Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Kinh tế

Là khu vực hội tụ đầy đủ các tiềm năng về kinh tế ở mọi lịch vực như nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng hải sản và đặc biệt hơn là tiềm lực về phát triển du lịch. Kinh tế Duy Xuyên không ngừng phát triển. Về kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) vẫn đứng vững. Duy Xuyên hiện có 12 HTX nông nghiệp sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. HTX Duy Sơn 2 “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”, năng động chuyển mình dồn sức thực hiện các khâu dịch vụ: điện, thủy lợi, tín dụng nội bộ và nước sạch. HTX chú trọng chính sách an sinh cho xã viên và các đối tượng xã hội, tiếp tục đầu tư làm dịch vụ nước sinh hoạt cho toàn dân, mở ra xí nghiệp nước đóng chai, duy trì sản xuất ngành mây, tre đan để giải quyết số lao động nông nhàn, mở rộng tín dụng nội bộ. Duy Sơn 2 đã trụ vững và đi lên trên hành trình đổi mới kinh tế HTX. Hoặc như HTX Dịch vụ sản xuất - kinh doanh tổng hợp Duy Thành đứng vững trên cánh đồng lúa, trình độ thâm canh cao, năng suất lúa dẫn đầu cả tỉnh,

24

bình quân 70 tạ/ha/vụ. Phần lớn các HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh ngành nghề ở Duy Xuyên ngày càng ăn nên làm ra là minh chứng sống động cho một thành phần kinh tế không thể thiếu trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Duy Xuyên cùng Quảng Nam nhìn ra biển để phát triển, khuyến khích khai thác thế mạnh đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần nghề cá. Dự án sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai ven biển đang làm sống dậy vùng cát đìu hiu đầy nắng và gió. Hai năm triển khai dự án, dù chiếc cầu bắc qua Cửa Đại đến bây giờ đã được hoành thành và hàng loạt dự án được triển khai.

Diện mạo Duy Xuyên trên hành trình đến đích là huyện công nghiệp đang dần lộ rõ. Sau nhiều năm mời gọi, Duy Xuyên đã thu hút được 96 doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề, trong đó có 30 doanh nghiệp ngoài huyện. Trong đó, 4 cụm công nghiệp Tây An (Duy Trung), Cồn Đu (Duy Châu), Đông Yên (Duy Trinh), Lang Châu (Duy Phước) đã thu hút được 24 doanh nghiệp vào đầu tư, với tổng mức hơn 200 tỷ đồng. Cụm công nghiệp Tây An rộng hơn 100ha, mặc dù chưa lấp đầy sau nhiều năm khởi động, nhưng cũng có trên 17 doanh nghiệp đầu tư làm ăn. Mới đây, tại cụm công nghiệp Đông Yên, Công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc) đầu tư nhà máy may xuất khẩu, đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng nhà xưởng, khả năng sẽ thu nhận 4.000 lao động. Ngành dệt vải Duy Xuyên một thời nổi tiếng cả nước, trở thành trung tâm dệt vải của Quảng Nam, chiếm tỷ trọng 70% giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện.

Năm 2017, tiếp tục đánh dấu sự thành công trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Duy Xuyên. Theo đó, nhờ huy động nhiều nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng và vận dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách hỗ trợ nên huyện đã thu hút được các nhà đầu tư tìm đến làm ăn lâu dài. Ngoài 75 dự án đã hoạt động, trong năm qua Duy Xuyên tiếp nhận thêm 35 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 2.250 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 2.500 lao động. Thống kê cho thấy, năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 4.251 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2016. Trong khi đó, hoạt động thương mại - dịch vụ cũng phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân và năm 2017 tổng giá trị sản xuất của ngành này đạt 3.629 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm trước.

25

Đặc biệt là về du lịch, nơi đây có rất nhiều những địa điểm tham quan thu hút khách du lịch mỗi năm, đóng góp lớn vào GDP của đất nước. Ngoài Khu đền tháp Mỹ Sơn, Duy Xuyên lưu giữ nhiều di tích văn hóa, lịch sử như lăng mộ Bà Thu Bồn, lăng mộ Đoàn Quý Phi, tượng đài Vĩnh Trinh... Khu du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu (Duy Vinh) sông nước mênh mang, lộng gió, với sản vật của sông, của biển. 15 năm trước, ngành du lịch- thương mại vẫn còn là cụm từ đặt sau các ngành kinh tế trong các báo cáo của cấp ủy, chính quyền, nhưng nay đang thay đổi vị trí. Năm 2011, Duy Xuyên đón 220 nghìn lượt khách, doanh thu hơn 646 tỷ đồng, tăng 19,4%, tăng gấp hàng chục lần so với năm 1997. Chính quyền và nhân dân huyện Duy Xuyên đang tìm cách đổi mới phát triển du lịch, quyết tâm đột phá để đưa ngành du lịch thực sự trở thành mũi nhọn kinh tế, khai thác tiềm năng còn để lãng phí.

