Chủ trương của các cấp ủy Đảng và chính quyền về việc mở đường Trường Sơn

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1 (Trang 25 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Chủ trương của các cấp ủy Đảng và chính quyền về việc mở đường Trường Sơn

Sơn đoạn đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, “để giữ vững liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc, bảo đảm cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong

trào cách mạng ở miền Nam, ta mới chỉ có một tuyến liên lạc qua miền tây Quảng Trị do Liên khu ủy 5 phụ trách, chỉ đạo từ giới tuyến trở vào và Ủy ban Thống nhất Trung ương phụ trách từ giới tuyến trở ra. Tuy nhiên, con đường này không thể đáp ứng được yêu cầu vận tải người và vũ khí với số lượng lớn khi cách mạng miền Nam phát triển” [16, tr.01]. Trong khi đó, ở miền Nam, Mỹ - Diệm điên cuồng thực hiện chiến dịch “tố cộng”, ‘diệt cộng” hết sức dã man. Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng không còn con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ bọn Mỹ - Diệm.

Trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải có quyết sách kịp thời, từ ngày 12 đến ngày 22/01/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại thủ đô Hà Nội ra Nghị quyết 15. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị khẳng định “nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến; trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thiết lập chính quyền cách mạng” [29, tr. 19].

Dự kiến xu thế phát triển của cách mạng miền Nam, Nghị quyết 15 của Trung ương đã chỉ ra phương hướng xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ trang trên hai miền Nam - Bắc, giao nhiệm vụ cho quân đội chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình. “Tháng 02/1959, Tổng Quân ủy họp bàn những nhiệm vụ cấp thiết về xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Nam, phát huy vai trò của miền Bắc đối với miền Nam, chuẩn bị cho lực lượng vũ trang cả nước sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của địch. Chấp hành Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng và và Nghị quyết của Tổng Quân ủy, cùng với việc đẩy mạnh công cuộc xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại trên miền Bắc, việc chuẩn bị lực lượng vật chất chi viện cho miền Nam được xúc tiến” [29, tr. 20].

Thực hiện chủ trương chi viện lực lượng vật chất cho miền Nam, Bộ Chính trị quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. “Ngày 5/5/1959, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Thống nhất Trung ương thừa lệnh Bộ Chính trị trực tiếp giao cho Thướng tá Võ Bẩm - nguyên Cục phó Cục Nông trường tổ chức “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam; tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ; chuyển công văn, tài liệu từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc” [29, tr. 20-21].

“Cơ quan chỉ đạo, tổ chức mọi hoạt động của Đoàn khi mới thành lập là Ban Cán sự Đảng, gồm 3 người, do đồng chí Võ Bẩm làm Đoàn trưởng kiêm Bí thư” [29, tr. 21].

Ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy triệu tập Ban Cán sự, chính thức giao nhiệm vụ cho Đoàn mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam cụ thể: “Trong năm 1959, Đoàn có nhiệm vụ soi đường bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp số hàng quân sự theo yêu cầu của Liên khu 5 (gồm 7.000 súng bộ binh), tổ chức đảm bảo cho 500 cán bộ trung - sơ cấp hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực” [29, tr. 22].

Trong điều kiện bình thường, với biên chế và thời gian cho phép, khối lượng việc chuyển giao trên không có gì khó khăn. Nhưng đối với “Đoàn công tác quân sự đặc biệt lúc này là một thử thách lớn, đòi hỏi phải cố gắng vượt bậc mới có thể vượt qua. Mọi công việc từ tổ chức lực lượng, chuẩn bị vật chất, soi đường mở tuyến giao liên vận tải chuyển bí mật về Nam… đều còn ở phía trước. Đặc biệt toàn bộ hoạt động của Đoàn phải đảm bảo bí mật tuyệt đối cả khi chuẩn bị trên đất Bắc và khi thực hành trên toàn tuyết.

Với chủ trương chiến lược là “bí mật chủ động tiến công đánh thắng đối phương ở miền Nam, không cho chúng kiếm cớ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc” [29, tr. 22], đồng thời Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy yêu cầu Đoàn “tuyệt đối không để đối phương biết được sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam - dù chỉ là một hoạt động nhỏ lẻ. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc” [29, tr. 22].

