Nguyên tắc xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học phần “quang hình học” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 (Trang 31 - 32)

BTCNDTT với tư cách là một loại bài tập trong hệ thống BTVL cần đảm bảo phải phù hợp với nội dung dạy học, phải phù hợp phương pháp dạy học của GV, kiến thức

trong mỗi bài tập phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định trong chương trình. Khi xây dựng BTCNDTT cần phải thỏa mãn các nguyên tắc sau:

- Bài tập có nội dung, tình huống có thật gắn với thực tiễn hoặc trong khoa học kĩ thuật.

- Các thông số (dữ kiện) trong bài tập phải có tính thực tiễn.

- Nội dung bài tập đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính cập nhật. - Bài tập phải gắn với nội dung học tập.

- Bài tập phải gần gũi với kinh nghiệm của HS, hướng đến một nhu cầu tìm hiểu thực tế cụ thể có thật, gần gũi với HS (kích thích hứng thú, tò mò của HS).

- BTCNDTT gặp phải, thường phức tạp hơn những kiến thức vật lí trong chương trình nên khi xây dựng BTCNDTT cho HS cần phải xử lí sư phạm để làm đơn giản hóa tình huống thực tiễn, và phù hợp trình độ, khả năng của HS.

- BTCNDTT phải có tính hệ thống, logic.

Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải kịp thời xây dựng những BTCNDTT ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS. Biến hóa nội dung BTCNDTT theo hình thức tiếp cận mô đun. Xây dựng một số BTCNDTT điển hình và từ đó có thể lắp ráp chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học phần “quang hình học” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)