Ảnh hưởng của điều kiện xử lý hạt đến khả năng nảy mầm tạo cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây hương thảo (rosmarinus officinalis l ) trong điều kiện sinh thái tại thành phố đà nẵng (Trang 49 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện xử lý hạt đến khả năng nảy mầm tạo cây

VƯỜN ƯƠM ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO CÂY GIỐNG HƯƠNG THẢO

3.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện xử lý hạt đến khả năng nảy mầm tạo cây giống Hương thảo cây giống Hương thảo

Hạt cây Hương thảo có vỏ khá dày nên chúng tôi tiến hành xử lí ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ 450C-500C. Hạt giống sau khi được xử lý nước ấm ở các khoảng thời gian khác nhau được gieo trong khay xốp có lỗ ươm hạt. Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt sau 60 ngày ươm trồng, kết quả trình này ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của điều kiện xử lí hạt giống đến khả năng nảy mầm của hạt giống cây Hương thảo ở giai đoạn vườn ươm

Xử lí hạt giống

Tỉ lệ hạt nảy mầm

(%)

Khoảng thời gian nảy mầm

(ngày)

Không xử lí 2,38 20-41

Ngâm nước ấm trong 12 giờ 8,33 20-30 Ngâm nước ấm trong 24 giờ 15,48 14-25

Kết quả cho thấy, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống Hương thảo khá thấp. Khả năng nảy mầm cao nhất chỉ đạt 15,48% khi xử lý hạt giống trong nước ấm (450C-500C) khoảng 24 giờ. Xử lý hạt với thời gian ngắn hơn (12 giờ), cho tỉ lệ tnảy mầm thấp hơn (đạt 8,33%). Đặc biệt nếu hạt giống không được xử lý, tỉ lệ hạt nảy mầm rất thấp (chỉ đạt 2,38%). Mặt khác, trong quá trình

theo dõi chúng tôi cũng nhận thấy, thời gian nảy mầm của hạt không đồng đều, hạt giống nảy mầm kéo dài khoảng 2-4 tuần và có vài trường hợp ghi nhận hạt giống nảy mầm sau 6 tuần ươm trồng

Hình 3.1. Cây Hương thảo nảy mầm từ hạt khi xử lý ở các điều kiện khác nhau

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Phương và cs (2020), trong điều kiện tự nhiên, cây Riềng ấm (Alpinia Zerumbet (Pers.)) chỉ phát triển ở một số khu vực, hạt khó nảy mầm. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt Riềng ấm. Hạt Riềng ấm phơi khô được ngâm ủ ở các nhiệt độ và với lượng GA3 khác nhau cho tỷ lệ nảy mầm khác nhau. Ở nhiệt độ 400C, tỷ lệ nảy mầm đạt 88% tương ứng với các nồng độ GA3 là 10 ppm. Quá trình nảy mầm của hạt bắt đầu diễn ra từ ngày thứ 10 sau khi ủ và kết thúc vào ngày thứ 22. Hạt sau khi nảy mầm được gieo vào khay nhựa với giá thể là 80% đất phù sa sông Hồng + 20% phân vi sinh, cho tỷ lệ sống là 97%, chiều cao cây trung bình sau 45 ngày đạt 7,6-8,1 cm [16].

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng gibberellic acid (GA3) đến sự nảy mầm của hạt Tam thất (Panax pseudoginseng Wall.) tại Lâm

Đồng, Giang Thị Thanh và Hoàng Thanh Trường (2019) đã tiến hành các thí nghiệm được bố trí với phương pháp 2 nhân tố 3 lần lặp. Kết quả cho thấy, thời gian ngâm hạt không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, ở các công thức nồng độ GA3 khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của hạt. Hạt giống Tam thất được xử lý GA3 ở nồng độ 200 ppm trước khi gieo cho khả năng nảy mầm tốt nhất, đạt tỷ lệ nảy mầm là 47,67%, thế nảy mầm là 17,25% và thời gian nảy mầm là thấp nhất chỉ còn 27,66 ngày [21]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến (2017), kết quả cho thấy, sau khi gieo 6 ngày hạt cây Viết (Mimusops elengi L.) bắt đầu nảy mầm và kết thúc nảy mầm ở ngày thứ 14. Trong đó, hạt được ngâm trong dung dịch GA3 200 ppm cho tỉ lệ nảy mầm là 84%, thế nảy mầm là 55% và chỉ số nảy mầm cao nhất là 4260 [30].

Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt Sachi và xác định giá thể thích hợp cho cây giống Sachi ở giai đoạn vườn ươm được Phan Thị Thu Hiền và cs tiến hành với các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫy nhiên (CRD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý nước nóng đã ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống Sachi, công thức xử lý nước nóng 2 sôi 3 lạnh (tương ứng 52°C) và thời gian ngâm hạt trong 16 giờ cho số hạt và tỷ lệ nảy mầm cao nhất (tương ứng 16,3 hạt và 81,5%). Giá thể thích hợp trong giai đoạn vườn ươm đối với cây Sachi là hỗn hợp theo tỷ lệ 3 đất: 1 phân chuồng hoai mục kết hợp với 0,5 kg phân hữu cơ khoáng Quế Lâm. Cây con sinh trưởng mạnh với chiều cao cây 27,32 cm; số lá trên thân chính 7,98 lá/cây; thời gian sinh trưởng cây con ngắn (31 ngày) [9].

Một số nghiên cứu cho thấy, hạt giống cây Hương thảo có tỉ lệ nảy mầm thấp và sinh trưởng tương đối chậm [32]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khả năng nảy mầm của hạt Hương thảo cũng khá thấp mặc dù hạt giống đã được xử lý bởi yếu tố nhiệt độ của nước trước khi ươm trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây hương thảo (rosmarinus officinalis l ) trong điều kiện sinh thái tại thành phố đà nẵng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)