Để hoàn thành nhiệm vụ, Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng quyết định biên chế bước đầu của Đoàn là 500 cán bộ chiến sĩ. Ngoài ra, Đoàn sẽ tổ chức tiểu đoàn vận tải bộ 301 và các bộ phận: xây dựng kho, bao gói hàng, sửa chữa vũ khí, chế biến thực phẩm. “Con đường bắt đầu từ đâu, cung chặng bố như thế nào cho thích hợp; phương thức hoạt động trên tuyến như thế nào để bí mật vượt qua được cái gọi là “Phòng tuyến chống thâm nhập” mà kẻ thù chủ định dựng lên ngay khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết; sẽ đem quân, đem hàng đến bờ bắc sông Bến Hải hay vượt qua bờ nam? Là những vấn đề đặt ra lúc này với bao trăn trở đối với lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 559. Trong khi “tình hình hoạt động của địch ở phía Nam sông Bến Hải và miền tây Trị - Thiên, Quảng Nam. Điểm nổi bật là càng ngày địch càng tăng cường hệ thống đồn bốt, sử dụng lực lượng tuần phòng dọc đường số 9… tuyến giao liên Thống Nhất từ Tây Nguyên ra Bắc thường xuyên bị đứt. Cùng với hoạt động đánh phá của kẻ địch, khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn cũng gây cho tuyến giao liên Thống Nhất không ít khó khăn tổn thất” [29, tr. 26].

Đến cuối tháng 5/1959, Đoàn đã tuyển được 440 cán bộ, chiến sĩ tổ chức hoàn chỉnh Tiểu đoàn 301. “Cán bộ chiến sĩ được chọn hầu hết quê miền Nam, chủ yếu là

con em các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, tập kết ra miền Bắc) để khảo sát, thăm do mở đường” [17, tr. 114].

Sau quá trình khảo sát, tháng 6/1959, “Đoàn 559 quyết định mở tuyến hành lang bắt đầu từ Khe Hó” [29, tr. 28] (nằm giữa thung lũng hẹp ở tây nam Vĩnh Linh, dưới chân núi Động Nóc, kề thượng nguồn rào Thanh (Rào: nhân dân địa phương gọi là con sông nhỏ), sau đó vạch tuyến phát triển về hướng Tây Nam, điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Khu 5. Tuyến giao liên vận tải quân sự này phải vượt qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, nhiều sông suối và qua cả hệ thống đồn bốt của địch, cùng với đó là điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Để bảo đảm tuyệt đối bí mật, khẩu hiệu hành động của Đoàn là “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” [29, tr. 30].

Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Với quyết tâm giành thắng lợi trận đầu cán bộ, chiến sĩ các cung trạm đã không quản núi cao, suối sâu, đêm tối, tuyệt đối đảm bảo bí mật, an toàn đưa hàng tới đích. “Sau tám ngày đêm vượt qua bao sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặn của kẻ thù, chuyến hàng đầu tiên (gồm 20 khẩu tiểu liên Tuyn, 20 khẩu súng trường Mát, 10 thùng đạn tiểu liên và đạn súng trường) đã được Tiểu đoàn 301 chuyển tới Tà Riệp an toàn. Đồng chí Nguyễn Vạn (Tư Vạn) - Thường vụ Liên Khu ủy 5, đại diện Liên Khu ủy 5 cùng một số cán bộ, chiến sĩ vô cùng phấn khởi và xúc động khi tiếp nhận số hàng này; vì họ biết mỗi khẩu súng, viên đạn đến được nơi này là tình dân ý Đảng, là tình cảm của Bác Hồ, của quân dân miền Bắc gửi gắm tới đồng bào và chiến sĩ miền Nam”

[29, tr. 40].

Kết thúc năm 1959, Đoàn đã chuyển vào Tà Riệp - Pa Lin 1.667 khẩu súng bộ binh, 188kg thuốc nổ, 788 dao găm, hàng trăm ngàn viên đạn, súng trường, tiểu liên, súng ngắn và một số quân dụng thiết yếu khác giao cho Liên khu 5. Một phần trong đó được Liên khu 5 chuyển tiếp vào phía trong để trang bị cho các đơn vị vũ trang tự vệ vừa thành lập ở Tây Nguyên và miền tây các tỉnh Trung bộ. Số hàng được viện trợ cho Quảng Nam từ Pa Lin về chiến trường Quảng Nam do đoàn Bình Sơn vận chuyển.

