Chiến thắng Khâm Đức Ngok tavak (12/5/1968), góp phần khai thông

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1 (Trang 45 - 122)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Chiến thắng Khâm Đức Ngok tavak (12/5/1968), góp phần khai thông

đường Trường Sơn, mở rộng vùng giải phóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đã giáng cho địch một đòn chí mạng. Bị thua đau, Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuyển từ biện pháp “tìm diệt, bình định” sang “quét và giữ”. Chiến trường Quân khu 5 lâm vào khó khăn rất lớn: thiếu lương thực, thương bệnh binh tăng, thiếu súng đạn, địch càn quét liên tục. Trong bối cảnh đó, đường Trường Sơn với vai trò là mạch máu nối liền sự chi viện của hậu phương miền Bắc có ý nghĩa cấp thiết đối với phong trào cách mạng trên địa bàn Quân khu 5.

Trước tình hình đó, ngày 24/4/1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp nhận định về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và yêu cầu tiếp tục Tổng tiến công và nổi dậy mùa hè 1968 và các đợt tiếp theo, tiếp tục tiến công vào các đô thị, đánh mạnh vào ngụy quân, ngụy quyền tay sai, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập và củng cố chính quyền cách mạng trên toàn nông thôn miền Nam.

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương, sau khi phân tích tình hình, Khu ủy 5 đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa, xác định nhiệm vụ cho

các lực lượng vũ trang là: sử dụng đặc công, biệt động, mũi nhọn là pháo cối đánh phá sân bay, bến cảng, kho tàng, phá hủy phương tiện chiến tranh và dự trữ vật chất của địch, các đơn vị bộ binh bám đánh các cuộc hành quân của địch bay ra nông thôn, thu hút, kiềm chế, tiêu diệt lực lượng cơ động Mỹ, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương chống phá bình định” [43, tr. 303].

Chấp hành chủ trương của Trung ương và Khu ủy 5, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Hè 1968, mật danh X1, tiến hành đợt 2 trong Tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Chủ trương chiến dịch là: “Làm tan rã một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy, làm tê liệt các căn cứ, kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt giao thông, giải phóng một bộ phận nông thôn địch còn kiểm soát, làm chủ từng phần cơ sở nội thành” [43, tr. 303].

Tháng 3/1968, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Bộ Tư lệnh 559 mở đường cơ giới Đông Trường Sơn. Quân khu 5 phối hợp với một số tiểu đoàn, đơn vị thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cùng với Đoàn 559 mở đường Trường Sơn. Cùng với đó, các đường ngang trên chiến trường Quân khu 5 cũng được khẩn trương xây dựng, nâng cấp.

Để khai thông đường Trường Sơn đi Bắc khu 5, tháng 5/1968, Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Khâm Đức – Núi Ngang. Theo kế hoạch “từ ngày 6/5 đến ngày 3/6/1968 tiêu diệt căn cứ biệt kích cắm sâu trong căn cứ miền núi của ta ở tây Quảng Nam, giải phóng quận lỵ Khâm Đức mở thông đường hành lang chiến lược của Trung ương xuống tận quận Giằng (tây Quảng Đà)” [43, tr. 305].

Thung lũng Khâm Đức nằm về phía Tây Bắc huyện Phước Sơn, dài khoảng 3 km, rộng khoảng 1,5 km. Phía Bắc và Tây Bắc có những dãy núi cao từ 600 đến 800m. Phía Nam giáp sông Nước Chè, bên kia sông là các điểm cao 676 (Tà Dê), chệch hướng Tây Nam có điểm cao 738 (Ngok Tavak). Phía đông giáp sông Nước Trẻo và sông Đăk My. Phía Tây là những dãy núi cao bạt ngàn, có đường 14 bắt đầu từ Hoà Cầm (huyện Hoà Vang) đi lên Thượng Đức (huyện Đại Lộc), Nam Giang, ngược dòng Đăk My đến ngã ba Làng Hồi, băng qua thung lũng Khâm Đức lên Tây Nguyên xuyên thẳng đến phía Đông Nam bộ.

