Xây dựng tuyến đường ngang (B46) thuộc hệ thống đường Trường Sơn từ

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1 (Trang 39 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Xây dựng tuyến đường ngang (B46) thuộc hệ thống đường Trường Sơn từ

từ Chà Vằn (Lào) đến Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Bước sang năm 1965, trước nhu cầu vận chuyển vào chiến trường ngày càng lớn, tổ chức và phương thức vận chuyển thô sơ không còn phù hợp. Cuộc chiến đấu ở chiến trường đòi hỏi phải thay đổi phương thức hoạt động, phải chuyển lên cơ giới mới có thể vận chuyển khối lượng lớn vào chiến trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các chiến trường.

Trước tình hình đó, ngày 03/4/1965, Thường trực Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết tăng cường nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư lệnh 559. Nghị quyết nêu rõ “Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tư lệnh 559 là mở đường và tổ chức vận chuyển chi viện cho các chiến trường miền Nam và Hạ Lào. Đồng thời có nhiệm vụ bảo đảm vật chất và an toàn cho các lực lượng hành quân; bảo vệ hành lang chống địch tập kích, biệt kích bằng đường bộ và đường không; phối hợp và giúp đỡ các địa phương củng cố vùng giải phóng dọc hành lang” [16, tr.4].

Để đảm bảo vận chuyển và lực lượng chi viện cho chiến trường Khu 5 và Hạ Lào, trong tháng 4/1965, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết mở đường 128. Nghị quyết coi đây là “nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, phải làm gấp trong thời gian ngắn, bảo đảm lâu dài cho xe chạy cả trong mùa mưa, chỗ nào có thể mở hai đường thì tích cực khắc phục khó khăn mở bằng được” [29, tr. 107 ]. Song song với việc mở đường 128, Bộ Tư lệnh 559 chủ trương huy động lực lượng của các chiến trường tham gia mở một số đường nhánh, đường tránh. “Theo đó, Quân khu 5 mở đường B46 từ Chà Vằn (Lào) đi Khâm Đức (Phước Sơn, Quảng Nam)” [29, tr. 107].

“Theo chức năng, nhiệm vụ trên, toàn bộ lực lượng Đoàn 559 có 3 lực lượng chính là: lực lượng mở đường mới, giữ gìn và sửa chữa đường cũ; lực lượng vận chuyển và giữ kho; lực lượng bảo vệ. Ngoài ra còn có lực lượng đảm bảo như: thông tin, quân y, sửa chữa... Các lực lượng đó được huy động từ quân đội, Bộ Giao thông vận tải và dân công địa phương các tỉnh; tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy

thống nhất của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh 559. “Về tổ chức và quan hệ, Bộ Tư lệnh và Đảng ủy 559 như một quân khu, trực thuộc Quân ủy Trung ương” [29, tr. 135-136].

Những quyết định trên đã đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn 559, đó là từ vận chuyển thô sơ sang vận chuyển cơ giới; từ quy mô cấp sư đoàn lên quy mô một quân khu với những nhiệm vụ chiến lược to lớn, vô cùng khó khăn phức tạp trên một địa bàn rất sâu và rộng.

Theo phương thức hoạt động mới, Đoàn 559 tổ chức thành ba tuyến, tương đương cấp lữ đoàn, trong đó “tuyến III gồm lực lượng Trung đoàn 98 công binh mở đường, lực lượng vận chuyển, giao liên từ Bạc vào đến Tà Xẻng, gồm cả đường ngang B46 từ Chà Vằn (Lào) đi Khâm Đức (Phước Sơn, Quảng Nam) và đường C4 (từ ngã ba Phi Hà đi Tà Ngâu, biên giới Cam-pu-chia). Chỉ huy trưởng là Trung tá Nguyễn An; Chính ủy là Trung tá Phạm Hương. Sở Chỉ huy đặt ở nam Bạc”[37, tr. 62].

Như vậy, theo kế hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tuyến đường ngang (B46) thuộc hệ thống đường Trường Sơn sẽ được mở từ Chà Vằn (Lào) đi Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Khi ta bắt đầu thực hiện kế hoạch, thì Mỹ tiến hành các hoạt động đánh phá bằng không quân ngày càng tăng mạnh. Tuyến III, tuy chưa bị đánh phá nhiều, nhưng đường đi khó, nhất là dốc 12 cua ở bắc Bạc. Từ giữa tháng 5/1965, do mưa lũ liên tục, thời gian đi của một chuyến xe tăng gấp 3-4 lần, có cung đường tăng lên 6 lần. Từ La Hy vào Bạc đường quá xấu, nhiều đèo dốc rất nguy hiểm, bình thường xe chỉ mất 2 ngày, lúc này phải đi tới 15 ngày 1 chuyến. Kế hoạch vận chuyển tháng 4 và 5 chỉ đạt trên 50%. Sang tháng 6/1965 do mưa lớn nên toàn tuyến, vận chuyển cơ giới bị tê liệt hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)