“Cũng theo tuyến giao liên vận tải quân sự Trường Sơn, đến cuối năm 1959, đã có 542 cán bộ, chiến sĩ gồm phần lớn là cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, cán bộ kỹ thuật quân khí vào làm nhiệm vụ ở miền Nam, trong đó có 515 người vào Liên khu 5 và 27 người vào Nam bộ” [29, tr. 47-48].

Đặc biệt, “trong năm 1961, qua Đường Trường Sơn, Trung ương đã tăng cường cho Liên khu 5 đoàn cán bộ làm nòng cốt để thành lập Quân khu 5, trong đó có các đồng chí Nguyễn Đôn, Võ Thứ (Ngọc), Đặng Hòa” [24, tr. 267]. Trên cơ sở đó, “ngày

27/7/1961, tại Căn cứ Nước Là - Cơ quan Khu ủy 5 (nay thuộc xã Trà Mai, huyện Nam Trà My), Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 5 được thành lập” [43, tr. 98].

Ngày 1/9/1960, Hội nghị Ban cán sự Đoàn 559 ra nghị quyết nêu rõ “Phải quyết tâm tự lực cánh sinh, tranh thủ sử dụng đi đường cũ, đồng thời tiếp tục soi đường mới để làm đường dự bị”. Tháng 11/1960, Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn 70, lực lượng nòng cốt là Tiểu đoàn 301. Xuất phát từ tình hình thực tế, phương thức vận chuyển của Đoàn được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Để khắc phục tình trạng bị động do ta chủ trương lánh dân, Đoàn nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động mới, từ phòng tránh bị động tiến tới phòng tránh tích cực với phương châm “Đánh địch mà đi, đánh địch để vận chuyển” [29, tr. 61].

Trong khi tuyến giao liên vận tải quân sự từ miền Bắc được mở dọc theo dãy Trường Sơn tiến dần vào phía Nam thì ở Trung Bộ, các con đường giao liên được mở tiếp vào các khu căn cứ Tây Nguyên và từ miền Đông Nam Bộ các đội vũ trang tuyên truyền cũng tiến hành soi đường ra Bắc. Đến cuối năm 1960, ta đã thiết lập được tuyến giao liên vận tải từ Trung Bộ vào miền Đông Nam Bộ, tuyến giao liên quân sự Trường Sơn thật sự trở thành cầu nối giữa miền Bắc với các căn cứ miền Nam.

Ngày 31/01/1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự 5 năm (1961 - 1965) và phương hướng, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Trong đó có nhiệm vụ: Mở rộng đường hành lang vận chuyển Bắc - Nam, cả đường bộ và đường biển... nâng dần quy mô và khối lượng tiếp tế vận chuyển phương tiện vũ khí, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam. Trước tình hình địch đánh phá ngày càng ác liệt, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhất trí với đề nghị của ta mở tuyến đường vận tải trên đất Bạn, đồng thời cũng đề nghị dùng đường đó để vận chuyển một số nhu cầu thiết yếu của Bạn tới Nam Lào, cùng Bạn mở rộng vùng giải phóng ở khu vực này.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị “Đầu năm 1961, đường Trường Sơn chính thức lật cánh sang phía tây. Đến tháng 3/1961, Đoàn 559 xoi tuyến đường mới ở Tây Trường Sơn trên đất bạn Lào bắt được liên lạc với Liên Khu 5 ở Tây Quảng Nam. Trong thời gian xoi đường Tây Trường Sơn, Đoàn 559 cũng tranh thủ thông tuyến Đông Trường Sơn” [32, tr. 62]. “Từ đầu năm 1964, hành lang tây Trường Sơn hoạt động thuận lợi. Nhưng các lực lượng của ta vào chiến trường, cả những đơn vị cấp trung đoàn theo tuyến giao liên đều phải đi vòng qua A Túc, sau đó đi tiếp vào miền Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi... đường vừa xa, vừa hiểm trở. Được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cho phép, Đoàn 559 tổ chức mở đường mới gùi thồ và giao liên qua Bạc xuống Tà Xẻng nối với đường CD2 của Tây Nguyên và mở tiếp đường vào Tây

Quảng Ngãi, qua Chà Vằn, Đăc My (huyện Nam Giang, Quảng Nam),... rút ngắn được một phần ba cung đường” [29, tr. 114].