Nhận thấy vị trí quan trọng về chiến lược đó, ngày 24/6/1958, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 335-NĐ/CP, thành lập quận Phước Sơn. Ngày 02/02/1959, tỉnh trưởng Quảng Nam có công văn nêu rõ kế hoạch “thượng du vận” tại Trà My, Hiên, Giằng, Phước Sơn, chúng nhận định “vùng này là hành lang hoạt động của Việt Cộng để di chuyển cán bộ, liên lạc tin tức và tiếp vận bưu cục giữa Liên khu 4 (Thừa Thiên) và Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Tại vùng cao Hiên, Giằng Việt Cộng đã tổ chức nhiều cơ sở do một đảng viên trong buôn chỉ huy và lấy hậu thuẫn của nhân dân

căn bản sinh hoạt” [11, tr. 201]. Và để khống chế vùng biên giới Việt – Lào, ngăn cản bước tiến của ta từ phía Tây xuống đồng bằng Quảng Nam,“chúng rút bớt số đồn bót ở vùng cao (Đắk Úc) vùng trung, tăng cường các cứ điểm còn lại cắm đến thêm ở vùng thấp (Trung Mang và Hiên), làm lại đường chiến lược 14 đầu năm 1962, làm đường 16 Phước Sơn - Đak Úc… và xây dựng cụm cứ điểm Khâm Đức” [63, tr. 11].

Cùng với việc gấp rút khai thông đường 14 và 16, từ năm 1961, chúng cho xây dựng sân bay Khâm Đức, đến năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức - Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ, do Mỹ trực tiếp huấn luận và chỉ huy, nhằm lùng sục sâu vào các trung tâm căn cứ cách mạng nhằm phát hiện và tiêu diệt lực lượng của ta và ngăn cản ta tiến công xuống các quận lỵ của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách mạng miền núi Quảng Nam và biên giới nước bạn Lào.

Như vậy, Mỹ - Ngụy đã tập trung xây dựng Khâm Đức thành tiền đồn vững chắc ở phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng (đô thị lớn thứ hai ở miền Nam lúc đó, là nơi đóng các cơ quan đầu não Vùng I chiến thuật, Quân đoàn I của địch). Tại đây có sân bay lớn, máy bay C130 thường xuyên lên xuống chở quân lính và binh khí, kĩ thuật mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá vùng căn cứ cách mạng miền Nam và chuyên dùng đánh phá Đông Trường Sơn. Đồng thời chúng tăng cường xây thêm nhiều đồn bốt khống chế mạnh vùng giáp ranh, gây ách tắc thường xuyên nhiều cung, chặng đường vận chuyển của ta, “địch thường bao vây phong tỏa không cho đưa muối, rựa lên, làm chi nhiều vùng phải đốt rễ tranh làm muối để ăn. Thiếu muối làm cho miền núi rất căng, rất khổ. Địch còn uy hiếp bằng các đồn đóng sâu trong núi như Atép, Galâu ở Hiên, Rô ở Giằng, Aró cũng ở Giằng trên vùng rất cao, Kê Nôn ở khu 7 của Hiên sát Lào, uy hiếp bằng con đường 14, xe có thể chạy từ Đắc Pét giáp Đắc Tô ra Khâm Đức, ra Giằng xuống Đà Nẵng và con đường 16 từ Hà Lam cũng chạy lên Khâm Đức của huyện Phước Sơn” [57, tr.02 ]. Hiểm độc hơn, địch còn tăng cường “xúc tát dân”, rào các trung tâm dân cư tạo thành ấp chiến lược xung quanh, làm hàng rào từ xa che chắn cho chi khu Khâm Đức, tạo ra các vùng trắng, không cho cách mạng bám trụ, hoạt động.

Đến năm 1968, lực lượng địch ở Khâm Đức có 7 đại đội, bố trí thành 10 cứ điểm, trong đó khu trung tâm gồm 5 cứ điểm có tên (A, B, C, V, Z) và sân bay quân sự; khu ngoại vi gồm 5 cứ điểm (Đ, E, H, I, K) với hệ thống công sự được xây dựng rất kiên cố.

Với vị trí, vai trò của Khâm Đức không chỉ là cửa ngõ xuống đồng bằng, nơi đứng chân của nhiều đơn vị quân đội, các cơ quan Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5; mà Khâm Đức còn là nơi có hành lang chiến lược Bắc - Nam & Đông - Tây, đường

ống dẫn xăng dầu, đường thông tin Tải 3... qua địa bàn huyện. Do đó Khâm Đức luôn có vị trí chiến lược quan trọng của cả hai phía (ta và địch). Vì vậy “mệnh lệnh tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng huyện Phước Sơn là mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch Hè năm 1968 (Kế hoạch X1) của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5” [11, tr. 138].

