PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRÊN
TRÊN CÂY LÚA
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu đánh giá một hoạt động sản xuất, kinh doanh, là cơ sở để người sản xuất quyết định phương án đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh đó sẽ mang lại lợi nhuận.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến hiệu quả kinh tế của lúaCông Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4
Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy:
Tổng thu là yếu tố cuối cùng của một quá trình sản xuất và là kết quả mong đợi của người sản xuất, nó được đánh giá thông qua năng suất thực thu và giá bán thóc. Kết quả cho thấy ở các công thức khác nhau thì có tổng thu khác nhau. Trong vụ xuân, tổng thu dao động từ 36.953.000 - 47.115.000 đồng/ha. Trong vụ mùa, tổng thu dao động từ 41.273.000 - 51.668.000 đồng/ha. Tổng thu đạt cao nhất tại công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) trong vụ xuân (47.115.000 đồng/ha) và vụ mùa (51.668.000 đồng/ha). Tổng thu tăng từ công thức đối chứng (CT1) đến công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) ở cả 2 vụ.
Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của các công thức thí nghiệm. Ở vụ xuân, lợi nhuận đạt từ 18.053.000 - 21.733.000 đồng/ha. Lợi nhuận thấp nhất ở công thức đối chứng (18.053.000 đồng/ha). Lợi nhuận ở các công thức có bón phân 16PB01 cao đều hơn đối chứng. Công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) có năng suất tuy cao nhất nhưng chi phí đầu tư lại cao hơn nhiều nên có lợi nhuận thấp hơn công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) và công thức bón 400kg 16PB01/ha (CT2). Công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) có lợi cao nhất, đạt 21.733.000 đồng/ha, lợi nhuận tăng so với đối chứng là 3.680.000 đồng/ha, tương ứng tăng 20,38%.
thức có bón phân 16PB01 cao đều hơn đối chứng. Công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) có năng suất tuy cao nhất nhưng chi phí đầu tư lại cao hơn nhiều nên có lợi nhuận thấp hơn công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) và công thức bón 400kg 16PB01/ha (CT2). Công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) có lợi cao nhất, đạt 27.042.000 đồng/ha, lợi nhuận tăng so với đối chứng là 4.318.000 đồng/ha tương ứng tăng 19,00%.
Như vậy ở cả 2 vụ, công thức 3 với lượng bón (800 kg 16PB01 +120kg N + 20kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha trong vụ xuân và (800 kg 16PB01 +100kg N + 20kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha trong vụ mùa cho hiệu quả kinh tế cao nhất.