Chúng tôi nhận thấy rằng việc phát triển hành vi năng lực VDKTKN đã học cho HS là một việc rất quan trọng và cấp thiết. Năng lực VDKTKN cần được GV tích cực bồi dưỡng thông qua các hoạt động dạy học trên lớp, các nhiệm vụ học tập và các tình huống học tập phát sinh hàng ngày. Việc sử dụng các BTCNDTT vào dạy học chính là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả giúp phát triển năng lực VDKTKN đã
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4
học cho HS. Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi xin được có một vài nhận xét như sau:
- Các BTCNDTT thường có nội dung sinh động, phong phú, gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày và lao động sản xuất, khiến GV nâng cao tư duy sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học truyền thống, cải thiện giáo án được hiệu quả hơn.
- Sử dụng các BTCNDTT vào dạy học bộ môn vật lí giúp HS nâng cao tinh thần học tập, gây hứng thú, hào hứng cho HS. Các kiến thức vật lí trong sách vở sẽ không còn trở nên nặng nề, khô khan, mà trở nên gần gũi như các hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng thực tiễn hàng ngày.
- Mỗi HS đều có khả năng phát triển năng lực VDKTKN nếu GV thật sự quan tâm, theo dõi sát sao và sử dụng PPDH đúng cách để phát triển từng hành vi năng lực VDKTKN của HS. GV nên tích cực hỗ trợ, trợ giúp những lúc HS gặp vướng mắc, lúng túng, kịp thời đưa ra đường hướng, lời gợi mở phù hợp để HS phát huy tốt đa khả năng tư duy và bộc lộ các hành vi của năng lực VDKTKN của bản thân.
Các phân tích thực nghiệm trên đã chứng minh tính khả thi trong việc sử dụng các BTCNDTT trong dạy học phần “Quang hình học” - Vật lí 11 giúp phát triển năng lực VDKTKN đã học của HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và giải thuyết khoa học ban đầu, đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
- Góp phần làm phong phú và sáng rõ những cơ sở lí thuyết và thực tiễn của việc sử dụng các BTVL có nội dung thực tiễn trong dạy học nhằm phát triển năng lực năng lực VDKTKN đã học của HS THPT.
- Biên soạn thành công 13 BTCNDTT phần “Quang hình học” - Vật lí 11 và sử dụng các bài tập vào xây dựng 2 tiến trình dạy học phần “Quang hình học” - Vật lí 11 (4 tiết) nhằm phát triển năng lực VDKTKN đã học cho HS.
- Xây dựng thành công 4 bảng tiêu chí đánh giá hành vi năng lực VDKTKN đã học của HS tương ứng với 2 bài học phần “Quang hình học” - Vật lí 11.
- Sau quá trình thực nghiệm đã kiểm chứng được tầm quan trọng và sự hiệu quả của việc sử dụng các BTCNDTT vào dạy học phần “Quang hình học” - Vật lí 11, nhằm góp phần phát triển năng lực VDKTKN đã học của HS.
- Việc sử dụng các BTCNDTT giúp HS phát huy tinh thần hăng hái, ham học hỏi, khám phá, nâng cao hứng thú học tập và khả năng áp dụng kiến thức vật lí vào giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống của HS.
- Việc nghiên cứu sự phát triển năng lực VDKTKN đã học của HS là quá trình theo dõi và bồi dưỡng lâu dài, không thể chỉ diễn ra thông qua một vài tiết học và những biểu hiện hành vi thông thường.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển năng lực VDKTKN đã học cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng BTCNDTT. Các hành vi của năng lực VDKTKN hầu như đều cho thấy sự tiến bộ từ HS.
Với kết quả như trên, đề tài đã khẳng định được giả thuyết ban đầu: Nếu xây dựng được BTVL có nội dung thực tiễn trong phần “Quang hình học”- Vật lí 11 và sử dụng hợp lí thì sẽ góp phần phát triển năng lực VDKTKN đã học của HS.