Như đã nói, do vị trí chiến lược của Khâm Đức, Phước Sơn nằm án ngữ trên con đường từ hậu cứ của ta tại nước bạn Lào xuống các tỉnh đồng bằng, nhất là Quảng Nam - Đà Nẵng nên Quân Giải phóng không thể không tiêu diệt, bức phá căn cứ này, nếu muốn phát triển phong trào cách mạng xuống đồng bằng và lên các tỉnh Gia Lai, KonTum. Theo ông Hồ Văn Điều, nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Sơn thì: “Trong năm 1968, ta chủ trương giải phóng Khâm Đức nhằm giành thế chủ động cho tuyến đường mòn Hồ Chí Minh qua Phước Sơn và kết nối với các căn cứ cách mạng khác từ đồng bằng lên Tây Nguyên. Và như thế, số phận của căn cứ Phước Sơn - Khâm Đức đã bị định đoạt”.

Để phục vụ chiến dịch, từ tháng 3/1968, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Bộ Tư lệnh 559 mở đường cơ giới Đông Trường Sơn. Trên cơ sở chỉ thị của Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 đã nhận định “Đường B46 từ Chà Vằn (Lào) - Đắc Rao sắp nối với đường 14 – nếu quét được địch trên đường 14 và khôi phục lại đường thì sẽ nối ra Khâm Đức, Bến Giằng. Từ Khâm Đức có thể thọc sâu xuống đồng bằng Khu 5. Phía Nam có thể kéo xuống Đắc Tô” [29, tr. 277]. Để xóa sổ mắt xích quan trọng của địch, từ cuối năm 1967, Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn được giao nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 5 “Thống nhất hướng tuyến từ B46 đến Khâm Đức” nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ: “Mở đường chiến dịch giải phóng Khâm Đức và sau đó thành đường vận chuyển chiến lược giải tỏa sự đánh phá căng thẳng của địch trên đường B46” [18, tr. 360].

Thực hiện chủ trương trên, Trung đoàn 10, thuộc Đoàn 559 triển khai khảo sát, thi công và đã nhanh chóng hoàn thành đoạn đầu. Trước khi mở màn chiến dịch Khâm Đức, hai đoạn cuối được Trung đoàn 10 thi công cấp tốc theo tiêu chuẩn đường quân sự. “Ngày 6/4/1968, tại Chỉ huy sở tiền phương Đoàn 559, Trung đoàn 10 nhận nhiệm vụ thi công các con đường kéo pháo để đánh Khâm Đức. Tổ khảo sát Nguyễn Quốc Khánh có bốn chiến sỹ trinh sát của Trung đoàn pháo phối thuộc khảo sát các đoạn đường kéo pháo theo tọa độ, các vị trí đặt pháo được đánh dấu sẵn trên bản đồ. Đường được mở cấp tốc kéo dài từ đường B46 vào đường 14 theo tiêu chuẩn đường quân sự làm gấp. Đường phải kín đáo, ít khối lượng, khảo sát đến đâu Trung đoàn 10 thi công đến đó. Lúc này, các phân đội pháo binh đang chờ sẵn trên đường B46, chuẩn bị kéo pháo vào trận địa” [18, tr. 360].

Nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của chiến trường, đầu tháng 3/1968,

“Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 bộ binh, với sự phối hợp của lực lượng huyện Phước Sơn, tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức, khai thông đường 14, mở đường vận chuyển cơ giới từ hành lang chiến lược của Trung ương xuống đồng bằng và đưa dân về vùng giải phóng” [4, tr. 252].

Huyện ủy Phước Sơn được cấp trên giao nhiệm vụ điều động lực lượng vũ trang địa phương và du kích chiến đấu làm nhiệm vụ dẫn đường, giúp bộ đội cơ động vào các mũi tiến công; tổ chức chốt chặt trên các trục đường và phối hợp với lực lượng vũ trang Quân khu chặn đánh quân tiếp viện và quân tháo chạy, áp giải tù binh. Huy động lực lượng quần chúng, thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tuyến sau, phục vụ chiến đấu, tải thương, chuyển đạn, tiếp tế hậu cần… đảm bảo cho Sư đoàn 2 hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức, giải phóng huyện Phước Sơn trong thời gian ngắn nhất.

