Chỉ tiêu pHKCl Na+ (meq/100g) Cl- (%) SO42- (%) TSMT (%) EC 1:5 (mS/cm) CEC (meq/100g) OM (%)
Theo phân loại đất của Hội Khoa học đất Việt Nam, đất thí nghiệm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có phản ứng ít chua, hàm lượng hữu cơ khá, hàm lượng đạm trung bình, lân tổng số khá, kali tổng số trung bình, lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu trung bình. Thành phần cơ giới sét trung bình, dung tích hấp thu trung bình, có độ mặn trung bình, hàm lượng Cl- thấp, hàm lượng SO42- trung bình.
Như vậy, đất tại Thái Bình cơ bản thích hợp cho việc canh tác lúa nhưng đất bị nhiễm mặn nên cần có các biện pháp cải tạo đất mặn để sản xuất nông nghiệp.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN KHẢ NĂNG CẢI TẠOMẶN TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI MẶN TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến nồng độ Na+ trao đổi trên đấtnhiễm mặn trong phòng thí nghiệm nhiễm mặn trong phòng thí nghiệm
Mặn gây ức chế sinh trưởng, phát triển và giảm năng suất lúa. Hoạt động sinh lý và trao đổi chất của cây lúa bị ức chế trong điều kiện mặn là do sự mất cân bằng nước, ngộ độc ion hoặc do mất cân bằng trong trao đổi ion. Độ mặn cao
làm giảm hoạt động quang hợp, kìm hãm sự ra lá và làm biến đổi cấu trúc tế bào. Trong môi trường mặn cây tích lũy nhiều Na+. Các nghiên cứu trước đây cho rằng ảnh hưởng của mặn đối với cây lúa là do sự mất cân bằng thẩm thấu và sự tích lũy ion Cl-. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy nguyên nhân gây hại của mặn là do sự dư thừa Na+ (độc tố) và Cl- trở thành 1 anion trung tính, có thể được tích lũy ở các nồng độ khác nhau. Bằng chứng sinh hóa cho thấy rằng tác động phá hoại của Na+ trong cấu tạo của cấu trúc đại phân tử và sự liên quan của nó với vai trò của K+ trong tế bào chất sẽ ngăn chặn độc tính của Cl-. Hơn nữa sự mất cân bằng giữa Na-K sẽ ảnh hưởng bất lợi tới năng suất hạt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cải tạo đất mặn bằng cách bổ sung thạch cao hoặc với hàm lượng của các muối canxi dễ hòa tan sẽ dẫn đến hiệu ứng thoát kiềm, có nghĩa là dẫn đến sự thay thế Na+ trong phức hệ hấp thụ đất bằng Ca2+ và Mg2+ . Điều này bắt nguồn từ phương trình trao đổi ion:
[KĐ]Na2+ + Ca2+ => [KĐ]Ca2+ + 2Na+ (K.K.Gedroits)
Sản phẩm của phản ứng là các muối Natri dễ hòa tan, có khả năng ngưng tụ các keo đất và dễ dàng bị rửa sau đó.