7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Mở đường Trường Sơn từ Bù Lạch xuống Trao, Giằng phục vụ Tổng tiến
tiến công Xuân Mậu Thân 1968
Sau khi từng bước đánh bại chiến lược “tìm và diệt” của Mỹ - ngụy trong hai mùa khô năm 1965-1966 và 1966-1967. Nhận thấy tình thế bế tắc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tháng 12/1967, Bộ Chính trị họp và nhận định “chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược. Từ nhận định đó, Bộ chính trị quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định, động viên những nỗ lực lớn lao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”
Thời gian tiến hành Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa được chọn vào dịp tết Nguyên đán Mậu Thân (1968), trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế. Công tác chuẩn bị cho Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa ở Quảng Nam, Đặc khu Quảng Đà6 và thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ mùa thu 1967 và được sự chỉ đạo chặt chẽ của Khu ủy 5.
Với quyết tâm “Tất cả cho Tổng công kích, tất cả cho Tổng khởi nghĩa”, “Tất cả để đuổi Mỹ, lật ngụy giành chính quyền về tay nhân dân”, nhân dân Quảng Đà và Quảng Nam thi đua dốc người, dốc của, tập trung mọi nguồn lực cho Tổng tiến công và nổi dậy.
“Để phục vụ vận chuyển cho chiến trường, tuyến vận tải chiến lược vận tải cơ giới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục được mở rộng, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 tiếp tục mở đường từ Bù Lạch xuống Trao, huyện Hiên (nay là thị trấn Prao, huyện Đông Giang) đến đầu năm 1968 được khai thông, với mặt đường rộng 4m” [61, tr. 5]. Sau đó vượt Bến Giằng (thuộc xã Cà Dy, huyện Nam Giang), qua địa phận huyện Nam Giang.
Sau khi tuyến đường được khai thông, thực hiện sự chỉ đạo của Đặc Khu ủy Quảng Đà, các trung đoàn vận chuyển Trung Sơn, Nam Sơn và lực lượng thanh niên xung phong của Đặc khu Quảng Đà được giao nhiệm vụ giữ vai trò nòng cốt trong vận chuyển hàng hoá, vũ khí cho chiến trường.
Thực hiện chỉ đạo của Đặc Khu ủy Quảng Đà, trên địa bàn huyện Nam Giang, đội dân công vận chuyển vũ khí của huyện Nam Giang được củng cố, do đồng chí Zơ Râm Pháo làm Đội trưởng, nhiệm vụ được giao cho đội là vận chuyển 300 tấn vũ khí từ Đắc Duúc, xã La Dêê xuống sông Thanh để bàn giao cho Đoàn Trung Sơn vận chuyển bằng đường thuỷ xuống Bến Giằng và sau đó lực lượng khác chuyển bằng đường bộ xuống các hướng chiến trường trong tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ, Đội chia đoạn đường vận chuyển thành 5 trạm, mỗi trạm cách nhau một ngày đường và bố trí từ 100 đến 120 dân công thường trực. Bên cạnh đó, để dốc toàn lực cho chiến dịch, lực lượng huyện đội và đại đội địa phương huyện cũng tham gia phối hợp với các xã. Lúc bấy giờ, trên trục đường Trường Sơn và các tuyến đường nhánh xuôi về đồng bằng, xe cơ giới, xe đạp thồ của các đơn vị tấp nập qua lại. Từ vùng cao đến vùng trung, xuống vùng thấp, người đi lên xuống nhộn nhịp khẩn trương đưa hàng ra mặt trận. Nhiều xã như Coong Năng, Ta Pơơ, Đắc Pring, Đắc Tôih thực hiện khẩu hiệu: “Đóng cửa nhà,
6 Tháng 10/1967, Khu ủy 5 quyết định sáp nhập tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà. Lúc bấy giờ, Đặc khu Quảng Đà chia Đà Nẵng thành 3 quận (Quận I, Quận II, Quận III), chia Hoà Vang thành 3 khu (Khu I, Khu II, Khu III) và các huyện, thị xã thuộc Đặc Khu Quảng Đà gồm: Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang.
trẻ già lên đường vận chuyển”. Từ tháng 12/1967 đến tháng 3/1968, toàn huyện đã huy động trên 790 dân công phục vụ thường trực trên các tuyến đường; huy động trên 71.100 lượt ngày công phục vụ tại chỗ, trong đó có 196 nam nữ thanh niên tình nguyện lên đường làm nghĩa vụ để bổ sung cho đoàn Trung Sơn, bộ đội địa phương huyện và ngành mậu dịch tỉnh.
Còn tại huyện Đông Giang, từ ngày 26/12/1967 đến ngày 20/02/1968, nhân dân các dân tộc trong huyện túc trực trên các tuyến hành lang đường Trường Sơn, nhất là các cánh Trung, cánh Bắc và Đầu Gò (huyện Đại Lộc). Huyện uỷ tập trung lực lượng chỉ đạo công tác. Hầu hết nhân dân từ thiếu niên, nhi đồng đến phụ nữ, lão thành, hễ ai còn sức đều tham gia dân công phục vụ cuộc tiến công nổi dậy.
Với khí thế cách mạng sôi sục “cả huyện ra trận, cả nhà ra trận”, nhân dân các xã vùng thấp, vùng cao trong huyện Phước Sơn, gồm hàng ngàn già trẻ, gái trai nô nức thi đua vận chuyển súng, đạn, lương thực phục vụ cho chiến trường. Đồng bào các dân tộc trong huyện cùng một lòng hăng hái đi dân công tiếp lương, tải đạn.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng giặc Mỹ xâm lược” quân và dân các huyện miền núi Quảng Nam, Đặc Khu Quảng Đà đã góp sức người, sức của, tiếp lương, tải đạn cho tiền tuyến, góp phần xứng đáng làm nên thắng lợi trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.