Phương pháp trồng cây Hương thảo ngoài tự nhiên tại thành phố Đà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây hương thảo (rosmarinus officinalis l ) trong điều kiện sinh thái tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.4. Phương pháp trồng cây Hương thảo ngoài tự nhiên tại thành phố Đà

Đà Nẵng

Để cây Hương thảo sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được trồng trên loại đất màu mỡ và độ ẩm đất phong phú. Không chỉ vậy, tốc độ sinh trưởng của cây Hương thảo trong 2 – 3 tháng đầu tiên quyết định đến số lượng cành và chiều cao cây cũng như hàm lượng tinh dầu, do đó việc lựa chọn và bố trí loại đất trồng, thời vụ trồng, chế độ nước tưới và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây Hương thảo.

Ngoài ra, để xác định được ảnh hưởng của các NTST đến khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo khi được trồng thực nghiệm ngoài tự nhiên thì ở mỗi NTST chúng tôi nghiên cứu trên 3 CT thí nghiệm (ô thí nghiệm) được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB) với 15 cây/ô thí nghiệm với 3 lần lặp lại 3 ở mỗi CT thí nghiệm. Yếu tố khảo sát là các loại đất trồng (đất phù sa, đất cát pha sét, đất cát pha thịt), phương pháp tưới nước (số lần tưới và thời điểm tưới khác nhau), chế độ che sáng (ngoài nắng, dưới bóng cây, dưới lưới), chế độ dinh dưỡng (phân bón Đầu trâu NPK 20 - 20 – 15, phân tím tổng hợp NPK 15 - 5 - 30 + 3.2S + TE, Minro NPK 30 - 9 – 9 + TE).

a. Phương pháp xác định thời vụ trồng

Sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu: Tìm và nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Hương thảo, trong đó có nghiên cứu về thời vụ trồng.

Sử dụng phương pháp thực địa: đi thực tế, hỏi ý kiến cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nhà vườn tại địa phương.

b. Phương pháp khảo sát các loại đất trồng

Cây Hương thảo được tiến hành trồng trên 3 loại MT đất khác nhau để xác định ảnh hưởng của MT đất đến khả năng sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu. Dựa vào các phương pháp điều tra, khảo sát đã lựa chọn 3 MT đất phù hợp khi tiến hành nghiên cứu sinh trưởng của đối tượng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Áp dụng các công thức MT đất như sau: + CT MT đất 1: đất phù sa

+ CT MT đất 2: đất cát pha sét + CT MT đất 3: đất cát pha thịt

Ảnh hưởng của MT đất lên khả năng sinh trưởng của cây Hương thảo sẽ được đánh giá thông qua tỉ lệ sống sót và chỉ tiêu sinh trưởng của đối tượng

nghiên cứu.

Mỗi CT thí nghiệm được tiến hành trên cùng một chế độ nước tưới, chế độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo suốt 70 ngày trồng (35 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).

c. Cách thức trồng cây giâm hom trong giai đoạn thực nghiệm

Cây giâm hom khi đạt được độ tuổi trưởng thành sau 50 ngày trồng trong giai đoạn vườn ươm với chiều cao trung bình đạt 27,24 cm và chiều dài rễ đạt trong khoảng 28-32 cm (tính trên sợi rễ dài nhất) thì chuyển sang giai đoạn thực nghiệm trồng ngoài môi trường tự nhiên.

Hình 2.7. Hom giâm cây Hương thảo sau 50 ngày ươm trồng trong giai đoạn vườn ươm

Sau đó, tiến hành tạo luống trồng với bề ngang 20 cm, chiều sâu 15 cm, được bón lót 300gram phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho mỗi vị trí trồng cây.

Hình 2.8. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh

Hình 2.9. Tạo luống và bón lót trước khi trồng

Mỗi luống trồng 15 cây với khoảng cách giữa các cây là 30-35 cm. Việc lên luống xung quanh mỗi hàng trồng nhằm hạn chế thất thoát nước khi áp dụng các chế độ tưới lên cây.

d. Phương pháp tưới nước

Nước được tưới chủ yếu quanh gốc và tưới lên lá cây Hương thảo sau khi được trồng xuống đất theo các CT nước tưới như sau:

+ CT nước tưới 1: tưới 1 lần/1 ngày, tưới vào buổi sáng, trong khoảng 8h00 - 9h00.

+ CT nước tưới 2: tưới 2 lần/1 ngày, tưới vào buổi sáng, trong khoảng 7h00 – 8h00 và buổi chiều 15h00 - 16h00.

+ CT nước tưới 3: tưới 1 lần/2 ngày, tưới vào buổi sáng, trong khoảng 8h00 – 9h00.

Lưu ý, không áp dụng CT nước tưới vào những ngày trời mưa để tránh tình trạng úng nước tạm thời.

Mỗi CT thí nghiệm được tiến hành trên cùng một loại đất, chế độ ánh sáng và trong cùng một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo suốt 70 ngày trồng ngoài thực nghiệm (35 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).

e. Phương pháp bổ sung dinh dưỡng

Các yếu tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng của đối tượng được thực nghiệm nghiên cứu trong giới hạn của đề tài là nitơ (N), photpho (P) và kali (K).

Các nguyên tố khoáng N, P và K được phối trộn theo các tỉ lệ khác nhau tạo thành các CT phân bón như sau:

+ CT phân bón 1, phân bón Đầu trâu NPK 20 - 20 - 15: 5 g/l/gốc/lần/15 ngày

+ CT phân bón 2, phân tím tổng hợp NPK 15 - 5 - 30 + 3.2S + TE: 5 g/l/gốc/lần/15 ngày

+ CT phân bón 3, Minro NPK 30 - 9 – 9 + TE: 5 g/l/gốc/lần/15 ngày Các CT phân bón được rải đều quanh gốc cây Hương thảo theo đường tròn với chu kì bón 15 ngày/lần, liều lượng 1 thìa cà phê/gốc.

Mỗi CT thí nghiệm được tiến hành trên cùng một loại đất, cùng chế độ che sáng và trong cùng một chế độ nước tưới, chăm sóc như nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo suốt 70 ngày trồng (35 ngày đo đạc và thu số liệu 1 lần).

f. Phương pháp che sáng

Bố trí thí nghiệm với các điều kiện ánh sáng khác nhau: ngoài nắng, dưới lưới che và dưới bóng cây, cụ thể như sau:

+ CT 2: dưới lưới

+ CT 3: dưới bóng cây.

Đối với điều kiện ánh sáng dưới lưới che: sử dụng lưới nhựa xanh đen Thái Lan để che sáng cho CT giá thể và CT nước tưới ở mỗi khu vực khảo sát tại vườn ươm.

Các CT thí nghiệm được thực hiện trên cùng giá thể, chế độ tưới, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây sau 70 ngày trồng ở giai đoạn vườn ươm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây hương thảo (rosmarinus officinalis l ) trong điều kiện sinh thái tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)