2. Khuyến nghị
- Nhà trường nên đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất như phòng học, trang thiết bị, sách vở, tài liệu tham khảo, dụng cụ thí nghiệm, …
- GV nên thường xuyên dạy học kết hợp giữa các BTVL thông thường và những BTVL có nội dung thực tiễn để HS thường xuyên được làm quen, tiếp xúc với các bài tập thực tiễn, ưu tiên những BTCNDTT gắn liền với những hiện tượng vật lí hay xảy ra tại địa phương, những dây chuyền sản xuất, làng nghề thủ công ở địa phương, … - Cần phải xây dựng hệ thống BTCNDTT, GV phải đầu tư nhiều thời gian, chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng và tổng hợp được những BTCNDTT phù hợp, hay và chính xác nhất. Đây là nhiệm vụ rất cần thiết cho việc sử dụng BTCNDTT vào dạy học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011- 2020., Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí
4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh, Sách Giáo Khoa Vật lí 11– cơ bản, NXB Giáo dục.
5. Phạm Kim Chung (Chủ biên), Lê Thái Hưng, Lê Thị Thu Hiền (2017), Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
6. Trương Quang Giáo (2002), Vật lý giải trí, Nhà xất bản Văn hóa – Thông Tin. 7. Lê Thị Mỹ Hà (2014), Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực Toán học, Hà Nội.
8. Nguyễn Thanh Hải (2006), Nghiên cứu sử dụng BTĐT và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
9. Nguyễn Thanh Hải (2012), Sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Tp.HCM.
10. Lê Thị Minh Hạnh (2018), Xây dựng và sử dụng bài tập thực tế chương “cảm ứng điện từ”- Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS, luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
11. Phạm Thị Hoài, Lựa chọn, xây dựng và sử dụng BTCNDTT nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho HS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Lê Thanh Huy, Lê Thị Thao (2018). Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua dạy học Chương “mắt. các dụng cụ quang” (vật lí 11). Tạp chí khoa học giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2018, tr 176-181.
13. Ngô Văn Khoát (1979), Hỏi đáp về những hiện tượng vật lí, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
14. Phạm Thị Mai, Bùi Thị Hiên, Lê Bá Tứ (2004). Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí, ĐHSP, ĐH Thái Nguyên. 15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật giáo dục Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
16. Phạm Thị Kim Quyên (2017), Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều”, vật lí 12 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thạnh (2007), Xây dựng và sử dụng bài tập định tính trực quan trong dạy học Vật lí 10 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 20. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
21. Đỗ Hương Trà (chủ biện), Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý (2019), Dạy học phát triển năng lực vật lí trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
22. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXB giáo dục, Hà Nội.
23. Thái Duy Tuyên (2007), Các phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Vũ Thành Trung (2019), Xây dựng và sử dụng BTCNDTT trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của HS, luận luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
25. Nguyễn Thị Hồng Việt (2000), Bài giảng Dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
26. ECD (2002), Definition and Selection of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation.
27. Gardner, Howard (1999), Intelligence Reflamed: Multiple Intelligences for the 21st Century, Basic Books.
28. Weiner, F.E.(2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen. Weinheim und Basejl: Beltz Verlag, pp. 17-31. Bản dịch tiếng Anh.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ DẠY HỌC VẬT LÍ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
ĐÃ HỌC VÀO THỰC TIỄN CỦA HS VÀ KẾT QUẢ
(Kết quả điều tra với 20 GV ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam).
Họ và tên: ... Tuổi: ……..Điện thoại:...Trình độ chuyên môn:... Thời gian tham gia dạy học ở trường phổ thông: ...
Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về việc sử dụng PPDH tích cực nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Vật lí vào thực tiễn cho HS ở trường THPT mà các thầy (cô) đang tham gia giảng dạy hiện nay (đánh dấu X vào nội dung quý thầy cô lựa chọn).
Câu 1. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của HS như thế nào? Mức độ Đánh dấu 1. Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. Bình thường 4. Không quan trọng
Câu 2. Theo thầy (cô), các biện pháp nào dưới đây có thể rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS?
Mức độ Đánh dấu
1.Thiết kế bài học logic hợp lí
2. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp.
3.Sử dụng bài tập có tình huống thực tiễn của cuộc sống, yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết
quan niệm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình 5. Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập
6. Kiểm tra đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện sáng tạo của HS.
7. Tăng cường các bài tập thực hành, thí nghiệm
Câu 3. Thầy (cô) cho biết đã sử dụng biện pháp nào để có thể rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cho HS?
Mức độ Đánh dấu
1. Thiết kế bài học logic hợp lí
2. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp.
