3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra và khảo sát
Tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với phỏng vấn các nhà vườn về đối tượng nghiên cứu. Điều tra, thu thập số liệu từ các nguồn tài liệu về khí hậu của thành phố Đà Nẵng từ năm 2016 đến tháng 4 năm 2020.
2.4.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của đất
a) Phương pháp lấy mẫu đất
Tiến hành lấy mẫu đất tại các khu vực khảo sát. Tại mỗi điểm lấy 1 kg đất, sâu khoảng 20 cm, sau đó trộn đều các mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 7538 - 2: 2005.
b) Phương pháp xác định pH
Xác định pH (pH – KCl) theo tiêu chuẩn TCVN 5979: 2007.
c) Phương pháp xác định nitơ tổng số
6498: 1999. Dùng H2SO4 đậm đặc kết hợp với chất xúc tác như CuSO4, TiO2, HgO2 hoặc chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7, KClO4 nhằm phân hủy chất hữu cơ, chuyển các dạng N về dạng NH4+. Tiến hành chưng cất chuyển NH4+ về NH3, sau đó áp dụng phương pháp chuẩn độ để xác định N tổng số trong đất.
d) Phương pháp xác định photpho tổng số
Xác định photpho theo phương pháp so màu. Sử dụng hỗn hợp 2 axit H2SO4 và HClO4 đậm đặc để công phá các hợp chất của photpho trong đất (TCVN 8940 : 2011).
2.4.3. Phương pháp ươm trồng cây Hương thảo trong giai đoạn vườn ươm ươm
a. Ươm trồng cây Hương thảo bằng phương pháp gieo hạt
* Xử lý hạt giống
- Hạt giống Hương thảo được xử lý theo các nghiệm thức sau: + CT 1: hạt giống không qua xử lý,
+ CT 2: hạt giống được ngâm qua nước ấm (450C - 500C) trong 12 giờ. + CT 3: hạt giống được ngâm qua nước ấm (450C - 500C) trong 24 giờ.
Hình 2.3. Bố trí các công thức gieo hạt giống cây Hương thảo
trong giai đoạn vườn ươm
* Chuẩn bị giá thể ươm hạt
- Sử dụng giá thể gieo hạt Klasmann, công thức 424 (100% Rong thủy đài) được mua từ cơ sở nông sản Tài Thêm, 110 Hải Hồ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Sau đó dùng khay xốp loại 84 lỗ đã có sẵn giá thể gieo hạt, mỗi lỗ gieo 1 hạt, sau khi gieo hạt xong đặt một lớp giá thể mỏng lên bề mặt (khoảng 1 cm) đặt ở khu vực thoáng mát, nhiều ánh sáng nhưng ít nắng.
Hình 2.4. Giá thể gieo hạt Klasmann (100% Rong thủy đài).
* Chăm sóc và theo dõi cây gieo hạt
- Tưới giữ ẩm thường xuyên cho hạt giống (1 lần/ngày, buổi sáng 8-9h)
- Theo dõi thời gian và mức độ nảy mầm của hạt sau khoảng 2-3 tuần ươm trồng.
b. Uơm trồng cây Hương thảo bằng phương pháp giâm cành
* Phương pháp chuẩn bị cành giâm
- Các cành giâm (dài khoảng 18-20 cm) được chọn từ cây Hương thảo khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, Cắt bỏ hết các lá từ phần gốc cành giâm (2-2,5 cm tính từ gốc hom).
Hình 2.5. Cành cây Hương thảo dùng hom giống
- Sau khi đã chuẩn bị hom giâm, ức xử lý kích thích ra rễ cho hom giâm như sau:
+ CT 1: cành giâm không xử lý kích rễ.
+ CT 2: cành giâm được xử lý kích rễ bởi thuốc AC Roots 10 SL (có thành phần chính là NAA với nồng độ 3000 ppm).
* Phương pháp chuẩn bị giá thể cho bầu ươm - Các loại giá thể thường dùng:
+ Mụn xơ dừa: Là sản phẩm của xơ dừa, có tác dụng là hạn chế được sâu bệnh gây hại, rất nghèo dinh dưỡng. Đặc tính của mụn xơ dừa là có hàm lượng lignin cao nên khả năng phân giải tự nhiên xảy ra rất chậm, mụn xơ dừa có khả năng giữ được độ ẩm tốt, xốp, có độ thông thoáng, dễ vận chuyển. Mụn xơ dừa với sự bổ sung than bùn, phân chuồng và NPK đã góp phần nâng cao chất lượng cây giống, tăng tỷ lệ cây sống, cây mọc đều hơn, ít có hiện tượng sâu bệnh và phát triển tốt.
