Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 37 - 50)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN DUY XUYÊN – TỈNH

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Nói đến huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) là nói đến một địa phương giàu tài nguyên lịch sử và văn hóa mà nổi trội, nhất là nền văn hóa Chămpa cổ xưa với Kinh thành Sư Tử (Simhapura) Trà Kiệu và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Đây còn nơi duy nhất còn lưu giữ di tích của vương triều thời Chúa Nguyễn – Lăng mộ bà Đoàn Quý Phi. Nằm bên bờ biển dài và đẹp, có dòng sông Thu Bồn thơ mộng xuyên suốt với những làng quê dọc ven sông, đặc biệt là sự tồn tại lâu đời của một nền văn minh Chămpa rực rỡ, tạo cho huyện Duy Xuyên một tiềm năng du lịch to lớn… Cơ hội phát triển du lịch Duy Xuyên gắn liền với sự phát triển du lịch Quảng Nam, Hội An, Đà Nẵng và Huế. Huyện Duy Xuyên đã và đang liên kết chặt chẽ với các địa phương nói trên để xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của vùng.

Khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch chặt chẽ, không những đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành du lịch, mà còn có tác dụng

30

kích thích các ngành khác cùng phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao. Nhận thức được điều đó, huyện Duy Xuyên đã và đang tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, khai thác, phát huy nguồn lực từ bên trong, tập trung xây dựng Duy Xuyên sớm trở thành huyện trọng điểm du lịch của tỉnh Quảng Nam.

Trong những năm qua huyện Duy Xuyên đã chủ trương phát huy lợi thế của Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, lấy Mỹ Sơn làm trung tâm, điểm nhấn trong lộ trình xây dựng Duy Xuyên trở thành huyện trọng điểm về du lịch tại Quảng Nam bên cạnh Hội An.

Ngoài Khu đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên lưu giữ nhiều di tích văn hóa, lịch sử như lăng mộ Bà Thu Bồn, lăng mộ Đoàn Quý Phi, tượng đài Vĩnh Trinh,... Khu du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu (Duy Vinh) sông nước mênh mang, lộng gió, với sản vật của sông, của biển.

2.2.2.1. Thánh địa Mỹ Sơn

Nhắc đến du lịch Duy Xuyên không thể không gọi tên Thánh địa Mỹ Sơn. Đây là khu di tích tôn giáo vĩ đại nhất của người Champa, được khởi công xây dựng từ thế kỉ IV với quần thể hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Tháng 12 năm 1999, Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi.

Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

31

Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Du khách sẽ thấy những cô nàng vũ nữ Chăm thường đội trên đầu cây nến, nước, hoa trái, trầu cau để dâng mừng trông thật sống động. Hay điệu múa Apsara là điệu múa dành cho sân khấu. Sự uyển chuyển, mượt mà ca ngợi vẻ đẹp, những đường cong tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng cho các người đẹp dễ dàng đi vào lòng du khách khi tới Mỹ Sơn. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước… Chắc chắn sẽ không khiến du khách tới đây thất vọng. Nơi đây cũng là điểm đến thu hút nhiếp ảnh gia yêu thích sự huyền bí, riêng biệt ở thánh địa. Là một trong những địa điểm cho những ai dân phượt thích tìm hiểu và khám phá, dừng chân tại đây để chụp vài tấm ảnh kỉ niệm với bạn bè hay người thân.

2.2.2.2. Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu

Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trà Nhiêu là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi đây vẫn sở hữu một không gian yên bình, thơ mộng, còn giữ nguyên nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Du khách đi du lịch Quảng Nam có thể đến Trà Nhiêu từ Mỹ Sơn bằng đường bộ theo trục 610 từ ngã ba Nam Phước về hướng Đông khoảng 10km; và từ Hội An bằng đường thủy xuôi theo dòng Sông Thu Bồn khoảng 3km về hướng Đông Nam.

Là một trong những điểm tham quan du lịch Hội An Quảng Nam mới, khu du lịch kiểu nhà vườn, gần gũi thiên nhiên hiếm hoi của tỉnh, Trà Nhiêu mang lại cho khách tham quan một không gian bình yên, giản dị; là nơi nghỉ dưỡng vô cùng thoải mái. Làng du lịch cộng đồng sinh thái Trà Nhiêu được xây dựng tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, thơ mộng, còn giữ nguyên nét đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. Đếm bước trong những con đường mòn quanh co, uốn lượn giữa những hàng chè, hàng cau toả bóng mát của khu sinh thái Trà Nhiêu, du khách sẽ có

32

dịp hít thở làn không khí trong lành, với hương thơm thoảng qua của hoa cau, của cây lá um tùm hai bên đường. Khuôn viên khu sinh thái được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Trà Nhiêu giống một cồn đảo hoang sơ, vắng vẻ. Thế nhưng, khi cập bờ, du khách sẽ bất ngờ nhận ra nơi đây chính là địa điểm du lịch lý tưởng. Những ngày đầu hè khi tiết trời bắt đầu trở nên oi bức, khu du lịch sông nước Trà Nhiều dường như đông vui hơn. Hiện tại, Trà Nhiêu còn lưu giữ đậm nét giá trị văn hóa thuần Việt với phong cảnh làng quê yên ả, bình lặng. Tại địa điểm này, du khách sẽ được nhìn thấy những con đường xanh, cổ kính uốn mình vòng quanh xóm làng giữa vườn cây rợp bóng mát. Thêm vào đó, hình ảnh những rặng chè mơn mởn được cắt tỉa đẹp đẽ, gọn gàng chạy dọc hai bên đường làng cũng thu hút nhiều khách tham quan.

