Chúng tôi chỉ phân tích những hoạt động học mà HS biểu hiện hành vi của năng lực VDKTKN đã học.
Phân tích tiết dạy “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG, PHẢN XẠ TOÀN PHẦN”
Bài tập 1: “Những người đi tắm thiếu kinh nghiệm”, chúng tôi sử dụng bài tập này trong hoạt động luyện tập, củng cố. Sau khi HS đọc tình huống xảy ra hằng ngày là đi tắm biển, ao hồ, sông suối...Câu hỏi đặt ra là “Thông tin trên liên quan đến nội dung kiến thức nào?” “Hãy giải thích vì sao có hiện tượng trên xảy ra”. Hơn 80% HS nhận
ra tình huống trên liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hơn 70% HS vận dụng được hiện tượng khúc xạ ánh sáng giải thích được hiện tượng (HV1) nâng lên của đáy ao hồ...(trong đó có khoảng 30% đạt mức độ 3). Trong câu hỏi “chỗ sâu nhất của bể là chỗ nào?” có hơn 60% HS giải thích được nghịch lí , trong đó chỉ có 20% đạt mức 3, chủ yếu mức 2 (hơn 70%). Với câu hỏi “Hãy đề xuất ý kiến khi tắm sông ao, hồ... ta cần
HV3. Đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay và mới. 12 Tổng điểm 36
phải chú ý đến vấn đề nào được đề cập ở tình huống trên để tránh nguy hiểm?”(HV2)
thì hơn 80% HS đánh giá được những vấn đề cần chú ý khi tắm để tránh nguy hiểm (trong đó gần 50% đạt mức 3). Trong câu hỏi “Để xiên trúng con cá người ấy phải xỉa
cái xiên xuống nước như thế nào?” (HV3) này thì HS đã đề xuất được muốn xiên trúng
cá thì phải xiên như thế nào (gần 30% đạt mức 3).
Bài tập 2: “Cáp quang”, chúng tôi sử dụng bài tập này trong hoạt động luyện tập, củng cố. Tình huống trong bài tập này rất gần gủi với HS, hầu hết các em đều biết cáp quang nên sau khi đọc đề bài, các em HS đều rất háo hức trả lời câu hỏi. Câu hỏi “Cáp quang
ứng dụng hiện tượng vật lí nào?”(HV1) thì đa số HS đều trả lời được nhưng khi yêu
cầu“Vẽ đường đi tia sáng trong sợ quang” thì khoảng hơn 60% HS hoàn thành mức độ 3. Với câu hỏi “Hãy cho biết ứng dụng của sợi quang trong hình ảnh dưới đây?”(HV2) thì hơn 50% HS hoàn thành ở mức độ 3. Câu hỏi “Xác định α nhỏ nhất để tia sáng trong
chùm đều truyền được trong ống?”(HV1) liên quan đến điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần và chỉ hơn 30% HS đạt mức độ 3, chủ yếu đạt mức độ 2. Trong câu hỏi “Hãy tìm giải pháp lấy ánh sáng mặt trời như thế nào để tiết kiệm điện năng nếu
dùng bóng đèn?”(HV3) thì có hơn 70% HS trả lời được ứng dụng hiện tượng phản xạ
toàn phần, trong đó chỉ có 25% đạt mức 3. Với câu hỏi “Nêu những ưu nhược điểm của
cáp quang so với cáp kim loại trong việc truyền thông tin?”(HV2) thì hơn 60% HS trả
lời được, trong đó gần 30% đạt mức 3.
Qua 2 bài tập, HS đã tham gia trả lời câu hỏi thì ta thấy các hành vi 1, 2, 3 thể hiện rất rõ (HV1 giải thích vấn đề thực tiễn; HV2 đánh giá vấn đề thực tiễn; HV3 đề xuất
biện pháp mới trong thực tiễn) thông qua vận dụng kiếnthức khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần.
Phân tích tiết dạy “BÀI TẬP KHÚC XẠ ÁNH SÁNG, PHẢN XẠ TOÀN PHẦN” Bài tập 3: "Kính mờ”, chúng tôi sử dụng bài tập này trong tiết bài tập nhằm phát triển năng lực VDKTKN đã học cho HS. HS đọc, quan sát hình ảnh và tìm hiểu tình huống này, câu hỏi: “Giải thích vì sao kính mờ có tác dụng có thể lấy được ánh sáng từ
bên ngoài qua nó nhưng ở bên ngoài hình ảnh nhìn được bị nhòa, không có quy luật rõ ràng nào?”(HV1) thì nhiều HS trong lớp tò mò, muốn tìm hiểu về kính mờ vì đây là
tình huống rất gần gũi trong thực tiễn. Từ vấn đề thực tiễn ở tình huống 1, có sự liền mạch trong tư duy nên nhiều HS nghĩ ngay nó liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh
sáng. Ở câu hỏi này một số ít HS trả lời được ở mức 3 nhưng sau khi trao đổi với bạn nhiều HS đã giải thích được bản chất của vấn đề là do ánh sáng bị khúc xạ không theo quy luật nào khi truyền qua kính mờ nên làm hình ảnh quan sát được bị nhòe. Sau khi đọc câu 3.2 với câu hỏi là: “Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích cho bạn hiểu?” (HV1) thì nhiều HS thấy phấn khích, thích thú. Một số ít HS trả lời được câu hỏi
này sau khi đã hiểu rõ được nguyên nhân làm kính mờ, nhòe là do bề mặt kính lồi lõm, thô ráp làm ánh sáng khúc xạ từ ngoài vào không tuân theo quy luật; việc đổ nước lên kính khắc phục điều đó nên dẫn đến sự cố của bạn Sơn. Với câu hỏi: “Từ thí nghiệm
kiểm tra tính năng của kính mờ bạn Sơn (như câu 3.2). Em hãy đề xuất cách lắp cửa (mặt nhám nên để bên trong hay bên ngoài) sao cho phát huy hết hiệu quả của kính mờ?” (HV3) thì đa số HS đều trả lời được, đây là một kĩ thuật lắp kính cơ bản mà người
thợ kính cần phải nắm rõ. Với câu hỏi: “Vậy nguyên nhân nào làm kính mờ? Em hãy đề
xuất cách để giúp bạn giảm bớt nỗi lo này?” (HV1, HV3) thì đa số HS trả lời được
nguyên nhân làm cho kính mờ theo mạch tư duy như trên. Câu hỏi đề xuất cách để giảm
mờ khi mang kính đi mưa thì nhiều HS phấn khích mong muốn giải đáp và áp dụng ngay
vào thực tiễn nhưng cũng chỉ có một vài HS trả lời được ở mức 3 mặc dù đây là tình huống gặp thường xuyên trong thực tế. Sau khi trao đổi với bạn trong nhóm và có sự trợ giúp của GV thì đa số HS nắm được một số biện pháp khắc phục tình trạng mắt kính mờ khi đi mưa.
