3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố ươm trồng đến khả năng tạo cây giống
giống bằng phương pháp giâm cành Hương thảo
a. Ảnh hưởng của dung dịch ra rễ đến khả năng sống và ra rễ của cành giâm trong vườn ươm
Đối với cây Hương thảo, việc nhân giống bằng cách giâm cành được xem là phương thức hiệu quả vì tỉ lệ nảy mầm của hạt giống rất thấp. Cành giâmcây Hương thảo sau khi được tách từ cây mẹ được xử lí kích rễ ở các dung dịch khác nhau và được trồng vào bầu ươm trên cùng một loại giá thể. Đánh giá khả năng sống và tạo rễ của cành giâm sau 50 ngày ươm trồng, kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của dung dịch kích rễ đến khả năng sống và ra rễ của cành giâm trong vườn ươm sau 50 ngày ươm trồng
Xử lý kích thích tạo rễ Tỉ lệ cành giâm sống và ra rễ (%)
Không xử lý kích rễ 85,2
Dung dịch kích rễ AC Roots 10 SL 96,3
Dung dịch kích rễ N3M 92,6
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, khả năng sống và tạo rễ của cành giâm cây Hương thảo trong giai đoạn vườn ươm chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xử lý kích rễ khá rõ rệt. Cành giâm không xử lý chất kích rễ, tỉ lệ sống và ra rễ thấp (đạt 85,2%). Khi xử lý cành giâm bởi 02 dung dich kích rễ, khả năng hình thành rễ đều tăng lên; trong đó, xử lý bằng dung dịch thuốc AC Roots 10 SL cho tỉ lệ ra rễ của cành giâm đạt đến 96,3%; dung dịch thuốc N3M cho tỉ lệ thấp hơn (đạt 92,6%).
Tại Việt Nam có rất ít công bố về nghiên cứu nhân giống vô tính cây Hương thảo. Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, Trần Thị Anh Thoa và cs, nghiên
cứu cho thấy, bổ sung NAA 0,75 mg/L thích hợp cho việc tạo rễ từ chồi in vitro
cây Hương thảo [24]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Minh Tâm và Nguyễn Thị Bích Phượng (2016), xử lý cành giâm Hương thảo với NAA, cho tỷ lệ cành ra rễ cao nhất (đạt 100%), số lượng rễ 24,3; chiều dài rễ 6,5 cm [20].
Theo nghiên cứu của Ninh Thị Phíp (2012), xử lý bởi các chế phẩm khác nhau, sinh trưởng, phát triển của cành giâm cây đinh lăng lá nhỏ là khác nhau. Sử dụng NAA hoặc N3M giúp cây ra nhiều rễ, sinh trưởng tốt hơn, rút ngắn thời gian xuất vườn. Trong đó giâm cành đinh lăng xử lý N3M ở nồng độ 2000 ppm giúp cành giâm ra nhiều rễ, tăng khả năng sinh trưởng của cành giâm cao hơn hẳn không xử lý. Tỷ lệ ra rễ đạt 96,7%, chiều dài rễ tại thời điểm xuất vườn: 5,2 cm, chiều dài rễ sau 90 ngày: 15,2 cm, số rễ/cây sau 90 ngày: 10,7 rễ), khối lượng tươi: 7,43 g/cây [15].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xử lý cành giâm Hương thảo bằng dung dịch thuốc kích rễ AC Roots 10 SL với thành phần chính NAA, khả năng sống của cành giâm và tạo rễ tốt hơn khi xử lý bằng dung dịch thuốc kích rễ N3M.
b. Ảnh hưởng của giá thể ươm trồng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo
Giá thể được xem như là sự thay thế hoàn hảo cho đất, là giá đỡ cho cây, là chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây, là nơi cung cấp độ ẩm, độ thoáng đồng thời cung cấp dinh dưỡng và cải thiện độ pH thích hợp với từng đối tượng cây trồng. Giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, dinh dưỡng, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại.