+ Trấu hun: Là sản phẩm của việc đốt cháy vỏ trấu, được ủ trước khi sử dụng, có cấu trúc rỗng, xốp giúp giữ nước và giữ chất dinh dưỡng, pH thấp, nghèo dưỡng chất. Thành phần chính trong tro là silicat SiO2 (> 80 - 90%), xuất hiện chủ yếu là pha vô định hình và một chút pha tinh thể của silicat, với lượng carbon còn dư như là tạp chất và một số nguyên tố khác như K và Ca.
- Chuẩn bị giá thể:
Giá thể cần có những thành phần phối trộn được chuẩn bị như sau: đất được sử dụng trong giá thể là đất phù sa, loại đất được lấy từ một trong các khu vực thực nghiệm vào ngày nắng nóng, được sàng lọc để bỏ đi các vụn sỏi và củ của cỏ gấu. Vụn xơ dừa xay mịn. Và thành phần cần chuẩn bị nữa là trấu hun, là loại trấu sau khi thu lại từ các máy xay gạo, tiến hành đốt cháy mà thành.
- Tạo các loại giá thể:
Các thành phần trên được sử dụng để phối trộn tùy theo các cách khác nhau để tạo thành 3 CT giá thể như sau:
+ CT giá thể 1: đất phù sa trộn xơ dừa và trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1 + CT giá thể 2: đất phù sa trộn xơ dừa theo tỉ lệ 1:1
+ CT giá thể 3: đất phù sa trộn trấu hun theo tỉ lệ 1:1
đoạn vườn ươm. - Đóng bầu ươm:
Sử dụng túi nhựa PE với kích thước nhỏ (có đục lỗ) để đóng bầu ươm rồi đặt vào các khu vực cố định tại vườn ươm để khảo sát giai đoạn vườn ươm.
Hình 2.6. Các loại giá thể để trồng hom giâm cây Hương thảo trong giai
đoạn vườn ươm. (a) Giá thể 1, (b) Giá thể 2, (c) Giá thể 3.
* Phương pháp trồng hom giâm vào bầu ươm
- Hom giâm cây Hương thảo sau khi được xử lý qua 3 CT kích thích ra rễ xong được trồng vào bầu ươm đã có sẵn giá thể theo 3 CT phối trộn giá thể khác nhau.
- Chuyển các bầu ươm cây Hương thảo hoàn chỉnh đến các khu vực - Cách bố trí thí nghiệm: Ở giai đoạn vườn ươm, thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên đồng thời, mỗi công thức gồm 10 hom giâm, lặp lại 3 lần thử nghiệm. Các thí nghiệm được thực hiện trong vườn ươm có điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi tỷ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng sau 50 ngày ở giai đoạn giâm hom tại vườn ươm.
* Phương pháp bố trí giá thể trồng
Với 3 loại CT giá thể đã chuẩn bị, cây Hương thảo đã qua 50 ngày tại vườn ươm được đưa ra trồng vào các khu vực có các CT giá thể khác nhau và tiến hành đánh giá tác động của mỗi loại CT giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu trong 70 ngày trồng tại giai đoạn thực nghiệm. Các CT thí nghiệm được thực hiện trên cùng chế độ che sáng, chế độ tưới và điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo tại vườn ươm (đo đạc chỉ tiêu sinh trưởng 25 ngày/lần).
* Phương pháp che sáng
Bố trí thí nghiệm với các điều kiện có ánh sáng khác nhau: + CT 1: Ngoài tự nhiên
+ CT 2: Che lưới chắn sáng + CT 3: Dưới tán cây
Đối với điều kiện ánh sáng dưới lưới che: sử dụng lưới nhựa xanh đen Thái Lan để che sáng cho CT giá thể và CT nước tưới ở mỗi khu vực khảo sát tại vườn ươm.
Các CT thí nghiệm được thực hiện trên cùng giá thể, chế độ tưới và điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây sau 50 ngày trồng ở giai đoạn vườn ươm.