Bài tập 4: “Hiện tượng ảo ảnh quang học”, chúng tôi đã sử dụng bài tập này cùng với bài tập 2 trong tiết bài tập nhằm vận dụng để đánh giá năng lực VDKTKN đã học của HS. Đây là tình huống mà HS đã gặp hoặc đã được đọc, xem trên các kênh thông tin. Sau khi HS đọc tình huống xảy ra hiện tượng ảo ảnh sa mạc của đoàn lữ hành: Bỗng họ thấy từ xa một vũng nước lấp loáng, trên đó in bóng những cây cọ xanh mát. Họ vội bước tới, nhưng khi đến nơi, họ ngạc nhiên và thất vọng chỉ nhìn thấy những cây cọ trên mặt cát khô, không một giọt nước. Câu hỏi đặt ra là “Em hãy giải thích cho đoàn lữ
hành rõ tại sao lại như vậy?”(HV1). Câu hỏi của tình huống này gây ra nhiều hứng thú
tìm hiểu hầu hết HS trong lớp. Hơn 75% HS nhận ra tình huống trên liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn và hơn 60% HS vận dụng được hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ ánh sáng giải thích được hiện tượng ảo ảnh sa mạc (HV1) (trong đó có khoảng 20% đạt mức độ 3). Trong câu hỏi: Vào những ngày mùa hè nóng nực và
ít gió, đi trên xe ôtô, hay xe mô tô nhìn tới phía trước đường nhựa, ở đằng xa ta thấy mặt đường loang loáng như có nước nhưng khi tới gần thì thấy mặt đường khô ráo. Tại sao có hiện tượng như vậy? Hãy giải thích điều đó? Đây là câu hỏi gần gủi mà hầu hết
HS nào cũng đã nhìn thấy hiện tượng, tuy nhiên các em chưa có kiến thức để giải thích, do vậy sau khi học “Khúc xạ, phản xạ toàn phần” thì hầu HS đều hứng thú, muốn được giải thích; Dựa vào mạch kiến thức mới vừa giải thích câu trước, ở câu hỏi này hơn 80% HS nhận ra được kiến thức liên quan là khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần tại các lớp không khí có chiết suất khác nhau (HV1) (trong đó khoảng 60% đạt mức độ 2). Câu hỏi: Những người lái xe khách đường dài cho biết, hiện tượng ảo tượng (như câu 3.2)
thường gặp nhiều ở đoạn đường đi qua khu vực miền Trung. Nhưng ở miền Bắc, hiện tượng này rất khó quan sát. Tại sao lại như vậy?(HV2) Với câu hỏi này HS dựa vào sự
giải thích của hai câu đầu có thể suy luận từ điều kiện xảy ra ảo ảnh để trả lời, câu hỏi này đòi hỏi HS huy động thêm kiến thức về địa lí (khí hậu ở miền Bắc)...để giải quyết. Ở câu này hơn 80 % HS nhận ra kiến thức nhưng chỉ khoảng 50% HS đạt mức độ 3. Câu hỏi tiếp theo trong tình huống này: “Aberdeenshire ở Scotland vô tình phát hiện
thấy cảnh con thuyền "bay" lơ lửng trên mặt nước. Hãy giải thích nghịch lí đó như thế nào?” (HV3) Đây là câu hỏi thú vị khiến nhiều HS thích thú muốn tìm hiểu, câu hỏi này cũng rất nhiều HS (85%) nhận ra kiến thức cần giải quyết là khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần nhưng chỉ hơn 35% đạt mức 3, khoảng 60% đạt mức 2 sau khi trao đổi với bạn và sự giúp đỡ của GV.
Như vậy, thông qua phân tích diễn biến các tiết dạy và đánh giá qua các hành vi của năng lực VDKTKN đã học của HS, có thể thấy các hành vi HV1(Giải thích, chứng
minh vấn đề thực tiễn), HV2 (Đánh giá, phản biện được một vấn đề thực tiễn), HV3(Đề xuất thực hiện được một số biện pháp mới của vấn đề thực tiễn) đã được thể hiện rõ.