3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình nhân giống cây thuốc bằng hạt và giâm cành ở trong
nước
Việt Nam là một nước có vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa, mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hật có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở vùng núi thấp phía Nam đến khí hậu mang tính chất á nhiệt đới
vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung.
Theo các tài liệu về thực vật, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có tới gần 4.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả nước. Lợi ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam thực sự là lớn lao. Vai trò của cây thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân là điều không thể phủ nhận nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu này hiện nay rất đáng phải lưu ý.
Việc nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành chiết để bảo tồn nguồn gen của các cây dược liệu đã được nhiều tác giả quan tâm. Năm 2011, Đỗ Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh Hòa Bình. Kết quả cho thấy có thể nhân giống cây Xạ đen bằng phương pháp giâm hom cho tỉ lệ thành công cao hơn so với phương pháp gieo hạt.
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây sa nhân tím (Amomum
longiligulare T.L.Wu) ở Bình Định bằng phương pháp giâm hom của Trương Thị Hồng Hải
và Trần Công Quang (2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ NAA 200 ppm và chiều dài hom giâm 30 cm cho tỷ lệ sống cao và khả năng sinh trưởng của chồi non rất tốt. Giá thể làm ruột bầu ươm tốt nhất là 50% đất mặt + 30% xơ dừa + 19% phân chuồng hoai + 1% supe lân. Dùng lưới có tỷ lệ che bóng 70% sẽ ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống của hom giâm và khả năng sinh trưởng, phát triển của chồi con cây sa nhân tím [7].
Hoàng Vũ Thơ (2017), nghiên cứu khả năng ra rễ của Sâm nam núi dành (Callerya spp.) bằng phương pháp giâm hom thấy, giâm hom Sâm nam núi dành vào vụ Xuân, hom đoạn thân của cây mẹ tuổi 4, sử dụng IBA cho kết quả
tỷ lệ hom ra rễ, chất lượng bộ rễ tốt hơn các hormone khác. Sử dụng IBA (750 ppm) để nhân giống Sâm nam núi dành cho tỷ lệ hom ra rễ đạt trị số 11,11%, số rễ /hom là 0,24 rễ, chiều dài rễ /hom là 3,0cm và chỉ số ra rễ 0,72; Tỷ lệ hom Sâm nam núi dành ra rễ cao nhất mới đạt 11,11%, tuy nhiêm đối với đối tượng rất khó nhân giống này thì đây là kết quả bước đầu cho thấy khả năng thành công nếu được tiếp tục nghiên cứu mở rộng về loại và nồng độ hormone khác nhau [25].
Đặng Ngọc Hùng và cs nghiên cứu nhân giống cây Tam thất bắc (Panax pseudoginseng). Kết quả chỉ ra rằng, khả năng sinh trưởng và chất lượng chồi giâm hom Tam thất bắc phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi của hom, loại giá thể, khả năng che sáng để kích thích nảy mầm [11].
Năm 2017, Đặng Văn Hà và Nguyễn Thị Yến đã nghiên cứu nhân giống cây Dạ hợp (Magnolia coco Lour.) bằng phương pháp giâm hom đã khẳng định chất điều hòa sinh trưởng, giá thể và thời gian xử lý hom bằng chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom. Trong đó, xử lý hom bằng NAA (400 ppm), trong 25 phút và giâm trên giá thể 60% cát và 40% trấu hun, cho tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhấtl; tỷ lệ ra rễ đạt 93,3% và hệ số ra rễ 32,85 sau 50 ngày giâm. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để sản xuất cây giống cung cấp nhu cầu thị trường hoa cây cảnh [6].
Nghiên cứu nhân giống cây Cà gai leo (Solanum Procumbens) của Hoàng Kim Toản và cs (2018) cho thấy, nhân giống cây Cà gai leo áp dụng phương pháp giâm hom cho tỉ lệ thành công cao hơn so với phương pháp gieo hạt. Tác giả quan tâm lợi ích kinh tế to lớn cho người dân là điều không thể phủ nhận nhưng việc khai thác tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống là rất cần thiết [26].
1.2.2. Tình hình nghiên cứ u nhân giống cây Hương thảo bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành chiết
Cây Hương thảo là một loài cây mới được nhập khẩu vào nước ta, nên hiện nay các tài liệu nghiên cứu còn rất hạn chế. Việc nghiên cứu phát triển cây Hương thảo và các loại cây dược liệu đáp ứng nhu cầu thực tiễn là việc rất cần thiết. Do vậy, nghiên cứu nhân giống cây Hương thảo – một loài cây dược liệu bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành chiết sẽ đáp ứng được nguồn cây giống cung cấp cho thực tiễn và đồng thời tạo điều kiện để phát triển loại cây dược liệu này trong thời gian đến.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU