Các mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu 09.NGUYEN THI QUYNH LAM (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Để xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả đã dựa trên mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và mô hình UTAUT mở rộng (UTAUT2).

2.3.1. Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất – UTAUT được Venkatesh và cộng sự đưa ra là mô hình hợp nhất từ các mô hình chấp nhận công nghệ trước đó. Mô hình được xác nhận trong bài nghiên cứu gốc (Venkatesh và đồng sự, 2003) là có thể giải thích được 70% sự biến thiên của ý định sử dụng hay chấp nhận công nghệ, lớn hơn rất nhiều so với các mô hình chấp nhận công nghệ trước đó kể cả các nghiên cứu mở rộng. UTAUT cho rằng bốn thành tố cốt lõi, là các yếu tố quyết định trực tiếp của sự chấp nhận công nghệ (ý định hành vi) và sử dụng thật sự (hành vi), bao gồm: Kỳ vọng thành tích, Kỳ vọng sự nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, và Điều kiện thuận tiện. Lý thuyết cũng cho rằng tác động của bốn thành tố này lên ý định được điều chỉnh bởi bốn biến khác là: tuổi, giới tính, kinh nghiệm và tự nguyện sử dụng.

Kỳ vọng hiệu quả

Kỳ vọng nỗ lực

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Giới tính

Ý định hành vi Hành vi sử dụng

Tuổi Kinh Tình nguyện

nghiệm sử dụng

Nguồn: Venkatesh, 2003

Sơ đồ 2.5. Mô hình UTAUT

Trong mô hình này các thành tố được định nghĩa như sau: Kỳ vọng thành tích là cấp độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong thực hiện công việc; Kỳ vọng nỗ lực là mức độ dễ dàng trong sử dụng hệ thống mà người dùng cảm nhận; Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thức rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống; Điều kiện thuận tiện là mức độ một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống.

Mô hình UTAUT gồm có các biến sau:

 Kỳ vọng hiệu quả (Performance Expectancy): mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc.

 Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy): mức độ của một cá nhân tin rằng họ sẽ không

 Ảnh hưởng xã hội (Social Influence): mức độ mà một cá nhân nhận thức những người quan trọng với cá nhân như gia đình, đồng nghiệp, bạn bè tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.

 Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions): mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ

chức cùng một hạ tầng kỹ thuật tồn tại nhằm hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Nhân tố này tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng.

Ý định sử dụng (Behavior Intention): ý định của người dùng sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trong tương lai.

 Hành vi sử dụng: sự tương tác giữa người dùng với sản phẩm

2.3.2. Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng (UTAUT2)

Mô hình UTAUT2 do Venkatesh và cộng sự (2012) phát triển từ mô hình UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003), với mực tiêu dự đoán hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của một tổ chức hay cá nhân. Mô hình UTAUT2 được phát triển hoàn thiện dựa trên mô hình TRA (Ajzen & Fishbein, 1975), TAM (Davis, 1989), TPB (Ajzen, 1991) và UTAUT trước đây bằng cách bổ sung thêm ba yếu tố là động lực thụ hưởng, giá trị giá cả và thói quen so với mô hình cũ UTAUT.

Động lực thụ hưởng: Niềm vui hay sự vui thích có được từ việc sử dụng một công nghệ cụ thể

Giá trị giá cả: Nhận thức của người tiêu dùng về sự đánh đổi giữa các lợi ích nhận được khi ứng dụng công nghệ và số tiền phải bỏ ra để sử dụng công nghệ đó.

 Thói quen: Mức độ mà mọi người có xu hướng thực hiện hành vi một cách tự động.

Kỳ vọng hiệu quả

Kỳ vọng nỗ lực

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Động lực thụ hưởng

Giá trị giá cả

Thói quen

Ý định hành vi Hành vi sử dụng

Giới tính Tuổi Kinh nghiệm

Nguồn: Venkatesh, 2012

Sơ đồ 2.6. Mô hình UTAUT2

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng ứng dụng giao đồ ăn

Một phần của tài liệu 09.NGUYEN THI QUYNH LAM (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w