Khảo sát các điều kiện tự nhiên và chọn loại đất phù hợp để trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây hương thảo (rosmarinus officinalis l ) trong điều kiện sinh thái tại thành phố đà nẵng (Trang 63 - 110)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Khảo sát các điều kiện tự nhiên và chọn loại đất phù hợp để trồng

trồng thử nghiệm cây giống Hương thảo từ giống giâm hom trên địa bàn huyện Hòa Vang - Đà Nẵng

a. Khảo sát điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện Hòa Vang - Đà Nẵng

Điều kiện khí hậu, thời tiết được tập hợp qua các năm gần với thời điểm nghiên cứu là dẫn liệu quan trọng để xem xét các vấn đề liên quan đến sự thay

đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết tại khu vực nghiên cứu có nằm trong giới hạn cho phép đối với đối tượng nghiên cứu hay không. Số liệu thu thập về điều kiện khí hậu, thời tiết qua 5 năm (từ 2016 đến 4/2020) được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7. Điều kiện thời tiết, khí hậu qua các năm tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (Trung tâm Khí tượng thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ)

Điều kiện thời tiết,

khí hậu 2016 2017 2018 2019 2020 Nhiệt độ trung bình (oC) 26,6 26,5 26,5 27,3 26,8 Tổng số giờ nắng (giờ) 2125,3 2046,6 2047,0 2287,0 2209,0 Lượng mưa (mm) 2688,7 2285,4 2542,2 2153,3 3071,8 Độ ẩm trung bình (%) 81 82 79,7 78,3 78,2

Qua bảng 3.7 trên nhận thấy, trong koảng 5 năm trở lại đây, nền nhiệt trung bình và độ ẩm trung bình không có sự biến động quá lớn; trong khi đó, tổng số giờ nắng và đặc biệt là lượng mưa lại có biến động nhiều. Nhiệt độ luôn dao động trong khoảng 26,5 - 27,3oC và ẩm độ khoảng 78,2 - 82% là các chỉ số NTST môi trường phù hợp cho quá trình sinh trưởng của cây Hương thảo [16]. Các nghiên cứu cho thấy, cây Hương thảo có khả năng sinh trưởng và phát triển khi được trồng tại những khu vực có lượng mưa nhiều kết hợp với điều kiện đất thoát nước tốt. Vì vậy, với lượng mưa dao động trong khoảng 2153,3 – 3071,8 mm/năm như đã nêu ở bảng 3.7 trên thì có thể trồng cây Hương thảo tại thành phố Đà Nẵng nói chung và ở huyện Hòa Vang nói riêng. Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới, tổng số giờ nắng trung bình qua các năm biến động trong khoảng 2046,6 – 2287,0 giờ/năm là khoảng giá trị thích hợp cho quá trình quang hợp thuận lợi vì cây Hương thảo sẽ quang hợp tốt ở những vùng trồng

có tổng số giờ nắng/năm đạt khoảng 2190,0 giờ [32].

b. Khảo sát điều kiện đất đai và chọn loại đất trồng thử nghiệm cây Hương thảo tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Sau khi khảo sát điều kiện khí hậu ở huyện Hòa Vang, chúng tôi tiến hành điều tra và phân tích tính chất đất của một số loại đất tương đối phù hợp để trồng cây Hương thảo thuộc khu vực này. Chúng tôi đã khảo sát ý kiến các hộ dân sống trên địa bàn huyện Hòa Vang về điều kiện đất đai kết hợp với phân tích một số tính chất đất trồng của các loại đất và từ đó chọn được 3 loại đất trồng cây Hương thảo để khảo sát ảnh hưởng của các NTST lên sự sinh trưởng của cây Hương thảo được trồng thực nghiệm tại Hòa Vang - Đà Nẵng, đó là: đất phù sa, đất cát pha sét và đất cát pha thịt. Các loại đất đã chọn được phân tích một số tính chất như: độ ẩm, pH, nitơ tổng số, lân (P2O5), kali(K2O) và kết quả khảo sát tính chất đất chọn trồng thử nghiệm cây Hương thảo được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.8. Một số NTST đất ở 3 loại đất được chọn trồng cây Hương thảo tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Đất phù sa Đất cát pha sét Đất cát pha thịt Độ ẩm (%) 21,5 19,5 20,5 pH 6,5 5,7 6,2 Nitơ tổng số (%) 0,21 0,081 0,135 Lân (P2O5) (%) 0,027 0,015 0,017 Kali (K2O) (%) 0,326 0,257 0,315

Từ bảng 3.8 trên nhận thấy, với tỉ lệ tương quan giữa các loại hạt: cát, limon và sét trong thành phần cơ giới của 3 loại đất nghiên cứu cho kết quả về tất cả các tiêu chí xét nghiệm thể hiện sự sai khác tương thích. Trong đó, giá trị ẩm độ và pH của đất là dao động không lớn và khá là phù hợp cho sự thích nghi

của bộ rễ và sự sinh trưởng của cây Hương thảo. Các tiêu chí còn lại đều liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi loại đất và ở mức không phải dồi dào, đây là cơ sở để xây dựng các công thức phân bón nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời vào đất cung cấp cho cây Hương thảo phát triển tốt nhất.

