Thực trạng phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY (Trang 34 - 38)

2.2.3.1. Đánh giá thực trạng truyền thông

Bảng 2.2: Đầu tư cho truyền thông

Đơn vị: Tỷ Đồng

Chỉ tiêu Năm 5/2015 Năm 2016 Năm 2017

Quảng cáo sản phẩm 0.205 0,607 1,250 Quan hệ công chúng (PR) 0,105 0,250 0,700 Marketing trực tiếp 0,150 0,400 1,000 Khác 0,0415 0,1506 0,3 Tổng 0,5015 1,4076 3,250

Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu 8,5% 9,2% 10%

(Nguồn: Phòng kế toán)

Từ bảng ta có nhận thấy công ty khá chú trọng đầu tư cho việc truyền thông. Kinh phí dành cho truyền thông lên đến 10% doanh thu của công ty. Nhưng trong đó kinh phí phục vụ cho phát triển thương hiệu chung của công ty chỉ chiếm khoảng gần 20% chi phí truyền thông. Từ đó ta có thể thấy rằng công ty chỉ đang tập trung quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm. Chưa chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu chung VietFuture đến với khách hàng.

Đối tượng mục tiêu:

Như có nhắc qua ở trên, đối tượng mục tiêu của công ty cổ phần đào tạo VietFuture là sản phẩm giáo dục dành cho thanh thiếu niên tuổi từ 10 – 15 tuổi. Khách hàng mua sản phẩm là những phụ huynh có con từ 10 đến 15 tuổi. Khoảng tuổi của phụ huynh từ 33 đến 50 tuổi.

Thông điệp định vị:

Thông điệp định vị mà VietFuture chú trọng trong các hoạt động truyền thông điển hình như khẩu hiệu “chắp cánh tương lai Việt” dùng cho tất cả các sản phẩm khóa học của VietFuture. Với thông điệp này thương hiệu VietFuture muốn góp một phần

sức lực của mình vào sự phát triển tương lai cho thế hệ trẻ của đất nước càng ngày càng đổi mới phát triển hơn nữa và khẩu hiệu “Chắp cánh tương lai Việt” đã nói lên tất cả mong muốn của công ty đối với thế hệ trẻ em Việt Nam.

Mục tiêu truyền thông:

Mục tiêu truyền thông của VietFuture hiện nay khá đa dạng như xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu hay xây dựng hình ảnh sản phẩm. Đối với mỗi chương trình quảng cáo hay khuyến mãi mục tiêu truyền thông có điểm khác biệt nhưng có một mục tiêu chung là xây dựng hình ảnh thương hiệu. Tuy mục tiêu chung chưa rõ ràng thông qua các thông điệp, hình ảnh và các hoạt động nhưng có thể nói các mục tiêu riêng đã đạt được hiệu quả.

Chương trình nói “lời yêu thương và tô đẹp hồ Gươm” là một ví dụ về xây dựng hình ảnh thật đẹp và có tính nhân văn. Với thông điệp trên rõ ràng VietFuture đã dành được tình cảm của khách hàng. Điểm hay là kết hợp được một chương trình thúc đẩy bán hàng với một chương trình từ thực tế mang tính nhân văn và qua đó thể hiện được sự quan tâm đến mọi đối tượng người tiêu dùng. Hình ảnh xây dựng được qua chương trình là một hình ảnh đẹp về một công ty quan tâm đến xây dựng kỹ năng sống, thái độ sống cho trẻ em và luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Quan tâm đến thế hệ trẻ chính là quan tâm đến tương lai của đất nước đã làm sáng tỏ mục tiêu truyền thông ban đầu. Cần có nhiều chương trình truyền thông mang tính PR như chương trình ở trên.

Chiến lược tiếp cận và thông điệp truyền đi.

Việc tiếp cận và xác định thông điệp truyền đi của hoạt động truyền thông tại VietFuture không rõ ràng. Không có nghiên cứu phân tích khách hàng về phương thức tiếp nhận như truyền hình, báo…hay thời gian tiếp cận dẫn đến việc khai thác không hiệu quả các kênh quảng cáo và giảm hiệu quả truyền thông.

Các công cụ truyền thông chủ yếu của công ty đang áp dụng: - Một là quảng cáo và truyền thông ( Advertising & Media ):

Hiện tại công ty chọn truyền thông online là phương tiện chính. Phương tiện truyền thông online mà công ty đang áp dụng đó là: Truyền thông trên web, mạng xã hội, báo chí và truyền hình. Công ty có phòng media chuyên thiết kế, xây dựng các clip quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và được đăng tải truyền thông trên truyền hình, website và các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Zalo...

