Kết quả phát hiện aMPV trong mẫu bệnh phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của avian metapneumovirus (aMPV) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền bắc việt nam (Trang 58 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. SỰ LƯU HÀNH CỦA aMPV Ở GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC

4.2.2. Kết quả phát hiện aMPV trong mẫu bệnh phẩm

Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu đã thu mẫu bệnh phẩm từ 38 đàn gà có triệu chứng sưng đầu nghi do aMPV để phát hiện virus. Biểu hiện triệu chứng, bệnh tích được trình bày ở hình 4.7 và tổng hợp ở bảng 4.7.

Ghi chú: (A-E) triệu chứng phù đầu, phù mí mắt; bệnh tích ở vùng đầu của gà (G-I).

Hình 4.7. Triệu chứng và bệnh tích ở gà nghi mắc bệnh do aMPV

Có thể thấy triệu chứng phù đầu quan sát được ở gà ở nhiều nhóm tuổi khác nhau (hình 4.7A-C); ở nhiều giống gà khác nhau (hình 4.7D-F). Một số gà có triệu chứng nặng là cục dịch rỉ viêm đóng chặt trong xoang mắt (hình 4.7F). Các bệnh tích quan sát được là hiện tượng tích dịch phù ở dưới da vùng đầu (hình 4.7G) hoặc có cục dịch rỉviêm như bã đậu ở xoang cạnh mắt (hình 4.7H). Một số cá thể có hiện tượng sung huyết đỏ niêm mạc xương ống và có xoang mũi có dịch rỉ viêm (hình 4.7I).

Bảng 4.7. Tổng hợp triệu chứng, bệnh tích ở gà nghi mắc bệnh do aMPV

Triệu chứng, bệnh tích

Số đàn có biểu hiện/ số đàn kiểm tra (%)

Gà đẻ Gà hậu bị Gà hướng thịt

Hen, khó thở 3/5 (60%) 15/16 (93,8%) 14/17 (82,4%)

Chảy nước mắt,

có nhiều dịch mũi 1/5 (20%) 12/16 (75%) 10/17 (58,8%) Sưng đầu, gáy 1/5 (20%) 3/16 (18,8%) 2/17 (11,8%)

Sưng mặt, tích 3/5 (60%) 12/16 (75%) 10/17 (58,8%)

Giảm đẻ 4/5 (80%) NA NA

Trứng nhỏ, vỏ mỏng 4/5 (80%) NA NA

Viêm xoang mũi 4/5 (80%) 15/16 (93,8%) 12/17 (70,6%)

Tích dịch sau gáy 3/5 (60%) 8/16 (50%) 10/17 (58,8%)

Ghi chú: (NA) chỉ tiêu không quan sát được ở nhóm gà hướng thịt, hậu bị

Các biểu hiện ghi nhận được cho thấy biểu hiện gà hen, khó thở thường xuất hiện nhất ở các nhóm gà theo dõi (60% - 93,8%). Triệu chứng sưng đầu, phù mặt quan sát được với tỷ lệ thấp hơn, biến động từ11,8% đến 60,0%. Đáng chú ý các biểu hiện trên quan sát được ở tất cảcác nhóm (gà đẻ- gà thịt). Một sốtrường hợp tăng tiết dịch, chảy nước mắt, nước mũi, viêm mắt, thậm chí có thể có gà mù mắt. Ởgà đẻ, bên cạnh các triệu chứng trên còn kèm theo hiện tượng trứng méo mó, giảm đẻ. Các triệu chứng và bệnh tích kể trên nghi do aMPV đã được mô tả bởi Rautenschlein (2020). Để khẳng định sự có mặt của aMPV, 38 mẫu bệnh phẩm gộp (thu từ 38 trang trại kểtrên) đã được xét nghiệm bằng phản ứng RT- PCR, với kết quả minh họa ở hình 4.8.

Ghi chú: thang chuẩn có kích thước giữa các vạch là 100bp (M), đối chứng dương (+), đối chứng âm (-)

Hình 4.8 cho biết phản ứng RT-PCR là hợp lệ khi không xuất hiện vạch sản phẩm ởđối chứng âm và đối chứng dương có vạch đặc hiệu rõ nét. Ở hình 4.8, có 3/6 mẫu xét nghiệm xuất hiện vạch sản phẩm giống đối chứng dương và được đánh giá là dương tính (có aMPV trong mẫu). Tổng hợp kết quả xét nghiệm đã được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả phát hiện aMPV ở mẫu bệnh phẩm Nhóm gà Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Gà đẻ 5 0 0,0 Gà hậu bị 16 1 5,9 Gà hướng thịt 17 2 12,5 Tổng hợp 38 3 7,9

Qua kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ phát hiện được các mẫu có liên quan các trường hợp có biểu hiện sưng phù đầu do aMPV ở gà đẻ là 0% trong khi phát hiện được 12,5% ở gà hậu bị và 5,9% ở gà hướng thịt. Tỷ lệ phát hiện virus tính chung là 7,9% trong 38 mẫu thu thập được. Tỷ lệ phát hiện aMPV này thấp hơn so với công bốtrước đây ở Ai Cập, khi đã phát hiện virus ở 12,5% mẫu bệnh phẩm lấy ở gà có biểu hiện hen, vẩy mỏ, sưng phù đầu mặt (Abdelmoez & cs., 2019).

Đối chiếu với tỷ lệ lưu hành huyết thanh học (phần 4.1), kết quả phát hiện aMPV bằng RT-PCR nhìn chung là rất thấp (7,9%). Một trong các nguyên nhân là sự bài thải virus tương đối ngắn (Catelli E. & cs., 1998). Ví dụ, aMPV aMPV/A chỉ phát hiện trong vòng 1 tuần từsau công cường độc (Santos & cs., 2012) vì thế nếu mẫu không thu được trong thời điểm virus thải ra do đó kết quả sẽ là âm tính. Một số bằng chứng cho thấy lượng virus thải ra là thấp. Ví dụ với aMPV aMPV/B, virus công cường độc vẫn phát hiện được đến tuần thứ 2 sau công, nhưng với lượng virus thấp. Điều này đã dẫn tới khả năng RT-PCR không phát hiện được lượng virus nhỏ (âm tính giả). Do vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo, cần ứng dụng phản ứng có độ nhạy cao, ví dụ như nested RT- PCR hoặc realtime-RT-PCR. Với hai lập luận kể trên, tỷ lệ dương tính virus 7,9% có thể vẫn chưa phản ánh đúng mức độ lưu hành của virus aMPV tại các trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của avian metapneumovirus (aMPV) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền bắc việt nam (Trang 58 - 62)