PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
4.3.2. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái tăng trưởng chiều cao của
là như nhau. Tổng thời gian sinh trưởng của giống BC15 trong vụ xuân là 132 ngày, vụ mùa có thời gian sinh trưởng ngắn hơn là 110 ngày. Như vậy phân bón 16PB01 không có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của lúa.
4.3.2. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái tăng trưởng chiều caocủa lúa của lúa
Chiều cao cây cuối cùng của một giống lúa là một nhân tố quan trọng hình thành nên cấu trúc kiểu cây. Cây cao hơn 150cm rất dễ bị lốp đổ, ảnh hưởng đến năng suất, trong khi đó cây thấp hơn 90cm lại bị hạn chế về chiều dài bông lúa, gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất. Chiều cao cây là một chỉ tiêu thể hiện đặc trưng, đặc tính của mỗi giống, tuy nhiên do hệ số di truyền thấp nên chiều cao cây còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác. Canh tác lúa trong điều kiện mặn hạn chế sự hấp thu nước và dưỡng chất của cây lúa dẫn đến làm cản trở sự phát triển thân lá. Cây lúa bị ức chế dưới điều kiện mặn làm cho chiều cao cây thấp hơn (Zelensky, 1999).
Kết quả ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa ở các công thức thể hiện ở bảng số liệu 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa Đvt: ngày Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3
Kết quả thể hiện ở bảng 4.7 và hình 4.6 cho thấy chiều cao cây trong vụ xuân sau cấy 1 tuần dao động từ 25,3-26,1cm. Chiều cao cây ở các công thức là như nhau.
Từ 7-14 ngày sau cấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây bắt đầu tăng nhanh. Từ 14 – 42 ngày sau cấy do thời kỳ này cây lúa bước vào giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá mạnh, vì vậy đây là giai đoạn chiều cao tăng trưởng nhanh nhất. Ở 14 ngày sau cấy, chiều cao của các công thức giao động từ 31,0-32,9 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 31,0 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 32,9 cm. Ở 21 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 44,8-47,7 cm; công thức 3 có chiều cao cây cao nhất là 47,7 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 44,8 cm. Ở 28 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 55,9-59,3 cm; công thức 3 có chiều cao cây cao nhất là 59,3 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 55,9 cm. Ở 35 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 64,6 – 68,1 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 68,1 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 64,6 cm. Ở 42 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 73,2-77,2 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 77,2 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 73,2 cm. Chiều cao (cm) 120 100 80 60 40 20 0
Từ 49 ngày sau cấy trở đi tốc độ tăng đều và chậm hơn so với giai đoạn trước đó do thời kỳ này cây lúa bắt đầu bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Ở 49 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 81,6 – 86,0 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất 86,0 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 81,6 cm. Ở 56 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 89,3-94,4 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 94,4 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 89,3cm. Ở 63 ngày sau cấy, chiều cao cây dao động từ 97,1-102,5 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 102,5 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 97,1 cm.
Hình 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa trong vụ mùa năm 2019
Bảng 4.7 và hình 4.7 thể hiện sự tăng trưởng chiều cao của lúa trong vụ mùa có sự khác biệt trong vụ xuân vì thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Ở 7 ngày sau cấy chiều cao cây đạt khoảng 36,1-37,5 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 36,1 cm; công thức 3 có chiều cao cây cao nhất là 37,5 cm. Ở 14 ngày sau cấy chiều cao cây dao động trong khoảng 45,1-47,4 cm, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 45,1 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 47,4 cm. Ở 21 ngày sau cấy chiều cao cây dao động từ 51,5-54,9 cm; công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất
ngày sau cấy chiều cao cây giao động từ 59,0-63,7 cm, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 59,0 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 63,7 cm. Ở 35 ngày sau cấy chiều cao cây giao động từ 65,9-71,5 cm, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 65,9 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 71,5 cm.
Từ 42 ngày sau cấy trở đi tốc độ tăng đều và chậm hơn so với giai đoạn trước đó do thời kỳ này cây lúa bắt đầu bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Ở 42 ngày sau cấy chiều cao cây giao động từ 74,1-79,7 cm, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 74,1 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 79,7 cm. Ở 56 ngày sau cấy chiều cao cây giao động từ 89,6-95,0 cm, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 89,6 cm; công thức 4 có chiều cao cây cao nhất là 95,0 cm.
Kết quả theo dõi vụ xuân và vụ mùa trong năm 2019 cho thấy công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều cao là cao nhất, công thức 1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất trong tất cả các công thức thí nghiệm. Các công thức 2, 3, 4 có lượng dinh dưỡng N, P2O5, K2O bằng nhau và cùng bằng công thức đối chứng nhưng được thay thế 1 phần dinh dưỡng P2O5 trong Lân supe bằng phân 16PB01 nên cho có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn. Phân 16PB01 không những có tác dụng giảm ảnh hưởng của mặn tới cây trồng thông qua cơ chế giải phòng Ca2+, Mg2+ đẩy Na+ ra khỏi keo đất, mà còn bổ sung thêm các nguyên tố trung lượng (S: 8%, Mg: 5%, Ca: 8%) và chất hữu cơ (OM: 5%) tăng độ hữu dụng một số dinh dưỡng trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Vì vậy khi bón thêm phân 16PB01, cây trồng càng được cung cấp thêm dinh dưỡng từ đó có tác dụng tích cực đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lúa.