Hình 3.6. Cây Hương thảo được trồng trên 3 loại đất tại huyện Hòa Vang - Đà Nẵng. a, Đất cát pha thịt; b, Đất phù sa; c, Đất cát pha sét.

Giá thể là giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng đồng thời cung cấp dinh dưỡng và cải thiện độ pH thích hợp với từng đối tượng cây trồng. Sự khác biệt của hệ rễ trong các giá thể trồng khác nhau chủ yếu là do có sự khác biệt về khả năng giữ ẩm, độ thoáng khí cũng như thành phần dinh dưỡng của giá thể nên các vật liệu, đặc biệt là phân hữu cơ, thường được phối trộn để dùng làm giá thể [41], [48].

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển nếu thiếu chất dinh dưỡng, cây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sử dụng dinh dưỡng nguồn hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây đã cải thiện chất lượng cây trồng và cung cấp đầy đủ đạm cho cây giúp tổng hợp auxin tăng lên [4], [14]. Các nghiên cứu dinh dưỡng trên cây hương thảo rất ít [58]. Boyle và cs. (1991) cho rằng cây Hương thảo nhạy cảm với phân bón ở liều lượng cao [38].

Đối với kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh thái của 3 loại đất cho thấy, thành phần cơ giới của đất không chỉ có thể phù hợp cho cây Hương thảo mà còn dựa trên thành phần dinh dưỡng đó đề xuất các công thức phân bón phù

hợp cho đối tượng nghiên cứu.

Mỗi thời vụ trồng đối với thực vật nói chung và với cây Hương thảo nói riêng được cấu thành từ rất nhiều NTST vô sinh và hữu sinh trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, để đảm bảo khả năng sống sót, sinh trưởng phát triển và chất lượng tinh dầu cho cây Hương thảo; việc tham khảo kinh nghiệm của người trồng cây Hương thảo tại địa phương có loại đất được chọn trồng cây Hương thảo thực nghiệm là rất cần thiết. Không những vậy, bên cạnh đặc tính sinh học của cây Hương thảo là thích hợp với khí hậu ấm áp đồng thời không chịu được ngập úng lâu nên thời vụ xuống giống cây Hương thảo thích hợp nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Từ các cơ sở trên, chúng tôi xác định sẽ trồng thử nghiệm cây Hương thảo trên 3 loại đất khác nhau đã khảo nghiệm thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong thời vụ tương đối phù hợp cho cây Hương thảo là: vụ Xuân (bắt đầu từ tháng 01/2020).

3.2.2. Ảnh hưởng của một số NTST đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây giống giâm hom Hương thảo trồng tại Hòa Vang - Đà Nẵng

Tiến hành trồng cây Hương thảo từ nguồn cây giống giâm hom (cao 23- 28 cm, 50 ngày tuổi) giai đoạn vườn ươm tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng từ đầu tháng 01 đến giữa tháng 02 năm 2020. Cây Hương thảo đem trồng thử nghiệm ngoài tự nhiên nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các NTST như: loại đất, chế độ nước tưới, chế độ chiếu sáng và chế độ dinh dưỡng.

a. Ảnh hưởng của yếu tố đất trồng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây Hương thảo tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Cây Hương thảo sau 70 ngày trồng thử nghiệm ngoài tự nhiên trên 3 loại đất khác nhau, kết quả nghiên cứu được trình bày qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của loại đất đến khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo sau 70 ngày trồng ngoài tự nhiên

Loại đất Tỉ lệ sống (%) Chiều cao cây (cm) Số cành /cây Đất phù sa 97,78 39,87 46-47 Đất cát pha sét 91,11 34,49 33-34 Đất cát pha thịt 94,81 37,85 34-35

Từ kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, loại đất trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sống sót và sinh trưởng của cây Hương thảo trong điều kiện tự nhiên tại Hòa Vang - Đà Nẵng. Đất phù sa phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây Hương thảo (chiều cao đạt 39,87 cm, tổng số cành trung bình/cây khoảng 46- 47 cành sau 70 ngày trồng). Cây Hương thảo trồng trên các loại đất khác như đất cát pha sét hoặc pha thịt thì sinh trưởng có phần chậm hơn, thể hiện rõ ở khả năng phát sinh cành (Hình 3.7).

