Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu của lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 63 - 70)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

4.3.4. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu của lúa

Khi nhánh lúa được 3 lá trở lên sẽ sống được tự lập mà không cần nhờ dinh dưỡng của thân chính. Cây lúa bước vào phân hóa đòng thì dinh dưỡng tập trung chủ yếu về mô phân sinh ngọn để phân hóa đòng do vậy những nhánh chưa đủ 3 lá sẽ không có khả năng hình thành bông lúa nên gọi là nhánh vô hiệu. Những nhánh hình thành được bông gọi là nhánh hữu hiệu. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu là phần trăm của nhánh hữu hiệu so với tổng số nhánh. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu quyết định bởi số nhánh hữu hiệu và số nhánh tối đa. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu thường là 50% ở các giống địa phương và trên 70% ở những giống lúa cải tiến và cao hơn ở những giống ưu thế lai. Số nhánh hữu hiệu trong quần thể giống lúa cải tiến thường đạt 7-9 nhánh/khóm, những cây rìa mép ruộng thường có số nhánh hữu hiệu cao hơn vì hưởng nhiều ánh sáng, dinh dưỡng và chịu tác động ít hơn của cạnh tranh quần thể.

Số nhánh hữu hiệu giảm là do nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa không đáp ứng đủ dẫn đến những chồi phát triển kém hơn bị chết. Grattan & cs. (2002) tìm thấy rằng mặn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên số lượng bông lúa. Shereen & cs. (2005) cũng khẳng định rằng số nhánh hữu hiệu giảm đáng kể ở các mức độ mặn khác nhau.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu của lúa Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4

Qua số liệu ở bảng 4.9, chúng ta thấy số nhánh tối đa thấp nhất thể hiện ở công thức đối chứng (CT1) đạt 8,5 nhánh (vụ xuân) và 9,0 nhánh (vụ mùa). Số nhánh hữu hiệu của công thức đối chứng cũng đạt thấp nhất với 6,1 nhánh (vụ xuân) và 5,6 nhánh (vụ mùa).

Số nhánh tối đa đạt cao nhất ở công thức 4 (bón 1.200kg 16PB01/ha) với 9,0 nhánh tối đa trong vụ xuân và 9,5 nhánh tối đa trong vụ mùa. Số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở công thức 4 trong cả 2 vụ với 6,8 nhánh (vụ xuân) và 6,3 nhánh (vụ mùa).

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở công thức đối chứng là thấp nhất, đạt 71,8% trong vụ xuân và 62,2% trong vụ mùa. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở các công thức bón phân đều cao hơn đối chứng từ 1,8 – 3,8% (vụ xuân) và từ 2,6 – 4,5% (vụ mùa). Tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở công thức 4 với 75,6% trong vụ xuân và ở công thức 3 là 66,7% trong vụ mùa. Tuy nhiên tỷ lệ nhánh hữu hiệu giữa công thức 3 và công thức 4 không có sự chênh lệch đáng kể.

Như vậy công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) thể hiện ưu thế cao về khả năng đẻ nhánh, đây là cơ sở của việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

4.3.5. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa

Năng suất là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố: số bông/đơn vị diện tích, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ưu thì năng suất lúa sẽ đạt cao nhất. Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất, số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt/bông đóng góp khoảng 20% năng suất. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến giống lúa BC15 trong vụ xuân và vụ mùa 2019 chúng tôi thu được một số kết quả ở bảng 4.10.

Số bông/m2: Đây là yếu tố mang tính di truyền và chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện canh tác, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất. Thời kỳ quyết định là từ đẻ nhánh rộ trở về trước còn sau đó không ảnh hưởng lớn, ngoài ra nó còn phụ thuộc nhiều vào mật độ gieo cấy và thời gian đẻ nhánh hữu hiệu. Để tăng số bông trên đơn vị diện tích chúng ta cần tác động đồng thời nhiều

biện pháp kỹ thuật khác nhau như: chọn đúng thời vụ, mật độ gieo cấy thích hợp, bón phân cân đối, hợp lý, điều khiển quá trình đẻ nhánh thích hợp.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa

Công

Các yếu tố cấu thành năng suất

thức CT1 CT2 CT3 CT4 CV% LSD0,05 P (df) CT1 CT2 CT3 CT4 CV% LSD0,05 P (df)

Các số liệu nghiên cứu ở bảng 4.10 cho thấy:

Kết quả đo đếm số bông/m2 đã thể hiện rằng các công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng rất rõ rệt đến số bông/m2, số bông/m2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) trong cả 02 vụ. Trong vụ xuân số bông/m2 dao động từ 242 bông (công thức đối chứng) đến 273 bông (công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha). Số bông/m2 ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn công thức đối chứng từ 15 – 31 bông , tương đương tăng từ 6,20 – 12,81% so với đối chứng (CT1).

tăng từ 6,76 – 13,96% so với đối chứng (CT1). Qua đó chúng ta thấy ở công thức không bón phân 16PB01 thì số bông/m2 đạt thấp nhất và công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) đạt số bông/m2 cao nhất.

