PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN KHẢ NĂNG CẢI TẠO MẶN
4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến nồng độ Na+ trao đổi trên đất nhiễm
nhiễm mặn trong phòng thí nghiệm
Mặn gây ức chế sinh trưởng, phát triển và giảm năng suất lúa. Hoạt động sinh lý và trao đổi chất của cây lúa bị ức chế trong điều kiện mặn là do sự mất cân bằng nước, ngộ độc ion hoặc do mất cân bằng trong trao đổi ion. Độ mặn cao
làm giảm hoạt động quang hợp, kìm hãm sự ra lá và làm biến đổi cấu trúc tế bào. Trong môi trường mặn cây tích lũy nhiều Na+. Các nghiên cứu trước đây cho rằng ảnh hưởng của mặn đối với cây lúa là do sự mất cân bằng thẩm thấu và sự tích lũy ion Cl-. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy nguyên nhân gây hại của mặn là do sự dư thừa Na+ (độc tố) và Cl- trở thành 1 anion trung tính, có thể được tích lũy ở các nồng độ khác nhau. Bằng chứng sinh hóa cho thấy rằng tác động phá hoại của Na+ trong cấu tạo của cấu trúc đại phân tử và sự liên quan của nó với vai trò của K+ trong tế bào chất sẽ ngăn chặn độc tính của Cl-. Hơn nữa sự mất cân bằng giữa Na-K sẽ ảnh hưởng bất lợi tới năng suất hạt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cải tạo đất mặn bằng cách bổ sung thạch cao hoặc với hàm lượng của các muối canxi dễ hòa tan sẽ dẫn đến hiệu ứng thoát kiềm, có nghĩa là dẫn đến sự thay thế Na+ trong phức hệ hấp thụ đất bằng Ca2+ và Mg2+ . Điều này bắt nguồn từ phương trình trao đổi ion:
[KĐ]Na2+ + Ca2+ => [KĐ]Ca2+ + 2Na+ (K.K.Gedroits)
Sản phẩm của phản ứng là các muối Natri dễ hòa tan, có khả năng ngưng tụ các keo đất và dễ dàng bị rửa sau đó.
Bảng 4.4. Nồng độ Na+ trao đổi trong đất ở thí nghiệm trong phòng
Na+ trao đổi (meq/100g đất)
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05. Tương tự đối với các bảng tiếp theo trong luận văn.
Từ số liệu bảng 4.4 cho thấy, ảnh hưởng của lượng phân bón 16PB01 đến nồng độ Na+ trao đổi trong đất sau 7 ngày ngâm nước sai khác có ý nghĩa (P<0,01). Trước khi thí nghiệm nồng độ Na+ trao đổi là 4,08 meq/100g, sau ngâm 7 ngày nồng độ Na+ trao đổi trong đất ở tất cả các công thức đều giảm từ 2,17 - 2,79 meq/100g đất. Nồng độ Na+ trao đổi có khuynh hướng giảm dần khi tăng lượng bón 16PB01. Nồng độ Na+ trao đổi trong các công thức dao động từ 1,29-1,91 meq/100g, giá trị cao nhất ở công thức đối chứng (CT1) đạt 1,91 meq/100g, các công thức bón phân 16PB01 đều có giá trị thấp hơn đối chứng từ 0,22 – 0,62 meq/100g, tương ứng với mức giảm 11,5 – 32,5%. Công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) có nồng độ Na+ trao đổi đạt thấp nhất (1,29 meq/100g).
Na+ (Meq/100g)
16PB01 (kg)
Hình 4.1. Mối tương quan giữa lượng bón 16PB01 và nồng độ Na+ trong đất sau ngâm 7 ngày
Qua kết quả đồ thị ở hình 4.1 cho thấy, nồng độ Na+ trong đất giảm sau 7 ngày ngâm có tương quan chặt với lượng phân bón 16PB01 sử dụng (R2=0,9641), tuân theo hàm số sau: Y = 1,9106* e-3E-04x.
Ca2+ có trong phân bón 16PB01 giúp tăng trao đổi với Na+ trên phức hệ hấp thu nên nồng độ Na+ trao đổi giảm thấp so với công thức không bón. Như vậy, nồng độ Na+ trao đổi được cải thiện có ý nghĩa ở các công thức có bón phân 16PB01 và thấp nhất ở công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4).