3.Sử dụng bài tập có tình huống thực tiễn của cuộc sống, yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết
4. Yêu cầu HS nhận xét lời giải của người khác, lập luận bác bỏ quan niệm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình
5. Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập
6. Kiểm tra đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện sáng tạo của HS.
7.Tăng cường các bài tập thực hành, thí nghiệm
Câu 4. Thầy (cô) giáo cho biết mức độ sử dụng các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong quá trình giảng bài mới hoặc trong các giờ dạy trên lớp?
Mức độ Đánh dấu
1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 4. Không bao giờ
Câu 5. Thầy (cô) cho biết kết quả đánh giá HS được rèn luyện về năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cho HS dựa vào tiêu chí nào?
Mức độ Đánh dấu
1. HS nắm bài ngay tại lớp
2. HS tự thực hiện được các thí nghiệm
3. HS tự phát hiện vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức vật lí đã học và giải thích được các vấn đề đó
4. HS sử dụng được các phương tiện, thiết bị kĩ thuật và hiểu được cấu tạo nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật
5.HS tự nghiên cứu và báo cáo được các chủ đề liên quan đến chương trình vật lí phổ thông.
PHỤ LỤC 2. BẢNG THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA HS VỀ VIỆC HỌC TẬP VẬT LÍ, NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VẬT LÍ VÀO THỰC
TIỄN VÀ KẾT QUẢ
(Kết quả thăm dò với 200 HS lớp 11 trường THPT Tiểu La – Quảng Nam).
Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ………Lớp………
Xin em vui lòng cho biết thông tin về việc sử dụng bài tập vật lí (BTVL), phát triển năng lực vận dụng kiến thức (VDKT) của bản thân em ở trường (đánh dấu X vào nội dung mà em lựa chọn).
Câu 1. Các em có thích giờ học vật lí không?
Mức độ Đánh dấu
1. Rất thích 2. Thích
3. Bình thường 4. Không thích
Câu 2. Các em có thái độ như thế nào khi làm bài tập liên quan đến các tình huống thực tiễn trong cuộc sống trong sách giáo khoa hoặc do thầy (cô) giao cho?
Mức độ Đánh dấu
1. Rất hứng thú, phải tìm hiểu bằng mọi các 2. Hứng thú, muốn tìm hiểu
3. Thấy lạ nhưng không cần tìm hiểu 4. Không quan tâm đến vấn đề lạ
Câu 3. Em thấy có cần thiết phải hình thành và rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn không?
Mức độ Đánh dấu
1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Bình thường
4. Không cần thiết
Câu 4. Em có thường xuyên vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sốngkhông?
Mức độ Đánh dấu
1. Rất thường xuyên 2.Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 4. Không bao giờ
PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỌC TẬP 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 VÀ PHIẾU TRỢ GIÚP CỦA TIẾN TRÌNH DẠY HỌC “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG, PHẢN XẠ TOÀN PHẦN”
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau
Câu 1: Đề xuất phương án TN khảo sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
Câu 2: Đề xuất các dụng cụ TN cần có, đề xuất phương án TN
Câu 3: Thay đổi góc tới, đọc giá trị góc khúc xạ và ghi vào bảng số liệu
Lần đo i r sin i sin r Sin i/ sin r
1 2 3 4 5 6
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của góc r vào góc i và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của sin r vào sin i
Nhận xét:
- Tỉ số: sin
s inr
i
PHIẾU TRỢ GIÚP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Các dụng cụ TN cần có
- Nguồn phát ánh sáng => Đèn Laze
- Môi trường trong suốt thứ hai (ngoài môi trường không khí) =>Dùng khối bán trụ trong suốt
- Khảo sát sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới => Dùng thước đo độ - Giá đỡ, nguồn điện
Phương án TN: Chiếu ánh sáng từ môi trường không khí vào khối bán trụ. Thay đổi góc tới i, đọc giá trị góc r tương ứng
Bố trí TN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tỉ số không đổi sin
s inr
i
trong hiện tượng khúc xạ gọi là chiết suất tỉ đối n21của môi trường 2 đối với môi trường 1 : sin 21
s inr i n 21 n So sánh góc i và r
Nhận xét về độ lệch so với pháp tuyến của tia khúc xạ và tia tới
21 1
n
21 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Chiết suất tỉ đối của một môi trường đối với chân không gọi là chiết suất tuyệt đối