* Phương pháp tưới nước
Áp dụng các CT nước tưới như sau:
+ CT nước tưới 1: 2,5 (l)/tổng bầu giâm hom, phun 1 lần/ngày (buổi sáng 8h-9h)
+ CT nước tưới 2: 2,5 (l)/tổng bầu giâm hom, phun 2 lần/ngày (buổi sáng 8h-9h và buổi chiều 15h-16h)
+ CT nước tưới 3: 2,5 (l)/tổng bầu giâm hom, phun 1 lần/ngày (buổi chiều 15h-16h)
Các công thức thí nghiệm được thực hiện trên cùng giá thể, chế độ che sáng và điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây sau 50 ngày trồng ở giai đoạn vườn ươm (25 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).
* Phương pháp bổ sung chất dinh dưỡng
Sử dụng các loại phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho hom giâm cây Hương thảo trong giai đoạn vườn ươm để giúp cho cây đạt khả năng sinh trưởng tốt nhất.
Các CT phân bón được áp dụng:
+ CT phân bón 1, Growmore NPK 20 - 20 - 20 : 0,3125 g/250 ml/gốc/lần/7 ngày
+ CT phân bón 2, Growmore NPK 30 - 10 - 10 + TE: 0,125 g/250 ml/gốc/lần/7 ngày
+ CT phân bón 3, Đầu trâu MK901 NPK 15 - 20 – 25: 0,375 g/250 ml/gốc/lần/7 ngày
Các CT thí nghiệm được thực hiện trên giá thể tốt nhất, với điều kiện chiếu sáng và tưới nước như nhau. Bắt đầu tiến hành bón phân qua lá cho hom giâm sau khi đã trồng vào bầu giâm hom được 2 tuần. Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây sau 50 ngày trồng ở giai đoạn của vườn ươm (15 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).
2.4.4. Phương pháp trồng cây Hương thảo ngoài tự nhiên tại thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng
Để cây Hương thảo sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được trồng trên loại đất màu mỡ và độ ẩm đất phong phú. Không chỉ vậy, tốc độ sinh trưởng của cây Hương thảo trong 2 – 3 tháng đầu tiên quyết định đến số lượng cành và chiều cao cây cũng như hàm lượng tinh dầu, do đó việc lựa chọn và bố trí loại đất trồng, thời vụ trồng, chế độ nước tưới và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây Hương thảo.
Ngoài ra, để xác định được ảnh hưởng của các NTST đến khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo khi được trồng thực nghiệm ngoài tự nhiên thì ở mỗi NTST chúng tôi nghiên cứu trên 3 CT thí nghiệm (ô thí nghiệm) được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB) với 15 cây/ô thí nghiệm với 3 lần lặp lại 3 ở mỗi CT thí nghiệm. Yếu tố khảo sát là các loại đất trồng (đất phù sa, đất cát pha sét, đất cát pha thịt), phương pháp tưới nước (số lần tưới và thời điểm tưới khác nhau), chế độ che sáng (ngoài nắng, dưới bóng cây, dưới lưới), chế độ dinh dưỡng (phân bón Đầu trâu NPK 20 - 20 – 15, phân tím tổng hợp NPK 15 - 5 - 30 + 3.2S + TE, Minro NPK 30 - 9 – 9 + TE).
a. Phương pháp xác định thời vụ trồng
Sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu: Tìm và nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Hương thảo, trong đó có nghiên cứu về thời vụ trồng.
Sử dụng phương pháp thực địa: đi thực tế, hỏi ý kiến cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nhà vườn tại địa phương.
b. Phương pháp khảo sát các loại đất trồng
Cây Hương thảo được tiến hành trồng trên 3 loại MT đất khác nhau để xác định ảnh hưởng của MT đất đến khả năng sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu. Dựa vào các phương pháp điều tra, khảo sát đã lựa chọn 3 MT đất phù hợp khi tiến hành nghiên cứu sinh trưởng của đối tượng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Áp dụng các công thức MT đất như sau: + CT MT đất 1: đất phù sa
+ CT MT đất 2: đất cát pha sét + CT MT đất 3: đất cát pha thịt
Ảnh hưởng của MT đất lên khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo sẽ được đánh giá thông qua tỉ lệ sống sót và chỉ tiêu sinh trưởng của đối tượng
nghiên cứu.