Số hạt chắc/bông: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rất rõ và chịu tác động rất lớn của môi trường xung quanh. Số hạt chắc/bông có mối tương quan thuận với năng suất lúa. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông là khoảng 32 ngày trước trỗ đến kết thúc thời kỳ chín sữa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tăng liều lượng bón phân 16PB01 thì số hạt chắc/bông đều tăng ở mức có ý nghĩa (P<0,05). Số hạt chắc/bông của các công thức thí nghiệm trong vụ xuân dao động từ 101,2 - 116,8 hạt. Số hạt chắc/bông ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn công thức đối chứng từ 7,1-15,6 hạt/bông, tương đương tăng từ 7,02 – 15,42% so với đối chứng (CT1). Công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) có số hạt chắc/bông lớn nhất (116,8 hạt). Trong vụ mùa số hạt chắc/bông dao động từ 120,8-135,1 hạt. Số hạt chắc/bông ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn công thức đối chứng từ 7,1-14,3 hạt, tương đương tăng từ 5,88-11,84% so với đối chứng (CT1). Công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) có số hạt chắc/bông lớn nhất (135,1 hạt).

Khối lượng 1.000 hạt: Là yếu tố cuối cùng cấu thành năng suất lúa. Khối lượng 1.000 hạt chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống, ngoài ra chế độ canh tác cũng có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Thời kỳ ảnh hưởng đến khối lượng 1.000 hạt là từ thời kỳ giảm nhiễm đến thời kỳ chín sáp. Từ những kết quả đo đếm được chúng tôi thấy khối lượng 1.000 hạt ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau không đáng kể. Điều này chứng tỏ khối lượng 1000 hạt không bị ảnh hưởng nhiều của liều lượng phân bón. Khối lượng 1.000 hạt ở các công thức thí nghiệm trong vụ xuân dao động từ 23,14 gam (công thức đối chứng) đến 23,16 gam (công thức bón 800kg 16PB01/ha và công thức bón 1.200kg 16PB01/ha), trong vụ mùa dao động từ 23,54 gam (công thức đối chứng) đến 23,56 gam (công thức bón 800kg 16PB01/ha và công thức bón 1.200kg 16PB01/ha).

Năng suất lý thuyết: nói lên tiềm năng năng suất của giống, dựa vào năng suất lý thuyết để tìm ra yếu tố quyết định tới năng suất và xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. Năng suất ruộng lí thuyết được tạo thành do số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Liều lượng phân bón ảnh hưởng đến các yếu tố trên từ đó gây ảnh hưởng tới năng suất lí thuyết. Từ kết quả ở bảng 4.10 ta thấy, năng suất lý thuyết thu được ở các công thức có bón phân 16PB01 đều cao hơn đối chứng.

Trong vụ xuân năng suất lý thuyết ở các công thức thí nghiệm dao động 56,67– 73,85 tạ/ha. Năng suất lý thuyết ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn đối chứng từ 7,76 – 17,18 tạ/ha, tương đương tăng 13,70 – 30,31%. Công thức đối chứng (CT1) có năng suất thấp nhất (56,67 tạ/ha), công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) cho năng suất cao nhất (73,85 tạ/ha). Trong vụ mùa, năng suất lý thuyết dao động từ 63,13 – 80,53 tạ/ha, năng suất tăng dần theo mức bón phân 16PB01. Năng suất lý thuyết ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn đối chứng từ 8,26 - 17,40 tạ/ha, tương đương tăng 13,08 – 27,56%. Công thức đối chứng (CT1) có năng suất thấp nhất (63,13 tạ/ha), công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) cho năng suất cao nhất (80,53 tạ/ha).

Năng suất (tạ/ha)

16PB01 (kg)

Hình 4.10. Mối tương quan giữa lượng bón 16PB01 và năng suất lúa xuân năm 2019

Năng suất thực thu: là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực tế của một chu kỳ sản xuất trên đồng ruộng. Công thức cho năng suất cao chứng tỏ công thức đó thích ứng và phát triển tốt trong điều kiện của vùng, địa phương sản xuất. Năng suất thực thu ở các công thức có bón phân 16PB01 đều cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa (P<0,05) và càng tăng mức bón thì năng suất cũng tăng theo.