Độ phì nhiêu của đất hiểu vắn tắt là khả năng của đất cung cấp cho cây, trong thời gian sinh trưởng, một số lượng nước và chất dinh dưỡng. Đất giàu hay nghèo dinh dưỡng cũng đều sẽ cung cấp một số lượng chất cho cây như đạm, lân, kali và một số chất khác; tuy nhiên sẽ khác nhau về hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và điều đó thấy rõ thông qua khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trên loại đất đó [1].

Theo nghiên cứu của Trần Danh Việt và cs (2016), nghiên cứu di thực cây Đan sâm tại 5 địa điểm: Thanh Trì (Hà Nội); Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu và Vân Hồ (Sơn La) khẳng định rằng: cây đan sâm di thực tại 5 vùng sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng của các vùng đất ở miền núi có thể kéo dài đến cuối năm mới thu hoạch (300-330 ngày), còn ở đất vùng đồng

bằng phải thu hoạch sớm hơn (240-255 ngày) do vào thời điểm tháng 6 thường mưa nhiều gây thối rễ, nếu không thu hoạch cây sẽ chết hết [27].

Hình 3.7. Sinh trưởng của cây Hương thảo sau 70 ngày trên các loại đất trồng khác nhau tại huyện Hòa Vang - Đà Nẵng. CT1: Đất phù sa; CT2: Đất cát pha

sét; CT3: Đất cát pha thịt.

Với hàm lượng nitơ và lân cao hơn hẳn 2 loại đất còn lại, độ pH 6,5 ổn định và phù hợp cho cây Hương thảo của loại đất phù sa đã ảnh hưởng và cho kết quả khác biệt vượt trội nhất về tỉ lệ sống, chiều cao và khả năng phân cành ở cây Hương thảo sau 70 ngày trồng ngoài tự nhiên.

b. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây giống giâm hom Hương thảo trồng tại Hòa Vang - Đà Nẵng

Đối với cây Hương thảo, nước là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng. Dừa vào đặc điểm sinh học của cây Hương thảo, có thể thấy đây là một loại cây có thể chịu hạn tốt hơn khả năng chịu ngập úng, tuy nhiên, nếu không đảm bảo lượng nước tưới cần thiết cây Hương thảo sẽ rất dễ bị héo lá. Để đảm bảo khả năng sống sót và sinh trưởng của cây Hương thảo, chúng tôi thử nghiệm

trồng ở 3 chế độ nước tưới khác nhau (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo sau 70 ngày trồng ngoài tự nhiên

Chế độ nước tưới Tỉ lệ sống (%) Chiều cao cây (cm) Số cành/cây

01 lần/ngày vào buổi sáng 93,3 38,56 39-40 02 lần/ngày vào buổi sáng và chiều 100% 39,84 48-49 01 lần /2 ngày vào buổi sáng 80% 37,96 37-38

Qua bảng 3.10 cho thấy, các chế độ tưới nước khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đết sự sống sót và sinh trưởng của cây Hương thảo trong điều kiện tự nhiên tại Hòa Vang - Đà Nẵng. Cây Hương thảo sinh trưởng tốt nhất khi được tưới nước đủ ẩm 2 lần một ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều (tỉ lệ sống cao đạt 100%, chiều cao đạt 39,84 cm và cây có khả năng phân cành và đẻ nhánh rất tốt với tổng số cành trung bình/cây khoảng 48-49 cành sau 70 ngày trồng). Ở các điều kiện tưới nước khác, cây Hương thảo sinh trưởng chậm hơn, thể hiện qua khả năng phân cành thấp (Hình 3.8).

Tùy theo khả năng thoát và giữ nước của đất cùng các điều kiện sinh thái tự nhiên khác như số giờ nắng, ẩm độ, lượng mưa, nền nhiệt,… thì đối với cây Hương thảo trong nghiên cứu của chúng tôi, khi được trồng thực nghiệm ngoài tự nhiên ở huyện Hòa Vang nên áp dụng chế độ nước tưới đủ ẩm quanh gốc 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối là chế độ tưới phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây Hương thảo.