“Đến cuối năm 1964, mạng lưới vận chuyển trên dãy Trường Sơn hình thành ba hệ thống: đường giao liên, đường vận tải gùi thồ và đường vận tải cơ giới, gồm những trục chính và những đường nhánh đi chiến trường. Nhờ kết hợp vận tải gùi thồ với vận tải cơ giới nên khối lượng hàng vận tải trên Đường Trường Sơn vào chiến trường miền Nam tăng nhanh” [32, tr. 63].

Trong khi đó, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhận định khả năng địch phản bội không thực hiện hiệp định, dùng vũ lực gây tội ác với nhân dân, cùng với việc bố trí người bí mật ở lại hoạt động Liên Khu ủy 5 đã chủ trương chỉ đạo các tỉnh bí mật chôn dấu vũ khí, đồng thời chỉ đạo “Tỉnh ủy Quảng Trị - Liên tỉnh Thừa Thiên Huế giữ vững đường dây liên lạc miền núi với Trung ương. Các tỉnh khác lần lượt chắp nối đường dây giao liên bí mật giữa các địa phương đã trở thành hệ thống xuyên suốt từ Bắc vào Nam, vượt sông Bến Hải (Quảng Trị) qua Trị Thiên vào đến Trao (huyện Hiên, Quảng Nam), từ đấy được nối đường dây dẫn về các tỉnh đồng bằng ve biển và đường dây khác đi qua Kon Tum, Đắk Lắk và các tỉnh cực nam Liên Khu 5 về miền Đông Nam bộ” [43, tr. 24].

Liên Khu ủy chỉ đạo các Tỉnh ủy tổ chức các đường dây giao liên với phương châm “Mỗi huyện thành lập một tổ gồm 4 - 5 đồng chí, do một huyện ủy viên phụ trách, về các buôn làng móc nối xây dựng cơ sở. Mỗi buôn làng xây dựng một cơ sở gồm 2 thanh niên tích cực. Cơ sở này có nhiệm vụ xoi đường hết sức bí mật từ làng mình sang làng khác, và phải bắt được liên lạc với cơ sở của làng đó. Đồng thời, có nhiệm vụ chuyển tài liệu, đưa đón cán bộ. Đường dây giao liên từng bước hình thành bí mật, từ buôn làng này sang buôn làng khác. Đường dây này thường đi qua những khu rừng rậm, vượt núi cao, qua sông, phải tránh tất cả những con đường thường có người qua lại. Từ năm 1959 trở đi, dần dần mỗi tỉnh đều tổ chức các đoàn giao liên (đường hành lang). Các tuyến giao liên bí mật đi qua các buôn làng trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ là cơ sở thực tiễn để phát triển thành hệ thống đường nối hậu phương lớn với chiến trường Liên khu 5 nói riêng, chiến trường miền Nam nói chung, có ý nghĩa to lớn đối với những thắng lợi trên từng chiến trường” [14, tr. 60].

Thực hiện Chỉ đạo của Liên Khu ủy 5, để phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo. Đầu tháng 8/1954, Tỉnh uỷ Quảng Nam triệu tập hội nghị mở rộng tại Chiên Đàn (nay thuộc xã Tam An, huyện Phú Ninh) gồm cấp ủy các huyện, thị và cán bộ chủ chốt của tỉnh để quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới cho đảng viên, cán bộ. Hội nghị quyết định “thành lập Ban Căn cứ giao thông chăm lo việc xây dựng nơi đóng cơ quan Tỉnh ủy và giao thông liên lạc. Đường dây giao liên bí mật từ tỉnh đến huyện, xã nhanh

chóng được thành lập. Các trạm liên lạc được bố trí những địa thế thuận lợi, trên các

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)