Năm 2017, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp, hãng lữ hành đưa khách đến tham quan Mỹ Sơn và mở rộng tìm kiếm cơ hội phát triển tiềm năng du lịch vùng phụ cận. Nhờ vậy, trong năm tổng lượng khách đến tham quan, nghiên cứu đạt hơn 342.000 lượt người, chủ yếu là khách quốc tế, doanh thu đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng gần 15% so với năm 2016. Đặc biệt từ tháng 2.2017, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phối hợp cùng các chuyên gia Ấn Độ bắt đầu thực hiện dự án khai quật và trùng tu khu vực tháp K, tháp H, tháp A trong vùng lõi quần thể di sản này. Dự án được đầu tư với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Ấn Độ tài trợ 50 tỷ đồng, phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam

2.1.2.2. Dân cư và xã hội

Tính đến nay Duy Xuyên có 13 xã và 01 thị trấn trên diện tích 308,75km2(2019) gồm: xã Duy Sơn, xã Duy Trinh, xã Duy Phú, xã Duy Hải, xã Duy Nghĩa, xã Duy Vinh, xã Duy Phước, xã Duy Thành, thị trấn Nam Phước, xã Duy Châu, xã Duy Tân,Duy Hòa, xã Duy Thu, xã Duy Trung. Với số dân trung bình năm 2019 là 126786 người tương đương với tổng số hộ dân 36522 hộ, mật độ dân số 411 người/km2 . Có thể thấy dân số của huyện khá cao phụ vụ cho các hoạt động sản xuất kinh tế và đặc biệt là du lịch.

26

Dân số trung bình ở nông thôn thì cao hơn thành thị chiếm 102720 người trên tổng số dân trong khi thành thị chỉ chiếm 24046 người. Tuy nhiên mật dô dân số ở thành thị lại gấp hơn 4 lần so với nông thôn 1555 người/ km2 trong khi ở nông thôn phân bố 350 người/ km2.

( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Duy Xuyên năm 2015 -2019)

Hình 2.2.Biểu đồ thể hiện dân số huyện Duy Xuyên giai đoạn 2015 - 2019

2.1.2.3. Giáo dục

Đối với giáo dục nơi đây không ngừng nổ lực và phát triển. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ qua các năm và công tác phổ cập giáo dục năm 2020. Ngành giáo dục Duy Xuyên cũng tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Đồng thời chỉ đạo các trường rà soát, nắm vững số trẻ trên địa bàn để tổ chức chiêu sinh, đón trẻ ra lớp đối với các cơ sở giáo dục mầm non; các trường TH, THCS rà soát, huy động học sinh đến lớp đầy đủ. Hướng dẫn các trường thu chi đầu năm đúng quy định, tuyệt đối không để lạm thu, thu sai và chủ động hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ năm học mới.

Đặc biệt, tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực; triển khai xây dựng

125603 126051 126337 126597 126786 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ thể hiện dân số huyện Duy Xuyên giai đoạn 2015 -2019

Dân số trung bình (Người)

27

bộ quy tắc ứng xử trong các trường học; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Mặt khác, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng việc học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định.

Hiện nay, ngành giáo dục Duy Xuyên tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm. Khuyến khích các trường mầm non ở nơi có điều kiện cho trẻ làm quen tiếng Anh, đẩy mạnh chất lượng các câu lạc bộ tiếng Anh trong trường học... Ngoài ra, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực và phương pháp giảng dạy đối với giáo viên tiếng Anh, hướng tới đáp ứng yêu cầu triển khai đánh giá năng lực ngoại ngữ cho học sinh theo khung năng lực 6 bậc. Đồng thời duy trì và phát triển câu lạc bộ tiếng Anh cùng một số bộ môn như Mỹ thuật, Âm nhạc, thể dục thể thao nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng khiếu

2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật

Là một huyện có nhiều tiềm lực để phát triển du lịch nên cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật cũng được đảm bảo để phục vụ. Có đường quốc lộ 1A chạy qua huyện dài 5Km và đường sắt Bắc – Nam dài 8Km chạy qua địa bàn huyện, có tỉnh lộ 610 đi từ Bàn Thạch lên đến Thánh địa Mỹ Sơn, An Hòa dài gần 40 km.

Việc đầu tư cho kinh tế hạ tầng để tập trung phát triển du lịch cũng được chú trọng. Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn, huyện Duy Xuyên đã đầu tư 64 tỉ 800 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Cụ thể đầu tư 7 tỉ 800 triệu đồng xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng Trung tâm du lịch Mỹ Sơn tại khu vực Khe Thẻ, bao gồm: nhà dịch vụ đa năng, bãi xe ngoài, mua sắm mới xe điện, thông tin quảng cáo. Đến cuối năm 2018, hạ tầng giao thông cơ bản đã kết nối tất cả các điểm đến trên địa bàn huyện; Dự án Khu Đô thị nghỉ dưỡng Nam Hội An, Khu Du lịch ven biển Nam Cửa Đại trong quy hoạch vùng Đông của tỉnh đang được khẩn trương triển khai đầu tư. Nhiều dự án quy hoạch đô thị, khu dân cư đã và đang hoàn thành như: Khu đô thị phố chợ Nam Phước, Khu Đô thị Duy Hải, Duy Nghĩa, khu dịch vụ thương mại Nồi Rang, Khu dân cư Kiểm Lâm, Khu dịch vụ thương mại Thu Bồn, Chợ Trà Kiệu, Khu Thương mại và Khu Đô thị Đông Cầu Chìm;

28

Bệnh viện đa khoa Bình An, quy mô 200 giường đang trong giai đoạn hoàn thiện, hệ thống nhà hàng, khách sạn được các doanh nghiệp đầu tư tạo điều kiện cần cho phát triển du lịch. Công tác trùng tu, tôn tạo và xây dựng bia di tích đã thực hiện đầu tư được 23 di tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)