Hình 3.8. Sinh trưởng của cây Hương thảo sau 70 ngày trồng với các chế độ nước tưới khác nhau tại huyện Hòa Vang-Đà Nẵng. CT1, 01 lần/ngày vào buổi

sáng; CT2, 2 lần/ngày vào sáng và chiều; CT3. 1 lần/ 2 ngày vào buổi sáng

c. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây giống giâm hom Hương thảo trồng tại Hòa Vang - Đà Nẵng

Các nguyên tố dinh dưỡng: nitơ, photpho và kali là những nguyên tố dinh dưỡng rất thiết yếu cho cây trồng nói chung và với cây Hương thảo nói riêng. Đây cũng là 3 nguyên tố dinh dưỡng quen thuộc và được người trồng cây sử dụng rất nhiều. Vậy để phục vụ cho mục đích tìm ra liều lượng phân bón N, P, K phù hợp cho cây Hương thảo cũng như thuận tiện cho quá trình áp dụng theo quy trình kĩ thuật sau này của người trồng, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trồng cây Hương thảo ngoài tự nhiên trên 3 công thức phân bón N, P, K. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây Hương thảo sau 70 ngày trồng ngoài tự nhiên

Chế độ dinh dưỡng khoáng Tỉ lệ sống (%) Chiều cao cây (cm) Số cành TB/cây

Phân bón đầu trâu

(NPK 20-20-15) 93,3 38,53 38-39

Phân tím tổng hợp đầu bò

(NPK 15-5-20+3.2S+TE) 100 39,41 37-38

Phân bón Minro

(NPK 30-9-9+TE) 86,7 36,84 32-33

Từ bảng 3.11 cho thấy, sự sinh trưởng của cây Hương thảo chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ dinh dưỡng, thể hiện qua tỉ lệ sống và chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây và khả năng phân cành khác nhau dưới sự tác động của 3 chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đối với cây Hương thảo trồng trong điều kiện tự nhiên tại Hòa Vang – Đà Nẵng sinh trưởng tốt nhất khi được áp dụng chế độ phân bón phân tím tổng hợp đầu bò (NPK 15-5-20+3.2S+TE) (tỉ lệ sống cao đạt 100%, chiều cao đạt 39,41 cm). Cây Hương thảo khi được áp dụng các chế độ dinh dưỡng khác như phân bón đầu trâu (NPK 20-20-15) hoặc phân bón Minro (NPK 30-9-9+TE) thì cho tỉ lệ sống ít hơn (93,3% và 86,7%) cũng như chiều cao cây thấp hơn (38,53 cm và 36,84 cm). Đối với sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng phân cành thì CT phân bón Minro (NPK 30-9- 9+TE) cho khả năng phân cành thấp nhất với tổng số cành đạt khoảng 32-33 cành/cây; 2 chế độ dinh dưỡng còn lại cho khả năng phân cành tốt hơn và không có sự khác biệt quá lớn (tổng số cành/cây lần lượt là 38-39 cành và 37-38 cành) (Hình 3.9).

Hình 3.9. Sinh trưởng của cây Hương thảo sau 70 ngày trồng với các chế độ dinh dưỡng khác nhau tại huyện Hòa Vang - Đà Nẵng. CT1: Phân bón đầu

trâu; CT2: Phân tím tổng hợp đầu bò; CT3: Phân bón Minro.

Theo Phan Công Du và cs nghiên cứu về điều kiện nuôi trồng cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở điều kiện nhà kính và tự nhiên tại Lâm Đồng, kết quả cho thấy, cây sâm Ngọc Linh ở giai đoạn trồng trong tự nhiên, tỷ lệ phân bón (N : P2O5 : K2O) phù hơ ̣p cho cây sinh trưởng và phát triển tố t là tỷ lê ̣ 4:1:3 ở giai đoạn cây 2-4 năm tuổi [3]. Tùy theo hàm lượng dinh dưỡng có trong loại đất đang thực nghiệm trồng và với các chỉ số đạm tổng số (0,21%), kali (0,326%) và lân (0,027%) ở trong đất trồng là khá thấp nên CT phân bón 2 (Phân tím tổng hợp đầu bò NPK 15-5-20+3.2S+TE với liều lượng 5g/l/gốc/lần/15 ngày) được áp dụng cho cây Hương thảo sau 70 ngày trồng đã ảnh hưởng và cho kết quả về tỉ lệ sống và chỉ tiêu sinh trưởng là tốt nhất trong điều kiện khí hậu của thành phố Đà Nẵng khi trồng trên loại đất phù sa.

d. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây giống giâm hom Hương thảo trồng tại Hòa Vang - Đà Nẵng

sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây hương thảo (rosmarinus officinalis l ) trong điều kiện sinh thái tại thành phố đà nẵng (Trang 63 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)