Đối với hom giâm cây Hương thảo sau khi được chọn lấy từ cây mẹ khỏe mạnh và qua các CT xử lí kích rễ được trồng vào các loại giá thể khác nhau để khảo sát sự ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây giâm hom trong giai đoạn vườn ươm.
Khi khảo sát ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây Hương thảo ở giai đoạn vườn ươm, với các loại giá thể khác nhau nhằm xác định được giá thể cơ chất thích hợp nhất cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của cành giâm sau 50 ngày ươm trồng được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cành giâm sau 50 ngày ươm trồng
Loại giá thể Tỉ lệ sống (%)
Chiều cao hom giâm (cm)
Tổng số cành /hom
giâm
Đất phù sa, xơ dừa và trấu
hun (1:1:1) 100 27,57 14-15
Đất phù sa và xơ dừa (1:1) 96,3 27,29 10-11 Đất phù sa và trấu hun (1:1) 92,6 27,21 11-12
Qua bảng 3.3 cho thấy, hom giâm cây Hương thảo trồng trong giá thể gồm: đất phù sa trộn với xơ dừa và trấu hun (1:1:1) đạt tỉ lệ sống và sinh trưởng tốt nhất (tỉ lệ hom giâm sống đạt đến 100%; số cành/hom là 14-15, chiều cao chồi giâm đạt 27,57 cm). Cành giâm trồng trên các giá thể khác tỉ lệ sống và sinh trưởng cành giâm thấp hơn; thấp nhất trên giá thể: Đất phù sa và trấu hun (1:1), tỉ lệ sống chỉ đạt 92,6% (số cành/hom là 11-12, chiều cao của hom giâm là 27,21 cm) sau 50 ngày ươm trồng trong điều kiện vườn ươm (Hình 3.2).
Nghiên cứu của Trần Thị Anh Thoa và cs cho thấy, sau khi chuyển cây Oải hương in vitro ra ngoài môi trường vườn ươm, tỷ lệ sống sót của cây sau 10 ngày trên giá thể xơ dừa (78,89%) cao hơn trên giá thể đất (40,67%). Giá thể xơ dừa nhẹ, trồng cây phát triển tốt, là sự lựa chọn tốt nhất thay thế cho giá thể đất [24]. Năm 2013, Ninh Thị Phíp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tăng
khả năng nhân giống của cây đinh lăng lá nhỏ; kết quả cho thấy, sử dụng giá thể là 50% đất + 50% trấu hun giúp cây sinh trưởng phát triển cao nhất về chiều cao chồi (14,2 cm), đường kính thân (0,51 cm), số lá/cây cao nhất (3 lá/cây) và số rễ (4,2 rễ/cây) [15].
Hình 3.2. Sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo trồng trong các giá thể khác nhau sau 50 ngày ươm trồng. CT1, Đất phù sa, xơ dừa và trấu hun (1:1:1);
CT2, Đất phù sa và xơ dừa (1:1); CT3, Đất phù sa, trấu hun (1:1).
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, sự phối hợp 3 loại cơ chất trên giá thể (đất phù sa, xơ dừa và trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1) thì thích hợp nhất cho sự sống sót và sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
của cành giâm cây Hương thảo
Ánh sáng là một trong các nhân tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của thực vật. Ở giai đoạn đầu giâm cành, hom giâm cây Hương thảo sẽ bị tác động mạnh bởi điều kiện che sáng. Để khảo sát độ che sáng thích hợp cho cành giâm cây Hương thảo trong vườn ươm, các hom giâm được ươm trồng trong 3 điều kiện che sáng khác nhau: Không che sáng (tự nhiên), lưới chắn sáng (30%) và che sáng bởi tán cây tự nhiên. Kết quả trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo ở giai đoạn vườn ươm
Điều kiện chiếu sáng
Tỉ lệ sống (%)
Chiều cao hom giâm (cm)
Tổng số cành/hom giâm
Không che sáng 77,8 24,91 5-6
Dưới lưới che 92,6 25,93 13-14
Dưới bóng cây 100 27,35 15-16
Từ bảng 3.4 cho thấy, khi hom giâm cây Hương thảo được ươm trồng dưới tán bóng cây cho tỉ lệ sống cao nhất (đạt 100%); hom giâm sinh trưởng tốt nhất với chiều cao đạt 27,35 cm và số cành/hom đạt 15-16. Hom giâm được ươm trồng dưới lưới che sáng (30%) và ngoài tự nhiên (không che sáng), tỉ lệ sống và sinh trưởng của hom giâm thấp hơn (tỉ lệ sống đạt từ 77,8-92,6% và chiều cao hom chỉ đạt từ 77,8-25,93 cm sau 50 ngày ươm trồng tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Như vậy cành giâm cây Hương thảo thích hợp ươm trồng trong điều kiện ánh sáng tán xạ dưới các tán cây (Hình 3.3).
