+ Sự lo lắng nhiễm bệnh
Bảng 4.2. Mức độ tác động của sự lo lắng nhiễm Covid-19
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế
Không đồng ý 8 2,6% 98,3%
Bình thường 33 10,9% 95,7%
Đồng ý 104 34,4% 84,8%
Hoàn toàn đồng ý 152 50,3% 50,3%
Bảng 4.2 cho thấy, có 84,7% người tiêu dùng đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng họ lo lắng bản thân sẽ nhiễm Covid-19 nên lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến cùng với giá trị trung vị là 5. Điều này cho thấy người tiêu dùng cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm trực tuyến vì hạn chế tiếp xúc đám đông, tránh được nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
+ Nỗi sợ hãi nguy cơ tử vong
Bảng 4.3. Mức độ tác động của nỗi sợ hãi nguy cơ tử vong
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế
Hoàn toàn không đồng ý 23 7,6% 100%
Không đồng ý 33 10,9% 92,4%
Bình thường 76 25,2% 81,5%
Đồng ý 92 30,5% 56,3%
Hoàn toàn đồng ý 78 25,8% 25,8%
Với giá trị trung vị là 4 và có 30,5% đồng ý và 25,8% hoàn toàn đồng ý rằng họ cảm thấy bản thân có thể có nguy cơ tử vong cao hơn những người khác nếu mắc Covid-19 nên họ chọn hình thức mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên số lượng người tham gia khảo sát có những đáp án trung lập hoặc không đồng tình chiếm 43,7% - không quá cách biệt so với những đáp viên đồng tình. Điều này được lý giải bởi đối tượng tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 22-44, đặc biệt số lượng, đáp viên tuổi từ 22-34 chiếm tỉ lệ rất lớn (chiếm 80,5%), những vấn đề liên quan đến sức khỏe hay bệnh nền thường ít
gặp ở lứa tuổi này. Vì vậy, đặc điểm này không tác động rõ ràng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng như nỗi sợ hãi nhiễm Covid-19, tuy nhiên, nó cũng phản ánh được sự lo ngại về tính nghiêm trọng của dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng.
+ Nỗi sợ hãi về hậu quả sức khỏe tương lai
Bảng 4.4. Mức độ tác động của nỗi sợ hãi về hậu quả sức khỏe tƣơng lai
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế
Hoàn toàn không đồng ý 11 3,6% 100%
Không đồng ý 14 4,6% 96,4%
Bình thường 39 12,9% 91,7%
Đồng ý 109 36,1% 78,8%
Hoàn toàn đồng ý 129 42,7% 42,7%
Bảng 4.4 cho thấy có 36,1% đáp viên đồng ý và 42,7% hoàn toàn đồng ý rằng họ lo ngại tình trạng sức khỏe lâu dài nếu mắc Covid-19 và giá trị trung bình của các lựa chọn là 4,1. Đối tượng tham gia khảo sát đa số là những người trẻ, nguy cơ tử vong thấp nhưng họ vẫn quan tâm những di chứng về sau nếu nhiễm Covid-19 như là giảm 20%-30% chức năng phổi, tổn thương tim kéo dài hay có thể gây ra các bệnh thần kinh do tổn thương mô não và dây thần kinh, ngoài việc lo ngại nguy cơ lây nhiễm ở hiện tại. Điều này cũng thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong giai đoạn đại dịch.
Tổng kết:
Biểu đồ 4.4: Mức độ tác động của nỗi sợ hãi Covid-19
120,0% 100,0% 80,0% 60,0% 40,0% 20,0% 0,0% 95,7% 91,7% 84,8% 81,5% 78,8% 56,3%
Đồng ý - Hoàn toàn đồng ý Trung lập - Hoàn toàn đồng ý
Tổng kết những kết quả trên qua biểu đồ 4.4, có thể thấy nỗi sợ hãi đại dịch Covid-19 có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. HCM. Trong đó, sự lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh có tác động lớn nhất đến hành vi người tiêu dùng khi có 84,8% đáp viên trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý với câu hỏi này, sự lo lắng về hậu quả ảnh hưởng lên sức khỏe ở tương lai chiếm tỉ lệ 78,8% cho thấy rằng nhận thức và kiến thức của người dân về căn bệnh này đã được nâng cao. Từ đó, thúc đẩy người tiêu dùng tìm đến mua sắm trực tuyến nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
4.2.2. Ảnh hưởng xã hội
+ Ảnh hưởng từ những người xung quanh
Bảng 4.5. Mức độ tác động của ảnh hƣởng từ những ngƣời xung quanh
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế
Hoàn toàn không đồng ý 31 10,3% 100%
Không đồng ý 38 12,6% 89,7%
Bình thường 83 27,5% 77,1%
Đồng ý 88 29,1% 49,6%
Hoàn toàn đồng ý 62 20,5% 20,5%
Qua kết quả bảng 4.5 cho thấy có sự ảnh hưởng từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến quyết định mua sắm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 của người tiêu dùng nhưng chưa thực sự lớn, chiếm 49,6% và giá trị trung bình của các lựa chọn là 3,37. Lý giải cho vấn đề này, độ tuổi từ 22-44 là nhóm tuổi có độ nhạy bén về công nghệ thông tin và tin tức xã hội, do đó họ có khả năng nắm bắt rất nhanh các thông tin liên qua đến dịch bệnh để có phương án thích nghi an toàn cho gia đình và bản thân trong mùa dịch.
+ Ảnh hưởng từ truyền thông
Bảng 4.6. Mức độ tác động của ảnh hƣởng thông điệp truyền thông
Hoàn toàn không đồng ý 26 8,6% 100%
Không đồng ý 22 7,3% 91,4%
Bình thường 78 25,8% 84,1%
Đồng ý 109 36,1% 58,3%
Hoàn toàn đồng ý 67 22,2% 22,2%
Bảng 4.7. Mức độ tác động của ảnh hƣởng tin tức truyền thông
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế
Hoàn toàn không đồng ý 7 2,3% 100%
Không đồng ý 7 2,3% 97,7%
Bình thường 31 10,3% 95,4%
Đồng ý 105 34,8% 85,1%
Hoàn toàn đồng ý 152 50,3% 50,3%
Qua bảng 4.6 và 4.7, có thể thấy rằng ảnh hưởng của truyền thông đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng là rất lớn, đặc biệt là những tin tức được tiêu cực hóa liên quan đến Covid-19 với giá trị trung bình của các lựa chọn cho biến này là 4,28. Điều này được lí giải, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tin tức tiêu cực có thể gây ra tâm lý hoang mang, làm người tiêu dùng suy nghĩ sai lệch hoặc nghiêm trọng hóa hơn so với điều kiện thực tế đãn đến việc gia tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến vì tâm lý đám đông thúc đẩy họ.
+ Ảnh hưởng từ tuyên truyền của Chính phủ
Bảng 4.8. Mức độ tác động của ảnh hƣởng từ tuyên truyền của chính phủ
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế
Không đồng ý 17 5,6% 96%
Bình thường 57 18,9% 90,5%
Đồng ý 124 41,1% 71,6%
Hoàn toàn đồng ý 92 30,5% 30,5%
Qua bảng 4.8, cho thấy rằng những lời tuyên truyền và kêu gọi của chính phủ có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Với người tiêu dùng, Chính phủ là một thực thể có sự uy tín nhất định, trước khi làn sóng thứ 4 của đại dịch bùng phát, Việt Nam được xem là mô hình thành công trong công tác chống dịch trên thế giới. Người dân tin tưởng vào những chính sách, lời kêu gọi, tuyên truyền từ Đảng và Nhà Nước, điều này sẽ thúc đẩy họ lựa chọn mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Tổng kết
Biểu đồ 4.5: Mức độ tác động của ảnh hƣởng xã hội
100,0% 85,1% 91,7% 90,5% 90,0% 84,1% 80,0% 71,6% 77,1% 70,0% 58,3% 60,0% 49,6% 50,0% 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 0,0%
Đồng ý - Hoàn toàn đồng ý Trung lập - Hoàn toàn đồng ý
Ảnh hưởng từ những người xung quanh Ảnh hưởng từ thông điệp truyền thông Ảnh hưởng tin tức truyền thông Ảnh hưởng từ tuyên truyền của chính phú
Từ những kết quả trên, có thể kết luận nhân tố ảnh hưởng xã hội trong bối cảnh đại dịch có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. HCM. Trong đó, việc tiếp xúc với các tin tức tiêu cực từ truyền thông khiến người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất trong nhóm nhân tố ảnh hưởng xã hội với 85,1% phiếu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Kế đến, là ảnh hưởng là lời kêu gọi của Chính phủ với 71,6% người đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Qua đó, có thể kết luận rằng, ảnh hưởng
từ những mối quan hệ thân cận với người tiêu dùng ít quan trọng hơn ảnh hưởng từ Chính phủ và truyền thông trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng mua sắm trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.