Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 73 - 77)

Nunnally & Bernstein (1994) phát biểu rằng: “Một biến quan sát được cho là đạt yêu cầu khi nó có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3. Còn một thang đo được cho là đáng tin cậy và có thể sử dụng được khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6”.

Như vậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến – tổng, lần lượt đánh giá các thang đo Likert 5 mức độ của 07 yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Thu được kết quả chi tiết như sau (Chi tiết xem tại bảng 4.2):

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Thu nhập (TN): Khi chạy phân tích độ tin cậy thì thang đo TN đạt yêu cầu khi cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,892 > 0,6. Ngoài ra, tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3 nên thang đo TN có các biến TN1, TN2, TN3, TN4 đạt yêu cầu để đưa vào phân tích tiếp theo.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Bản chất công việc (BCCV): Thực hiện phân tích độ tin cậy 02 lần. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy lần 1 của thang đo này cho thấy độ tin cậy đạt yêu cầu là 0,710 > 0,6 nhưng biến thành phần BCCV3 có tương

55

quan với tổng = 0,220 < 0,3 nên ta loại biến BCCV3 và chạy lại lần 2 (chi tiết xem phụ lục 5). Kết quả chạy phân tích độ tin cậy lần 2 của thang đo BCCV cho thấy độ tin cậy đạt 0,841 > 0,6 thỏa mãn. Ngoài ra, tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3 nên thang đo BCCV có các biến BCCV1, BCCV2, BCCV4 đạt yêu cầu để đưa vào phân tích tiếp theo.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Môi trường làm việc (MTLV): thang đo này thỏa mãn yêu cầu khi có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,839 > 0,6. Mặt khác, tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3. Ngoài ra, khi loại bất kỳ biến nào trong thang đo này cũng không làm tăng độ tin cậy. Do đó, thang đo MTLV sẽ được giữ nguyên các biến đạt yêu cầu gồm MTLV1, MTLV2, MTLV3, MTLV4 để đưa vào phân tích tiếp theo.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Đồng nghiệp (DN): Kết quả chạy phân tích độ tin cậy thỏa mãn yêu cầu khi cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,846 > 0,6. Ngoài ra, phân tích tiếp theo cũng sẽ có sự góp mặt của các biến thành phần đạt yêu cầu gồm DN1, DN2, DN3, DN4 khi có tương quan với tổng > 0,3.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Sự công nhận (SCN): Đây là thang đo đạt yêu cầu vì có kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,832 > 0,6. Mặt khác, các biến thành phần SCN1, SCN2, SCN3, SCN4 đều có tương quan với tổng > 0,3. Do đó bước tiếp theo sẽ có sự góp mặt của thang đo SCN và các biến thành phần này.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cơ hội học tập và thăng tiến (HTTT): Thang đo này cũng đạt yêu cầu ngay lần đầu khi cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,784 > 0,6. Ngoài ra, tương quan với tổng > 0,3 của các biến HTTT1, HTTT2, HTTT3, HTTT4 nên đều đạt yêu cầu.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Động lực làm việc (DLLV): Thang đo này đạt yêu cầu vì có kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,885 > 0,6. Ngoài ra, tất cả các biến thành phần DLLV1, DLLV2, DLLV3, DLLV4 đều có tương quan với tổng > 0,3. Do đó bước phân tích tiếp theo sẽ có thang đo DLLV và các biến thành phần này.

56

Bảng 4.2. Kết quả phân tích thang đo được đưa vào phân tích tiếp theo

Biến quan sát Yếu tố Thu nhập Cronbach's Alpha = 0,892 TN1 TN2 TN3 TN4

Yếu tố Bản chất công việc

Cronbach's Alpha = 0,841 BCCV1

BCCV2 BCCV4

Yếu tố Môi trường làm việc

Cronbach's Alpha = 0,839 MTLV1 MTLV2 MTLV3 MTLV4 Yếu tố Đồng nghiệp Cronbach's Alpha = 0,846 DN1 DN2 DN3

DN4 Yếu tố Sự công nhận Cronbach's Alpha = 0,832 SCN1 SCN2 SCN3 SCN4

57 Biến quan sát Cronbach's Alpha = 0,784 HTTT1 HTTT2 HTTT3 HTTT4 Yếu tố Động lực làm việc Cronbach's Alpha = 0,885 DLLV1 DLLV2 DLLV3 DLLV4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 73 - 77)