Hình 3.3. Sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo trồng trong các điều kiện che sáng khác nhau sau 50 ngày ươm trồng. CT1, Không che sáng; CT2, Che
sáng (30%); CT3, Dưới tán cây tự nhiên.
Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm cây giống nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá ưa bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị chết hoặc ngừng sinh trưởng cho đến khi các lá ưa bóng được thay thế
bằng các lá ưa sáng [17], [23], [47].
Bùi Văn Thanh và Ninh Khắc Bản (2010), nghiên cứu về ảnh hưởng của che sáng trong giâm hom cây nắm cơm cho thấy, khi che 30% ánh sáng thì số rễ và chiều dài rễ là cao nhất [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Văn Tiến về ảnh hưởng ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng trong giai đoạn vườn ươm cho thấy, trong giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi gieo ươm, che sáng 50% là phù hợp, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng về chiều cao ở mức che sáng này đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là 99,07% và 21,56 cm. Nhưng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, che sáng 25% là phù hợp và cây con có tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là 94,44% và 33,26 cm; sau tháng thứ 6, có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi đem đi trồng rừng [19].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với hom giâm cây Hương thảo trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng nên ươm trồng cành giâm dưới điều kiện ánh sáng dưới tán cây là thích hợp nhất cho tỉ lệ sống cũng như sinh trưởng của cành giâm.
d. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sống và sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo
Cũng giống hầu hết thực vật, đối với cây Hương thảo, dinh dưỡng khoáng là một trong các nhân tố thiết yếu chi phối quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Mặc dù cây Hương thảo trong giai đoạn giâm hom ở vườn ươm sau khoảng 20 ngày đã phát triển rễ nhưng bộ rễ vẫn chưa ổn định như ở cây Hương thảo trưởng thành, nên việc cho bón bổ sung các loại dinh dưỡng NPK dạng hạt bón gốc sẽ không khả quan nên phương thức bón dinh dưỡng dạng dung dịch qua lá vẫn là phương thức an toàn hơn hết, tránh được hiện tượng sốc sinh lí cho rễ và cây Hương thảo giâm hom. Đánh giá khả năng sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo dưới chế độ dinh dưỡng khác nhau sau 30 ngày ươm
trồng được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo sau 30 ngày ươm trồng
Chế độ dinh dưỡng khoáng Tỉ lệ sống (%) Chiều cao hom giâm (cm) Tổng số cành/hom giâm Growmore NPK 20-20-20 (0,3125g/250ml/gốc/lần/7 ngày) 100 27,46 a 11-12 Growmore NPK 30-10-10+TE (0,125g/250ml/gốc/lần/7 ngày) 96,3 27,67 a 9-10 Đầu trâu MK901 NPK 15-20- 25(0,375g/250ml/gốc/lần/7 ngày) 92,6 26,94 b 4-5
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Từ bảng 3.5 trên nhận thấy, sử dụng dinh dưỡng phân bón Growmore NPK 20-20-20 và Growmore NPK 30-10-10+TE có tác động tốt đến sinh trưởng cành giâm cây Hương thảo. Tuy nhiên, khi áp dụng chế độ dinh dưỡng phân bón Growmore NPK 20-20-20 cho tỉ lệ sống cao hơn hẳn đạt 100% và số cành/hom đạt 11-12. Đối với dinh dưỡng phân bón Đầu trâu thì cho tỉ lệ sống là 92,6% cũng như khả năng sinh trưởng (số cành/hom) là thấp nhất (4-5 cành giâm) (Hình 3.4).