Trong vụ xuân năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm dao động 49,27 - 62,82 tạ/ha. Năng suất thực thu ở các công thức bón phân 16PB01 đều

cao hơn đối chứng từ 7,12 - 13,55 tạ/ha, tương đương tăng 14,45 – 27,50%. Công thức đối chứng (CT1) có năng suất thấp nhất (49,27 tạ/ha), công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) cho năng suất cao nhất (62,82 tạ/ha). Qua kết quả đồ thị ở hình 4.10 cho thấy, năng suất thực thu của lúa trong vụ xuân có tương quan chặt với lượng phân bón 16PB01 sử dụng (R2=0,8408), tuân theo hàm số sau: Y = - 8E-06x2+0,0213x+49,255. Qua phương trình này, năng suất đạt cao nhất là 91,79 tạ/ha khi sử dụng phân bón 16PB01 ở mức 1.331 kg/ha trong vụ xuân.

Năng suất (tạ/ha)

16PB01 (kg)

Hình 4.11. Mối tương quan giữa lượng bón 16PB01 và năng suất lúa mùa năm 2019

Trong vụ mùa, năng suất thực thu dao động từ 55,03 - 68,89 tạ/ha, năng suất tăng dần theo mức bón phân 16PB01. Năng suất thực thu ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn đối chứng từ 7,52 - 13,86 tạ/ha, tương đương tăng 13,67 - 25,19%. Công thức đối chứng (CT1) có năng suất thấp nhất (55,03 tạ/ha), công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) cho năng suất cao nhất (68,89 tạ/ha). Qua kết quả đồ thị ở hình 4.11 cho thấy, năng suất thực thu của lúa trong vụ mùa có tương quan chặt với lượng phân bón 16PB01 sử dụng (R2=0,8249), tuân theo hàm số sau: Y = -1E-05x2+0,0234x+54,963. Tuy nhiên trong cả 2 vụ, năng suất thực thu tại công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) và công thức bón

800kg 16PB01/ha (CT3) không có sai khác về mặt thống kê. Qua phương trình này, ta tính được năng suất đạt cao nhất là 96,03 tạ/ha khi sử dụng phân bón 16PB01 ở mức 1.170 kg/ha trong vụ mùa.

Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy đất mặn gây giảm tất cả thành phần năng suất và năng suất lúa (Mohammadi & cs., 2010; Islam & cs., 2011). Khi bón phân 16PB01, ion Ca2+ và Mg2+ được giải phóng sẽ cạnh tranh hấp thu với ion Na+; Ca2+ và Mg2+ giúp duy trì sự ổn định của màng tế bào tăng sự hấp thu dinh dưỡng có chọn lọc của cây lúa, góp phần cân đối dinh dưỡng cho lúa, giúp tăng năng suất lúa (Mahmoud & cs., 2004). Mặt khác trong phân bón 16PB01 có chứa thành phần hữu cơ (5% OM) gián tiếp giúp gia tăng tính chống chịu mặn của cây trồng, giúp giảm nhẹ ảnh hưởng của độ mặn trong đất, cải thiện năng suất lúa và giảm tác hại của Na+ (Aslam & cs., 2000).

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Dũng & cs.(2015), khi bón thêm phân hữu cơ và vôi năng suất hạt được cải thiện có ý nghĩa trên đất nhiễm mặn. Trên đất mặn, hiệu quả của vôi và phân hữu cơ giúp pH đất gia tăng, tăng Ca trong đất, phân bón hữu cơ hòa tan lân khó tan trong đất, giúp gia tăng hoạt động vi sinh vật đất, giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao hơn so với bón đơn lẻ hoặc không bón (Alva & cs., 1986; Shamshuddin & cs.,1991). Phân hữu cơ giúp giảm độc chất Al, Fe trong đất, giúp gia tăng pH đất (Muhrizal & cs., 2003 và Muhrizal & cs., 2006), giúp tăng hàm lượng đạm hữu dụng và lân hữu dụng, từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt và gia tăng năng suất lúa đáng kể ở các nghiệm thức phân bón có bổ sung thêm phân hữu cơ và vôi.

Như vậy, việc bón phân 16PB01 giúp cải thiện năng suất lúa có ý nghĩa trên đất nhiễm mặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w