59 ± 0,54quả/cái/ngày. Ở nhiệt độ 30oC số trứng đẻ trong 1 ngày của 1 trưởng thành cái là cao nhất, có sự sai khác có ý nghĩa với độ tin cậy P<0,05 so với nhiệt độ 25oC và 28,2oC.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Adenekan & cs. (2018) cho biết ở 30oC trưởng thành mọt đậu đỏ đẻ trứng nhiều nhất với số trứng đẻ trung bình là 46,5 quả/ trưởng thành cái. Ở nhiệt độ 10, 20 và 40oC số trứng đẻ lần lượt là 6,3; 10,8 và 39,3 quả/trưởng thành cái.
* Số trứng đẻ trong ngày của trưởng thành mọt đậu đỏ C. maculatus
Để tìm hiểu thêm tập tính đẻ trứng của trưởng thành cái mọt đậu đỏ C. maculatus thường đẻ trứng nhiều vào khoảng thời gian nào trong ngày, chúng tôi theo dõi đếm số trứng được đẻ trong khoảng cách 2 tiếng kết quả được thể hiện ở hình 4.27 và 4.28
Hình 4.27. Số trứng đẻ theo giờ trong ngày của trưởng thành mọt đậu đỏ
C. maculatus
Từ kết quả của hình 4.27 chúng tôi nhận thấy trong thời gian 24h mọt đậu đỏ Calloriciusmaculatus Fabricius có tập tính đẻ trứng rải rác trong ngày. Sau 3 ngày theo dõi, mọt đậu đỏ đẻ trứng ở tất cả các khung thời gian thí nghiệm. Trong đó, khung thời gian buổi tuối từ 18h – 6h số lượng trứng đẻ trung bình là 3,7 ± 0,09 quả/con cái. Các khung thời gian ban ngày cứ khoảng cách 2 giờ chúng tôi kiểm tra thì số trứng đẻ dao động từ 0,66 ± 0,09 quả/ con cái đến 0,76 ± 0,07 quả/con cái. Như vậy tính thời gian ban ngày với tổng số trứng đẻ từ 6h sáng- 18h chiều tổng số trứng đẻ khoảng 4.08. Như vậy, mọt đậu đỏ đẻ trứng vào ban ngày nhiều hơn so với ban đêm và nhiệt độ, ẩm độ, cường độ chiếu sáng trong ngày không ảnh hưởng tới tập tính đẻ trứng của con cái.
4.3.5. Ảnh hưởng sự hiện diên cá thể đực đến thời gian sống, sức đẻ trứng của mọt đậu đỏ C. maculatus
Hoạt động sinh sản của mọt rất phong phú và đa dạng, nó diễn ra sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào từng loài. Có khi chúng giao phối 1 lần hoặc nhiều lần trong suốt quá trình sống. Để tìm hiểu sự hiện diện của cá thể đực ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của mọt đậu đỏ như thế nào chúng tôi đã tiến hành nhân nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của giao phối tới sức sinh sản và thời gian sống của trưởng thành. Thí nghiệm bố trí với 02 công thức: công thức 1 là không có sự hiện diện của con đực và công thức 2 là để trưởng thành đực và cái ở cùng nhau (có sự hiện diện của con đực). Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng sự hiện diện cá thể đực đến thời gian sống, sức sinh sản của mọt đậu đỏ C. maculatus
Chỉ tiêu theo dõi
Có trưởng thành đực Không có trưởng thành đực Dao động Trung bình ± SE Dao động Trung bình ± SE
Thời gian sống của trưởng
thành đực (ngày) 7- 10 9,65 ± 0,29 - -
Thời gian sống của trưởng
thành cái (ngày) 7- 13 10,48 ± 0,27
a 7- 15 11,06 ± 0,37b
Tổng số trứng đẻ (quả/cái) 8- 85 52,82 ± 3,24a 8- 84 49,26 ± 4,0b
Ghi chú:Nhiệt độ trung bình: 28,5oC; Ẩm độ trung bình: 71,4%; Thức ăn: đậu đỏ; phạm vi hàng các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05, n ≥ 30.
Từ kết quả ở bảng 4.9 chúng tôi thấy rằng: trong môi trường không có con đực số trứng đẻ dao động từ 8-84 quả/con cái, số trứng đẻ trung bình là 49,26 ± 4,0 quả/con cái. Bên cạnh đó ở môi trường có sự hiện diện của con đực thì số trứng đẻ dao động từ 9-86 quả/con cái, số trứng đẻ trung bình là 52,82 quả/con cái. Số liệu bảng 4.9 cho thấy thời gian sống của trưởng thành cái trong trường hợp có sự hiện diện của con đực trung bình là 10,48 ngày và ngắn hơn so với môi trường không có sự hiện diện con đực là 11,06 ngày. Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 về tổng số trứng đẻ
trung bình và thời gian sống của trưởng thành cái ở môi trường có trưởng thành đực và không có trưởng thành đực.
4.4. ẢNH HƯỞNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC CỦA MỌT ĐẬU ĐỎ C. maculatus