Mỗi CT thí nghiệm được tiến hành trên cùng một chế độ nước tưới, chế độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo suốt 70 ngày trồng (35 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).
c. Cách thức trồng cây giâm hom trong giai đoạn thực nghiệm
Cây giâm hom khi đạt được độ tuổi trưởng thành sau 50 ngày trồng trong giai đoạn vườn ươm với chiều cao trung bình đạt 27,24 cm và chiều dài rễ đạt trong khoảng 28-32 cm (tính trên sợi rễ dài nhất) thì chuyển sang giai đoạn thực nghiệm trồng ngoài môi trường tự nhiên.
Hình 2.7. Hom giâm cây Hương thảo sau 50 ngày ươm trồng trong giai đoạn vườn ươm
Sau đó, tiến hành tạo luống trồng với bề ngang 20 cm, chiều sâu 15 cm, được bón lót 300gram phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho mỗi vị trí trồng cây.
Hình 2.8. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh
Hình 2.9. Tạo luống và bón lót trước khi trồng
Mỗi luống trồng 15 cây với khoảng cách giữa các cây là 30-35 cm. Việc lên luống xung quanh mỗi hàng trồng nhằm hạn chế thất thoát nước khi áp dụng các chế độ tưới lên cây.
d. Phương pháp tưới nước
Nước được tưới chủ yếu quanh gốc và tưới lên lá cây Hương thảo sau khi được trồng xuống đất theo các CT nước tưới như sau:
+ CT nước tưới 1: tưới 1 lần/1 ngày, tưới vào buổi sáng, trong khoảng 8h00 - 9h00.
+ CT nước tưới 2: tưới 2 lần/1 ngày, tưới vào buổi sáng, trong khoảng 7h00 – 8h00 và buổi chiều 15h00 - 16h00.
+ CT nước tưới 3: tưới 1 lần/2 ngày, tưới vào buổi sáng, trong khoảng 8h00 – 9h00.
Lưu ý, không áp dụng CT nước tưới vào những ngày trời mưa để tránh tình trạng úng nước tạm thời.
Mỗi CT thí nghiệm được tiến hành trên cùng một loại đất, chế độ ánh sáng và trong cùng một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo suốt 70 ngày trồng ngoài thực nghiệm (35 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).
e. Phương pháp bổ sung dinh dưỡng
Các yếu tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng của đối tượng được thực nghiệm nghiên cứu trong giới hạn của đề tài là nitơ (N), photpho (P) và kali (K).
Các nguyên tố khoáng N, P và K được phối trộn theo các tỉ lệ khác nhau tạo thành các CT phân bón như sau:
+ CT phân bón 1, phân bón Đầu trâu NPK 20 - 20 - 15: 5 g/l/gốc/lần/15 ngày
+ CT phân bón 2, phân tím tổng hợp NPK 15 - 5 - 30 + 3.2S + TE: 5 g/l/gốc/lần/15 ngày
+ CT phân bón 3, Minro NPK 30 - 9 – 9 + TE: 5 g/l/gốc/lần/15 ngày Các CT phân bón được rải đều quanh gốc cây Hương thảo theo đường tròn với chu kì bón 15 ngày/lần, liều lượng 1 thìa cà phê/gốc.
Mỗi CT thí nghiệm được tiến hành trên cùng một loại đất, cùng chế độ che sáng và trong cùng một chế độ nước tưới, chăm sóc như nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo suốt 70 ngày trồng (35 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).
f. Phương pháp che sáng
Bố trí thí nghiệm với các điều kiện ánh sáng khác nhau: ngoài nắng, dưới lưới che và dưới bóng cây, cụ thể như sau:
+ CT 2: dưới lưới
+ CT 3: dưới bóng cây.
Đối với điều kiện ánh sáng dưới lưới che: sử dụng lưới nhựa xanh đen Thái Lan để che sáng cho CT giá thể và CT nước tưới ở mỗi khu vực khảo sát tại vườn ươm.
Các CT thí nghiệm được thực hiện trên cùng giá thể, chế độ tưới, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây sau 70 ngày trồng ở giai đoạn vườn ươm.
2.4.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng
a. Đối với phương pháp gieo hạt và hom giâm trong giai đoạn vườn ươm
- Tỷ lệ nảy mầm của hạt cây Hương thảo được tính theo công thức: Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ hạt nảy mầm =
Số hạt nảy mầm
x 100% Tổng số hạt gieo ban đầu
- Tỷ lệ sống sót của hom giâm được tính theo công thức: