Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của e marketing tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở việt nam FTU (Trang 78)

Hệ số tương quan chỉ ra mối quan hệ giữa từng cặp biến. Hệ số tương quan càng cao chỉ ra 2 biến có quan hệ càng chặt chẽ. Nếu hệ số dương chỉ ra hai biến có quan hệ cùng chiều. Nếu hệ số tương quan âm chỉ ra 2 biến có quan hệ ngược chiều. Kết quả chỉ ra kết quả kinh doanh có tương quan mạnh nhất nguồn lực công nghệ (0.659), kết quả kinh doanh có tương quan yếu nhất với định hướng E-marketing (hệ số tương quan bằng 0.495). Đồng thời các biến độc lập có hệ số tương quan đều dưới 0.8 chỉ ra hiện tượng đa cộng tuyến gần như không xảy ra trong mô hình nghiên cứu khi đưa đồng thời các biến độc lập vào. Tuy nhiên, hệ số tương quan chưa chỉ ra được tác động của các yếu tố lên kết quả kinh doanh. Học viên tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy ở bước tiếp theo để tìm ra tác động này.

Bảng 4.13: Ma trận hệ số tương quan

ORG TEC HUM BUS EMO

ORG 1

TEC 0.659** 1

HUM 0.566** 0.447** 1

BUS 0.606** 0.384** 0.229** 1

EMO 0.495** 0.294** 0.381** 0.394** 1

*. Tương quan ở mức ý nghĩa 5% **. Tương quan ở mức ý nghĩa 1%

4.6. Phân tích hồi quy

Trong phân tích hồi quy, biến phụ thuộc sẽ được chạy qua các biến độc lập. Với mô hình nghiên cứu của học viên, biến phụ thuộc sẽ lần lượt là: 1 biến phụ thuộc về kết quả kinh doanh. Kết quả phân tích quy thu được như sau:

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy

Unstandardized Coefficients

Standardized

Coefficients t p-value VIF B Std. Error Beta (Constant) 0.266 0.197 1.351 0.179 TEC 0.306 0.045 0.362 6.800 0.000 1.399 HUM 0.257 0.050 0.268 5.091 0.000 1.367 BUS 0.277 0.041 0.347 6.751 0.000 1.306 EMO 0.128 0.044 0.150 2.903 0.004 1.326 R2 0.674 Kiểm định F 0.0000

Biến phụ thuộc: Kết quả kinh doanh ORG

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 20

Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến (chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10). Do vậy, việc đưa đồng thời các biến độc lập vào trong cùng một phương trình là thỏa mãn kiểm định về sự độc lập của các biến độc lập (giả định các biến độc lập là hoàn toàn độc lập với nhau).

Với p-value của kiểm định F bằng 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên phân tích hồi quy với các biến độc lập là phù hợp (có ít nhất một biến có ảnh hưởng lên biến phụ thuộc kết quả kinh doanh).

Hệ số xác định R2 bằng 0.674 chỉ ra mô hình giải thích được 67.4% sự thay đổi của kết quả kinh doanh qua 4 biến độc lập trong mô hình. 32.6% còn lại là các yếu tố khác.

Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra nhân tố về nguồn lực E-marketing bao gồm: nguồn lực công nghệ; nguồn lực con người; và nguồn lực kinh doanh đều có ảnh hưởng tính cực lên kết quả kinh doanh các doanh nghiệp (hệ số beta dương và p- value đều nhỏ hơn 0.05). Đồng thời nhân tố về định hướng E-marketing (EMO) cũng ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh các doanh nghiệp xuất khẩu (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05).

Bên cạnh đó dựa vào hệ số beta chuẩn hóa, kết quả phân tích cũng chỉ ra yếu tố nguồn lực công nghệ có ảnh hưởng mạnh nhất tới kết quả kinh doanh (hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.362- lớn nhất); nhân tố có tác động mạnh thứ hai là nguồn lực kinh doanh (hệ số beta chuẩn hóa cao thứ hai bằng 0.347); nhân tố tác động mạnh thứ ba là nguồn lực con người (hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.268); nhân tố có tác động yếu nhất trong 4 nhân tố là nhân tố định hướng E-marketing (hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.150).

Kết quả mô hình đánh giá theo mức độ tác động các nhân tố lên kết quả kinh doanh được mô tả như sau:

Hình 4.18: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên kết quả kinh doanh 4.7. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chỉ ra các đánh giá về nguồn lực E-marketing trong các doanh nghiệp đều đang được đánh giá ở mức trung bình (các đánh giá trung bình đều dưới 4 trên thang đo 5 điểm). Kết quả này có thể thấy mặc dù nhận biết tầm quan trọng của E-marketing trong thời gian CMCN4.0 nhưng nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động E-marketing còn hạn chế. Yếu tố công nghệ được coi là tiên phong và quan trọng để thực hiện các hoạt động E-marketing vẫn ở mức trên trung bình. Sự chuẩn bị nguồn lực về công nghệ trong doanh nghiệp chưa tốt đến từ việc các doanh nghiệp không hoàn toàn sử dụng các nguồn lực bên trong để phục vụ hoạt động E-marketing. Các hình thức thuê ngoài vẫn còn tồn tại trong một số doanh nghiệp nhỏ dẫn tới kéo điểm trung bình đánh giá của yếu tố nguồn lực công nghệ xuống mức trung bình.

Yếu tố định hướng E-marketing đang được các doanh nghiệp đánh giá tốt với điểm trung bình đều trên 4 với thang đo 5 điểm. Kết quả này chỉ ra các doanh nghiệp xuất khẩu có những nhận định cũng như định hướng tốt về E-marketing trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời đại CMCN 4.0, các doanh nghiệp đã và đang tiếp cận tốt với xu hướng công nghệ. Việc áp dụng các nền tảng công nghệ số vào trong hoạt động kinh doanh đã được các doanh nghiệp đón nhận một

0.150 Định hướng e-marketing

Nguồn lực công nghệ

Kết quả kinh doanh 0.362

Nguồn lực kinh doanh

Nguồn lực con người

0.347

cách tích cực. Đồng thời, các doanh nghiệp đã có chiến lược sử dụng E-marketing cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn ở mức trung bình (thông qua các điểm đánh giá về nguồn lực E-marketing trong doanh nghiệp ở mức trung bình). Điều này mở ra cho tồn tại khoảng cách giữa việc định hướng về E- marketing và việc chuẩn bị các nguồn lực cũng như chất lượng nguồn lực về E- marketing còn ở mức rõ ràng.

Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra yếu tố nguồn lực công nghệ có ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh các doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể thấy được yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động E-marketing thì nguồn lực trang bị về công nghệ phục vụ hoạt động marketing càng tốt thì mang lại hiệu quả kinh doanh càng cao. Với trang thiết bị công nghệ được trang bị tốt cho hoạt động E-marketing giúp hoạt động marketing đi vào hoạt động đúng với chiến lược của doanh nghiệp. Việc lỗi

thời công nghệ không xảy ra giúp các doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động E-marketing tối ưu nhất hiện tại. Hoạt động E-marketing không bị gián đoạn giúp

hiệu quả marketing tăng lên giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Yếu tố về nguồn lực con người cũng ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Kết quả này chỉ ra yếu tố nguồn nhân lực phục vụ hoạt động E-marketing càng tốt thì doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh càng cao hơn. Nguồn lực con người tốt sẽ giúp việc sử dụng công nghệ vào E- marketing được phát huy tối ưu hơn. Với các nguồn lực đủ kiến thức cũng như luôn được đào tạo để nâng cao trình độ, hiểu biết và tìm hiểu những phương thức mới của hoạt động E-marketing. Các hoạt động nâng cao tri thức phục vụ cho E- marketing là những chính sách mang tính chất dài hạn giúp các doanh nghiệp làm chủ được E-marketing bắt kịp xu hướng thay đổi liên tục của công nghệ. Việc nâng cao nguồn lực con người giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển thị trường khi có kênh E-marketing hiệu quả.

Yếu tố nguồn lực kinh doanh ảnh hưởng cùng chiều lên kết quả kinh doanh cho thấy nguồn lực kinh doanh càng tốt thì kéo theo kết quả kinh doanh cũng tốt theo. Các doanh nghiệp có chiến lược cho các hoạt động E-marketing càng tốt sẽ

giúp việc thực thi càng dễ dàng hơn, và kéo theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó cũng tăng lên. Đồng thời các chiến lược E-marketing đặt ra đi kèm với

các hoạt động kiểm soát các chiến lược thực thi E-marketing cũng giúp hoạt động E-marketing được thực hiện đúng theo những dự kiến đã đề ra. Điều này sẽ giúp

kiểm soát các hoạt động E-marketing đúng lịch nhằm phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Các rủi ro hay sự cố phát sinh ngoài dự kiến sẽ được kiểm soát tốt hơn và có những ứng phó phù hợp với các sự thay đổi/ rủi ro ngoài dự kiến này trong các doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy cũng chỉ ra việc định hướng E-marketing cũng ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc có định hướng về hoạt động E-marketing càng tốt sẽ làm cho kết quả kinh doanh sẽ tăng lên. Việc định hướng rõ ràng các hoạt động E-marketing trong từng khâu từ giao tiếp với khách hàng, các giao dịch thương mại hay tiếp thị sản phẩm trên thị trường đều có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy kết quả kinh doanh. Việc định hướng rõ ràng các công cụ cho từng hạng mục marketing giúp các nguồn lực được phân phối chuyên môn hóa hơn. Việc phối hợp chức năng giữa các đơn vị liên quan được dễ dàng hơn khi chức năng và nhiệm vụ được định hướng rõ ràng. Định hướng E-marketing tốt làm cho bộ máy hoạt động liên quan được thực hiện chuyên nghiệp hơn mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan tới hoạt động E-marketing, luận văn cơ bản đã trả lời được các câu hỏi cũng như mục tiêu đặt

ra ban đầu:

Với việc thu thập các dữ liệu về tình hình áp dụng E-marketing trong các doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2018, luận văn đã đưa ra tình hình sử dụng các công cụ trong hoạt động E-marketing; luận văn cũng đưa ra được tình hình đầu tư qua chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ E-marketing tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng mô tả các giao dịch thương mại điện tử trong các doanh nghiệp theo hai hình thức B2B và B2C.

Qua việc tham khảo các nghiên cứu có trước về hoạt động E-marketing và kết quả kinh doanh, luận văn cũng đưa ra được mô hình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của E-marketing tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố E-marketing bao gồm: nguồn lực về E-marketing (nguồn lực công nghệ, nguồn lực con người, nguồn lực kinh doanh) và định hướng E-marketing. Mô hình nghiên cứu gồm 4 biến độc lập đại diện cho hoạt động E-marketing ảnh hưởng tới biến kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xuất khẩu.

Với dữ liệu thu thập được từ khảo sát, qua các kĩ thuật phân tích dữ liệu (thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy thang đo, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy), luận văn đã chỉ ra các yếu tố về nguồn lực E-marketing đang được đánh giá ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó yếu tố định hướng E-marketing lại đang được đánh giá tốt. Đồng thời kết quả phân tích hồi quy cũng chỉ ra cả 4 yếu tố về E-marketing đều ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xuất khẩu.

Về các giải pháp cũng như khuyến nghị sẽ được học viên trình bày chi tiết trong phần tiếp theo của luận văn.

Kết luận chương 4

Chương 4 đưa ra các kết quả phân tích theo quy trình ở chương 3. Các kết quả phân tích sự tin cậy thang đo chỉ ra các biến quan sát COM3 và FUN1 là các câu hỏi rác và được loại ra khỏi phân tích tiếp theo. Trong phân tích EFA các biến quan sát đều hội tụ giống với giả thuyết các nhân tố ban đầu. Kết quả phân tích tương quan chỉ ra các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra cả 3 nguồn lực E-marketing và yếu tố định hướng E-marketing đều có ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh các doanh nghiệp xuất khẩu.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Xu hướng phát triển của E-marketing trong tương lai trên thế giới và tại VN

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các công cụ E-marketing liên tục thay đổi và hướng tới sự thuận tiện và hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các công cụ này phát triển giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn khách hàng hơn với chi phí tối ưu nhờ hạn chế việc đi lại, gặp gỡ đối tác. Ngoài ra, với sự phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt hơn (khách hàng mục tiêu và nhà cung cấp gặp nhau dễ hơn khi nhu cầu mua và bán được xây dựng dựa trên nền tảng AI). Các sàn giao dịch B2B sẽ ngày càng hoàn thiện hơn với sự hỗ trợ của AI, đặc điểm nhu cầu cần của các doanh nghiệp cũng như đối tác dễ dàng được đề xuất hơn trong thời gian ngắn (có thể tính bằng giây).

Ngoài ra, hệ thống thanh toán điện tử ngày càng phát triển với các dịch vụ cung cấp tốt hơn và đa dạng hơn. Điều này thúc đẩy các hình thức giao dịch trực tuyến, do vậy các hoạt động liên quan tới trực tuyến cũng phát triển mạnh hơn. Do vậy, các hình thức E-marketing cũng phát triển mạnh hơn bên cạnh các hình thức thanh toán trực tuyến. Sự ra đời của AI, Blockchain làm cho các thông tin và giao dịch trở nên bảo mật hơn. Khách hàng yên tâm hơn với các giao dịch của mình và các kênh E-marketing trên sàn giao dịch trực tuyến.

Do vậy, có thể thấy được hoạt động E-marketing sẽ ngày càng phát triển và được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn trong hoạt động marketing của mình. Do đó, các doanh nghiệp cần có những sự chuẩn bị cũng như đầu tư các nguồn lực để sử dụng hiệu quả E-marketing trong hoạt động của doanh nghiệp.

5.2. Các đề xuất nâng cao hoạt động E-marketing cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Dựa trên kết quả về thực trạng E-marketing và kết quả phân tích dữ liệu thu thập được. Luận văn đưa ra một số giải pháp cũng như khuyến nghị giúp nâng cao

kết quả kinh doanh qua hoạt động E-marketing trong các doanh nghiệp xuất khẩu như sau:

5.2.1. Giải pháp về nguồn lực công nghệ

Được đánh giá mức đầu tư công nghệ cũng như hạ tầng công nghệ trong các doanh nghiệp đang ở mức trung bình, trong khi yếu tố nguồn lực công nghệ lại có ảnh hưởng tích cực lên kết quả kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần có chính sách phát triển nguồn lực công nghệ trong doanh nghiệp của mình nhằm đáp ứng phục vụ cho các chính sách, chiến lược định hướng E-marketing giúp nâng cao kết quả kinh doanh. Các dự án về đầu tư công nghệ nên được ưu tiên một cách rõ ràng giúp phát triển tốt hơn các hoạt động E-marketing trong doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện đánh giá hiệu quả của các dự án công nghệ khi sử dụng cũng như áp dụng vào trong hoạt động E-marketing. Hiệu quả đo lường được thể hiện đánh giá theo nội dung công việc (các công việc áp dụng công nghệ được thực hiện theo đúng thời gian đề ra, chất lượng công việc được thể hiện qua các kết quả công việc hoàn thành theo chỉ tiêu) cũng như hiệu quả trước và sau khi sử dụng công nghệ trong E-marketing.

Tuy nhiên, để thực hiện việc áp dụng công nghệ cũng như quan tâm tới hoạt động E-marketing thì những khoản chi phí đi kèm luôn cần thiết. Các doanh nghiệp nên phân bổ ngân sách theo yêu cầu thực tế của dự án. Với mỗi thị trường mục tiêu khác nhau, căn cứ vào đặc điểm thị trường, khách hàng; để xây dựng kế hoạch phương án triển khai và bố trí ngân quỹ tương ứng. Cách thức phân bổ này phải được đặt trên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của e marketing tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở việt nam FTU (Trang 78)