Học thuyết nhu cầu của Abraham Masslow (1943)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 26 - 28)

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ, là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học. Học thuyết này được thừa nhận rộng rãi nhất mọi nơi treen thế giới.

Nội dung của học thuyết

Maslows cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Ông đã phân chia và sắp xếp nhu cầu của con người thành các cấp bao gồm: nhu cầu sinh học, nhu cầu về an ninh và an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Khi những nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn, nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện. Kết quả là con người luôn luôn có những nhu cầu chưa được đáp ứng và những nhu cầu này thúc đẩy con người thực hiện những công việc nào đó để thỏa mãn chúng.

- Nhu cầu về sinh lý: Đây là những nhu cầu cơ bản, cần thiết và tối thiểu nhất giúp con người có thể duy trì sự sống như thức ăn, nước uống, nhà ở, … Maslow quan niệm, khi những nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người. Đây là nhu cầu mạnh mẽ nhất, làm cho con người tham gia vào mọi việc. Do đó, nguồn thu nhập là động lực giúp mọi người làm việc để giúp họ trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình họ, đảm bảo cho họ mức sống tối thiểu để họ có thể tồn tại.

- Nhu cầu về an ninh và an toàn: Khi nhu cầu cơ bản được đáp ứng, người lao động sẽ quan tâm đến các vấn đề an toàn, mong muốn được sống và làm trong không gian an toàn đến tính mạng, sức khỏe, gia đình, tài sản, ... Mọi người trong tổ chức đều muốn làm việc ở những nơi an toàn, người lãnh đạo quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của họ. Ngoài ra, họ muốn được làm những công việc ổn định lâu dài, không có nguy cơ bị đuổi việc. Trong một tổ chức, biểu hiện của sự đảm bảo về nhu cầu an toàn có thể là điều kiện làm việc, hợp đồng lao động, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách y tế, chế độ hưu trí, …

15

Nhu cầu tự hoàn thiện

Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu về an ninh

và an toàn Nhu cầu về sinh lý

Hình 2.1. Sự phân cấp nhu cầu của A. Maslow

(Nguồn: Maslow, 1943) - Nhu cầu xã hội: Con người là một thành viên trong xã hội, vì thế họ luôn có có nhu cầu hội nhập và xã hội đó. Mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người trong doanh nghiệp, hi vọng được hòa mình vào mọi sinh hoạt của tập thể, làm việc theo nhóm. Để giúp nhân viên thoả mãn nhu cầu này, doanh nghiệp cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể như thể thao, văn nghệ, …

- Nhu cầu được tôn trọng: Maslow cho rằng khi các nhu cầu ở cấp thấp của con người bắt đầu thỏa mãn thì họ lại có mong ước được người khác tôn trọng bằng cách làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công. Nhu cầu này thúc đẩy con người thực hiện công việc với chất lượng cao đem lại cho họ những cơ hội để họ thể hiện khả năng và bản lĩnh của mình. Nhu cầu được tôn trọng biểu hiện thông qua sự mong đợi của con người về sự khen thưởng, được thăng chức, được đồng nghiệp nể phục, cấp trên tin tưởng; điều này giúp người lao động cảm thấy thêm hạnh phục.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cầu khó được thỏa mãn nhất và là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của Maslow. Mục đích cuối cùng của con người là tự hoàn thiện mình, có thể làm chủ được bản thân mình và có khả năng ảnh hưởng đến

16

những người khác. Người lao động khi đã thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng sẽ cảm thấy mong muốn mình trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, được thể hiện sự sáng tạo, tinh thần tự giác cao và khả năng giải quyết vấn đề cũng như đương đầu với những thử thách khó khăn hơn trong công việc. Các nhà quản trị cần nhận ra những nhu cầu này trong nhân viên để tạo cơ hội cho họ phát triển tài năng và cải thiện kỹ năng nghề nghiệp và có đủ năng lực, tự tin đối phó với những yêu cầu công việc, những thách thức mới.

Ý nghĩa của học thuyết

Đóng góp quan trọng nhất của thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow đối với hoạt động quản trị là chỉ ra được tầm quan trọng của việc thoả mãn nhu cầu để động viên nhân viên. Theo đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người, giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Như vậy theo lý thuyết này, có tổng cộng 5 cấp bậc nhu cầu và có thể không đồng nhất giữa những người lao động, việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu và tâm lý của từng nhân viên rất quan trọng đối với nhà quản lý, điều này sẽ giúp tạo ra những cách thức khác nhau để đáp ứng được người lao động, khuyến khích và động viên họ tích cực làm việc, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 26 - 28)