Phuơng pháp xử lý vào bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI TRÊN ĐẬU ĐỖ NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019 (Trang 34 - 35)

- Xử lý mẫu: Đối với côn trùng trưởng thành: Sau khi xử lý bằng lọ độc KCN, sấy ở nhiệt độ thấp rồi tăng dần nhiệt độ lên để làm khô mẫu (Sấy ở nhiệt độ 30oC đến 40oC trong 2 ngày rồi tăng dần lên 50oC - 60oC trong 7 đến 10 ngày tùy theo kích thước của sâu mọt). Đối với sâu non: để sâu non nhịn đói 1 ngày cho bài tiết sạch bụng sau đó cho vào ống nghiệm luộc bằng nước lã trên đèn cồn không để sôi, khi sâu non duỗi thẳng là đạt yêu cầu.

- Bảo quản mẫu sâu mọt: Lưu giữ sâu mọt ướt: Ngay sau khi thu thập được mẫu sâu mọt trong các lần điều tra, mẫu được lựa chọn và cho vào lọ thuỷ tinh có nắp đậy chứa cồn 700C. Lưu giữ mẫu sâu mọt khô: tủ định ôn, các khay dùng để sấy sâu mọt, các lọ đựng. sau khi sấy, để nguội cho vào lọ nút mài bảo quản nơi khô mát, ghi nhãn gồm: Ký hiệu mẫu, nơi thu thập, vật bị hại, ngày thu mẫu,...

* Phương pháp định loại mẫu côn trùng dựa vào: Tài liệu định loại côn trùng trong kho của: Bùi Công Hiển (1995), Vũ Quốc Trung (1981).

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Tên loài côn trùng gây hại (tên Việt Nam và tên khoa học). - Tính tỉ lệ thành phần loài, độ thường gặp (Mức độ phổ biến)

Tỉ lệ thành phần loài (%) = 100

- Độ thường gặp để đánh giá mức độ phổ biến của từng loài côn trùng theo không gian điều tra

Độ thường gặp (%) = Số điểm điều tra có chứa loài a x 100 Tổng số điểm điều tra

Trong đó: - : Mức độ phổ biến rất ít (Độ thường gặp < 25%) +: Mức độ phổ biến ít (Độ thường gặp >25-50%) ++: Mức độ phổ biến nhiều (Độ thường gặp >50-75%) +++: Mức độ phổ biến rất nhiều (Độ thường gặp > 75%)

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI TRÊN ĐẬU ĐỖ NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU CHI MA, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)