Trên cơ sở phân tích quy luật hoạt động của địch và được Bộ Tư lệnh Quân khu thống nhất, Sư đoàn 2 quyết định mở khu chiến mới ở Núi Ngang (huyện Tiên Phước) và dự kiến nổ súng trước khoảng 7 - 10 ngày nhằm tiêu hao sinh lực địch và phương tiện chiến tranh, thu hút, giam chân lực lượng cơ động của Sư đoàn Americal, không cho chúng lên chi viện cho Khâm Đức khi bị ta tấn công. Để tạo điều kiện tấn công Khâm Đức, ngày 5/5/1968, tại Khu chiến Núi Ngang (quận lỵ Tiên Phước), Trung đoàn 31 nổ súng tiến công địch để kéo một bộ phận quan trọng của Lữ đoàn 198 phải tập trung đối phó, tạo điều kiện để chiến dịch Khâm Đức - Ngok Tavak mở màn đúng kế hoạch đã định.

Đêm ngày 9/5/1968, Sư đoàn 2 đã tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Khâm Đức, mở đầu bằng trận đánh tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, cách Khâm Đức 7 km về phía Tây Nam. Đến 15 giờ ngày 10/5/1968, ta đã làm chủ toàn bộ cứ điểm Ngok Tavak. Trước tình hình diễn biến nguy ngập cho Khâm Đức, địch vội vã đổ Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn 196 thuộc Sư đoàn Americal của Mỹ xuống Khâm Đức, nhưng vẫn không dám tung lực lượng ra cứu Ngok Tavak. Quân địch sống sót ở Ngok Tavak tháo chạy, quân ta truy kích bắt một số, phần lớn địch còn lại trên đường tháo chạy bị bom B52 của Mỹ diệt hết, các đơn vị của sư đoàn 2 lần lượt tiêu diệt cứ điểm ngoại vi, khống chế toàn bộ thung lũng Khâm Đức, hoả lực của ta bắn phá dữ dội sân bay và khu phòng thủ trung tâm của địch.

Ngày 12/5/1968, trước tình thế không giữ nổi Khâm Đức, sân bay bị bắn phá, không phận bị khống chế bọn địch ở Khâm Đức phải xuyên rừng tháo chạy. Đến chiều ngày 12/5/1968, ta đã làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là thắng lợi lớn nhất trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, là trận đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ nằm sâu trong vùng giải phóng, đánh tan kế hoạch “tìm và diệt” trên chiến trường Khu 5, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở Việt Nam. Với thất bại thảm hại này, các hãng thông tấn phương Tây chua chát thừa nhận rằng: “... Trận chiến Khâm Đức - Ngok Tavak là một Lang Vây thứ hai kinh hoàng của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng đặc biệt Việt Nam cộng hòa, làm tiêu tan sự huyền thoại và kiêu hãnh về một lực lượng tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại nhất...”. Đài VOA còn bình luận: “... Mất Khâm Đức là mất mục tiêu thu thập tin tức tình báo hoạt động của Quân giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh và cả kế hoạch xâm nhập vùng kiểm soát của đối phương (vùng hậu cứ cách mạng)” [11, tr. 18-19].

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak đã mở rộng vùng hậu cứ cách mạng, khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam và Đông - Tây, mở thông “cánh cửa thép” của đường mòn Trường Sơn qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, nối với hậu phương lớn miền Bắc, từ đây đường Trường Sơn nối lên Tây Nguyên thông xuống Đông Nam bộ và nối chiến trường Hạ Lào, mở ra hành lang vận động của quân ta xuống vùng giáp ranh đồng bằng, tạo thời cơ để quân và dân ta đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường Khu 5 giành thắng lợi. Như đánh giá của Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Phó Bí thư Khu ủy, Phó Bí thư Quân khu ủy, Tư lệnh, Phó Chính ủy Quân khu 5 nhấn mạnh “Khâm Đức được hoàn toàn giải phóng, hoàn chỉnh căn cứ địa quân khu ở miền núi Quảng Đà, nhất là đảm bảo và thông đường hành lang từ đường chiến lược vào địa bàn quân khu, tạo điều kiện mở đường vận chuyển cơ giới từ đường của Đoàn 559 vào vùng giáp ranh Quảng Nam” [56, tr. 482].

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, không những chỉ làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện Phước Sơn mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của toàn tỉnh Quảng Nam và khu 5; tạo thế và lực mới, động viên cán bộ, chiến

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1 (Trang 45 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)