Đi từ đầu tới cuối làng, điều mà bất kỳ du khách nào cũng có thể nhận ra là hàng chục ngôi nhà vườn rất đặc trưng, nằm khuất mình giữa dưới những những vườn cau thẳng tắp. Giữa buổi trưa hè oi ả, nằm nghỉ nơi chiếc võng treo ngoài vườn, nhìn đâu cũng thấy cây lá, trời xanh, mây trắng cùng sông nước lượn lờ… khiến lòng người say mê quên hết mỏi mệt.

Trà Nhiêu là một vùng quê yên bình. Nơi đây có gần 10 ha rừng dừa nước, với nhiều làng nghề thủ công độc đáo. Lúc mới lập làng du lịch sinh thái, người dân ở đây phấn khởi làm du lịch trải nghiệm. Thu hút đông đảo khách du lịch, một ngày có khi đón 1.000 khách du lịch đến tham quan.

Bên cạnh đó làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu còn thu hút vốn đầu tư cùng với các dự án lớn trong tương lai. Dự án Khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu Xanh được đầu tư xây dựng trên diện tích 25ha, tại Thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, với tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng. Khu du lịch sinh thái với mô hình kinh doanh sản phẩm du lịch bền vững kết hợp với các yếu tố về giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên. Dự án được chia làm 3 giai đoạn, trong đó: Giai đoạn 1 (đến trước tháng 12/2018): Cải tạo mặt bằng, xây dựng một số hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí, các tour du lịch trải nghiệm và dịch vụ nhà hàng ẩm thực tại khu A, khu B và khu vực rừng dừa; Giai đoạn

33

2 9 (đến tháng 8/2020): Xây dựng khu resort thiên nhiên và hoàn thiện các hạng mục khác tại khu C và khu D; Giai đoạn 3 (đến tháng 5/2021): Xây dựng các cụm nhà lưu trú dân dã và hoàn thành toàn bộ các hạng mục của dự án và chính thức đi vào hoạt động.

2.2.2.3. Thủy điện Duy Sơn II

Từ ngã ba Nam Phước (Duy Xuyên) đi khoảng 10km về phía tây nam du khách sẽ đến Khu du lịch Duy Sơn. Một khung cảnh lãng mạn nên thơ giữa bốn bề đồi núi.

Con đường nhựa dẫn vào hồ thủy điện thơ mộng với lối đi rộng rãi, hai bên là hàng cây xà cừ cao lớn phủ đầy bóng mát gợi cho du khách cảm giác bình yên. Bước chân vào cổng, du khách sẽ mát mắt bởi màu xanh thẳm của hồ Duy Sơn và những hàng cây nghiêng mình soi bóng. Ngày nắng, hồ là điểm đến lý tưởng để du khách và người dân địa phương cắm trại, câu cá, du ngoạn bằng thuyền nhỏ hay nghỉ ngơi ăn uống trong những ngôi nhà ẩn mình dưới bóng cây trên các đảo nhỏ. Với giá vé qua cổng để bước vào khu du lịch thủy điện được tính rất bình dân 10 nghìn đồng/ vé. Mỗi năm thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham quan, thực khách có thể trải nghiệm cắm trại, các hoạt động ăn uống và hòa mình cùng làn nước sạch và mát tại nơi đây.

Cách hồ không xa là công trình thủy điện Duy Sơn 2 nằm trên một ngọn đồi cao giữa những cánh rừng phi lao rợp mát. Tại đây du khách không chỉ được tận mắt chứng kiến quy trình xử lý nước của nhà máy để tạo ra nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho những vùng lân cận mà còn hiểu hơn những khó khăn vất vả cũng như tinh thần sáng tạo, nghị lực phi thường của người dân Duy Sơn gần 40 năm về trước để hình thành nên công trình dân sinh đầy ý nghĩa này.

Còn ngược về phía thượng nguồn, sẽ bắt gặp các hang động từng một thời chiến tranh là nơi bộ đội ta đồn trú để hành quân xuống đồng bằng tấn công địch. Hay tận hưởng cảm giác sảng khoái giữa thiên nhiên, thả mình trên những phiến đá bằng phẳng nằm khuất dưới gốc cây rừng ven suối.

Năm 2005, dự án Khu du lịch sinh thái Duy Sơn đã được quy hoạch đầu tư trên diện tích 70ha với 14 hạng mục như khu vui chơi thiếu nhi, khu nghỉ mát cao cấp, vườn thú, khu tâm linh… nhằm biến nơi đây trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn với môi trường

34

xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay mới chỉ có khu tâm linh và ăn uống, nghỉ dưỡng hoạt động, còn nhiều hạng mục khác vẫn chưa biết khi nào được triển khai. Dù vậy, mỗi năm khu du lịch này vẫn đón gần 10 nghìn lượt khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng.

Với những ai muốn tìm đến một không gian yên tĩnh cho cõi tâm linh hay một môi trường thiên nhiên trong lành, Khu du lịch Duy Sơn sẽ là điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua, nhất là trong những ngày nắng hè nóng bỏng sắp đến

2.2.2.4. Bảo tàng Sa Huỳnh

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh- Chămpa được UBND tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, UBND huyện Duy Xuyên đầu tư xây dựng vào năm 2003 trên diện tích gần 500m2 và được đưa vào hoạt động mở cửa đóng khách du lịch đến tham quan vào ngày 21/12/2009 thuộc thôn Kiệu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nằm trên trục đường 610 đến Khu đền tháp Mỹ Sơn, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh – Champa (Trà Kiệu, Duy Sơn, Duy Xuyên) là một trong những nơi hiếm hoi ở Quảng Nam trưng bày các hiện vật về đời sống, sinh hoạt của các cư dân Sa Huỳnh và Champa xưa cách đây hơn 2000 năm.

Bộ sưu tập hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, Duy Xuyên là bộ sưu tập khá phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu và nguồn gốc như: bộ sưu tập mộ chum với nhiều kiểu như: Chum hình trái đào, Chum hình trái xoan, Chum hình Cầu, Mộ chum kép (trong quan ngoài quách); bộ sưu tập đồ dùng sinh hoạt như: Nồi các loại, bình, cốc chân cao, bát, đĩa, mâm bồng; bộ sưu tập đồ đồng : Rìu, lao, giáo... ; đồ trang sức: khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai hình vành khăn, chuỗi hạt bằng mã não...

Bên cạnh đó, bảo tàng cũng là nơi bảo tồn, lưu giữ, từng bước tôn tạo và hệ thống hóa công tác nghiên cứu, sưu tập hiện vật, tài liệu lịch sử, hình ảnh liên quan đến di tích. Đồng thời tổ chức trưng bày để phát huy tác dụng, tôn vinh, quảng bá rộng rãi, phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, tham quan du lịch của người dân và du khách.

Đến với khu Bảo tàng đặc sắc này du khách cho thể trải nghiệm các hoạt động như: tham quan bảo tàng và các bộ sưu tập hiện vật văn hóa Sa huỳnh và Champa. Tìm hiểu đời sống sinh hoạt, lao động của cư dân Sa huỳnh và Champa xưa. Tìm hiểu, nghiên cứu về mảnh đất Duy Xuyên.

35

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương Phòng Văn hóa và Thông tin Duy Xuyên đã nỗ lực vượt bậc trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, tham gia các cuộc khai quật Khảo cổ học, bước đầu lập danh mục bảo quản, và trưng bày các sưu tập trên tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại địa phương Năm 2002, lần đầu tiên phối hợp với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, di sản văn hóa Duy Xuyên đã ra mắt công chúng trong và ngoài nước tại thủ đô Hà Nội. Trưng bày chuyên đề : “ Di sản văn hóa Duy Xuyên” tại Hà Nội đã đạt được kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, một phòng trưng bày nhỏ hẹp về diện tích và thiếu các trang thiết bị cần thiết là chưa tương xứng với tầm vóc và giá trị to lớn của di sản.

Nhằm góp phần giữ gìn lâu dài di sản văn hóa Sa Huỳnh-Chămpa và đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, thưởng ngoạn của du khách, các nhà khoa học và nhân dân địa phương, từ năm 2003 được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh Quảng Nam, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa huyện Duy Xuyên được tiến hành xây dựng ở một vị trí thích hợp, với thiết kế mô phỏng theo kiến trúc Chămpa cổ.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh-Chămpa Duy Xuyên là một điểm nhấn trên tuyến du lịch Hội An-Mỹ Sơn. Mỗi khi dừng chân tại đây, du khách sẽ có dịp được tham quan, nghiên cứu tìm hiểu về những giá trị đặc sắc của văn hóa Sa Huỳnh-Chămpa trước khi đến với Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.

2.2.2.5. Lăng mộ Bà Thu Bồn

Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam.Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Lễ hội là dịp người dân nơi đây tỏ lòng thành kính biết ơn sự che chở của bà cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước được bình an, ấm no. Đây là lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Vu Gia (Quảng Nam).

Sự tích về “Bà Thu Bồn” có nhiều truyền thuyết. Nhưng thuyết phục hơn cả là câu chuyện lưu truyền trong dân gian ở làng Thu Bồn như sau: Bà Thu Bồn hay còn gọi là bà Bô Bô – một vị nữ tướng của nhà Lê bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn thì bị ngã ngựa do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)