Như Facebook công ty hiện tại có ba fanpage lớn là: “1001 bí kíp dạy con trưởng thành”, “thiếu niên siêu đẳng”, “Vietfuture” và hai website là: “vietfuture.vn”, “thieuniensieudang.com”. Liên kết quảng cáo với truyền hình VTV3, VTV1, VOV... Về báo chí Vietfure tiến hành liên kết với các trang báo lớn như: “Hoa học trò”, “Báo mới”, “Kênh 14”. Ba fanpage vẫn đang hoạt động thường xuyên và liên tục đăng bài đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu của công ty cũng như sản phẩm đến với người tiêu dùng. Website giới thiệu thông chi tiết các sản phẩm, đánh giá của khách hàng với sản phẩm của Vietfuture cũng như giới thiệu đội ngũ trainer. Truyền hình chia sẻ các cách dạy con lắng nghe, tự giác, học tập, giúp bố mẹ,... Báo chí đưa tin về các sự kiện Team Building mà công ty tổ chức.

- Hai là Marketing trực tiếp:

Công ty đã tổ chức các sự kiện chương trình như: Trung Thu cho em, Ai thông minh nhất, Thiếu niên siêu đẳng,... tại các trường học được liên kết. Tặng các khóa học, học bổng 30%, 50%, 70% cho thành viên đoạt giải tại các chương trình, sự kiện. Các chương trình khuyến mại hè, các dịp lễ đặc biệt,... Chương trình khuyến mãi giảm 500.000 VNĐ cho 100 khách hàng đăng kí mua sản phẩm khóa học đầu tiên... Hay tri ân khách hàng thẻ giảm giá 20% khi đã tham gia khóa học. Vừa quảng bá hình ảnh thương hiệu cũng như xúc tiến bán hàng.

Công ty sử dụng đó là khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm dịch vụ. Liên kết với các trường THCS tổ chức các động ngoại khóa miễn phí, thực hiện các phương pháp giảng dạy của mình cho nhà trường, các bậc phụ huynh thấy được kết quả chất lượng sau những hoạt động ngoại khóa đó. Đây được đánh giá là hình thức tương tác dễ dàng, trực quan nhất trong đó đối tượng khách hàng mục tiêu có cơ hội sử dụng và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, thông qua đó sẽ có những nhận thức, khái niệm cụ thể về thương hiệu, đồng thời đánh giá xem thương hiệu này có giá trị với mình như thế nào.

Nếu để khách hàng tự nhiên tiếp cận sản phẩm hay dịch vụ của công ty thì quá trình này tiêu tốn khá nhiều thời gian, chưa kể trước khi gặp được sản phẩm, dịch vụ của công ty khách hàng đã có được các lựa chọn tốt hơn từ đối thủ. Chính vì vậy, các chiến lược Marketing, truyền thông đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình định vị thương hiệu của VietFuture.

Quan hệ công chúng là một trong những công việc không thể thiếu đối với việc truyền thông thương hiệu đến với khách hàng nói riêng và xã hội nói chung. Chính vì thế công ty thường xuyên tổ chức các chương trình về tình nguyện: Trung thu cho em, Tô đẹp Hồ Gươm... nhằm trao gửi yêu thương, mang hơi ấm tình thương đến các vùng quê khó khăn những mảnh đời bất hạnh. Ngoài ra để nâng cao tinh thần đồng đội, thể hiện tinh thần, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ các sự kiện trại hè thiếu niên đã được tổ chức tại nhiều địa điểm: Công viên Hòa Bình, Hàm Lợn.. hay gần đây nhất là tại xã Tự Do, Lạc Sơn, Hòa Bình. Chính các hoạt động này thể hiện trách nhiệm của công ty đối với xã hội đồng thời nâng cao hình ảnh của công ty. Ngoài các sự kiện liên quan đến xã hội, công ty còn tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm tri ân, tôn vinh khách hàng tiêu biểu, nhận biết và tiếp thu ý kiến của khách hàng với sản phẩm, giúp củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Hình 2.2: Một số trang công ty sử dụng hình thức PR.

2.2.3.2. Đánh giá hoạt động mở rộng và làm mới thương hiệu

Theo hướng công ty đang tiếp cận:

Giúp cha mẹ thay đổi góc nhìn để hiểu được con thông qua việc liên kết giữa những trải nghiệm tuổi dậy thì của bố mẹ và của con.

=> Bố mẹ nhớ lại trước đây mình cũng đã từng có những mong ước như con, cũng muốn được tự do

=> Hiểu được việc con cần bố mẹ với vai trò là người đồng hành trên chuyến phiêu lưu cuộc đời, chứ không phải là 1 chiếc áo giáp không vừa vặn

Công ty đang nghiên cứu thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng dù là các khách hàng khó tính nhất. Đang chú trọng đầu tư xây dựng trường cấp nội trú thiếu niên siêu đẳng.

Vì là một công ty kinh doanh sản phẩm về đào tạo giáo dục kỹ năng sống, thái độ sống nhưng chưa thấy công ty có chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân cho đội ngũ trainer người trực tiếp truyền đạt, giảng dạy học sinh, phụ huynh đây cũng là một cách tạo lòng tin về công ty đối với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY (Trang 34 - 38)