Theo Hà Thị Mừng (2010), nghiên cứu ảnh hưởng của NPK đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi được tiến hành tại vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng ở Hà Nội và Hòa Bìn. Kết quả cho thấy, giai đoạn 1 năm tuổi, cây Kháo vàng có chiều cao, đường kính, tốc độ sinh trưởng tương đối và hàm lượng N, P2O5 và K2O trong lá lớn nhất ở
các công thức bón 57,3 mg N/kg ruột bầu, 76,3 mg P2O5 /kg ruột bầu và 34,4 mg K2O/kg ruột bầu; giai đoạn 2 năm tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cây lớn nhất ở các công thức bón 76,3 mg N/kg ruột bầu, 114,5 mg P2O5/kg ruột bầu và 45,8 mg K2O/kg ruột bầu [13].
Hình 3.4. Sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo trồng trong các điều kiện dinh dưỡng khác nhau sau 30 ngày ươm trồng. CT1, Growmore NPK 20-20- 20; CT2, Growmore NPK 30-10-10+TE; CT3, Đầu trâu MK901 NPK 15-20-25
Nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Văn Tiến về ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng trong giai đoạn vườn ươm cho thấy, bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) hòa tan trong nước lã với nồng độ 5% cho tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao của cây con Re gừng cao hơn bón thúc bằng nước phân chuồng
ngâm hoặc không bón thúc [19].
Đối với cây Hương thảo trồng trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, việc áp dụng chế độ phân bón Growmore NPK 20-20-20 với liều lượng 0,3125g/250ml/gốc/lần/7 ngày sẽ giúp cây Hương thảo đạt tỉ lệ sống cao và sinh trưởng tốt.
e. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sống và sinh trưởng của hom giâm cây Hương thảo
Nước là nhân tố sinh thái thiết yếu của cây. Ở giai đoạn cây giâm hom, chế độ tưới nước với hàm lượng thích hợp không những chi phối đến sự tồn tại và phát triển bộ rễ ở cây Hương thảo mà còn đảm bảo và thúc đẩy khả năng sinh trưởng cho cây nhanh đạt tiêu chuẩn của cây trồng ra môi trường tự nhiên. Ở giai đoạn đầu giâm hom, hom giâm còn chưa đủ lượng rễ cần thiết để đạt khả năng sinh trưởng tốt nhất. Một chế độ tưới phù hợp tránh hiện tượng thiếu nước do quá ít hoặc thừa nước dẫn đến thối rễ hoặc thiếu oxi do úng nước là điều quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng sống của hom giâm cây Hương thảo. Khi khảo sát ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng của cây Hương thảo ở giai đoạn vườn ươm, với các chế độ tưới khác nhau nhằm xác định được lượng nước và chu kì tưới thích hợp nhất cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sống và sinh trưởng của cành giâm cây Hương thảo
Chế độ nước tưới sống (%) Tỉ lệ Chiều cao hom giâm (cm) Tổng số cành/ hom giâm
2,5 L/ tổng bầu giâm hom (1
2,5 L/ tổng bầu giâm hom (2 lần/ngày, buổi sáng 8h-9h,
buổi chiều 15h-16h) 92,6 26,36
b 12-13
2,5 L/ tổng bầu giâm hom (1
lần/ngày, buổi chiều 15h-16h) 85,2 25,51a 7-8
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa thống kê với p<0,05
Qua bảng 3.6 cho thấy, hom giâm cây Hương thảo trong giai đoạn vườn ươm khi được áp dụng chế độ nước tưới: 2,5 L/tổng bầu giâm hom 2 lần/ngày vào lúc 8h-9h sáng và 15h-16h chiều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của