CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN DUY XUYÊ N

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN DUY XUYÊ N

3.2.1. Nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về phát triển du lịch

Tạo lập sự nhất quán và sâu rộng về tiềm năng, cơ hội, lợi thế về phát triển du lịch của huyện và tỉnh, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là hướng đi lâu dài, bền vững, không chỉ là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa nghèo mà còn thúc đẩy các ngành KT- XH phát triển, làm cho Duy Xuyên giàu về kinh tế và đẹp về văn hóa.

Phát triển kinh tế du lịch phải theo quy luật kinh tế thị trường định hướng XHCN và phù hợp với chương trình phát triển du lịch của cả nước và của tỉnh, vì sự phát triển về KT-XH của huyện nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, không vì lợi ích cục bộ ngành, địa phương, khu vực.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, cộng đồng chung tay phát triển du lịch, bảo vệ gìn giữ môi trường, tiếp thu tốt những tinh hoa văn hóa nhân loại, khơi dậy phát huy nét đẹp văn hóa của Việt Nam, của con người đất Quảng, tích cực đẩy lùi tệ nạn xã hội và đảm bảo môi trường an ninh an toàn.

Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Duy Xuyên đến năm 2025, định hướng 2035. Trong đó xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và xác định trong quy hoạch chuẩn các điểm du lịch, đồng thời rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng vùng của huyện và triển khai quy hoạch một số khu vực có khả năng phát triển du lịch trên địa bàn.

58

3.2.2. Tập trung huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng

Tiếp tục triển khai các dự án khu dân cư, chợ, khu thương mại. Trong khi khẩn trương hoàn thiện dự án Khu Phố chợ Nam Phước thì phải tích cực xúc tiến các dự án: Khu thương mại dịch vụ Đồng Lăng, Khu thương mại và dân cư Đông Cầu Chìm (thị trấn Nam Phước), Khu thương mại Tây Cầu Chìm, Khu dân cư và chợ Kiểm Lâm (Duy Hòa), Khu dân cư và chợ Bàn Thạch (Duy Vinh), Khu dân cư và chợ Nồi Rang (Duy Nghĩa), mở rộng nâng cấp chợ và khu Di tích Lăng Bà Thu Bồn và một số chợ khu dân cư nông thôn khác trên địa bàn.

Xây dựng và đưa Trung tâm Văn hóa, Trung tâm TDTT huyện và các xã, thị trấn vào hoạt động; hoàn thành việc nâng cấp các tượng đài, nghĩa trang liệt sỹ và một số di tích văn hóa, di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Triển khai một số dự án hạ tầng làng nghề gắn với chương trình khôi phục nghề và sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch và xuất khẩu, triển khai một số dự án hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp như: nuôi trồng thủy sản, dự án rau, thực phẩm an toàn phục vụ du lịch tại một số khu vực phù hợp.

Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi để xúc tiến một số dự án du lịch tại khu vực Trà Kiệu - Duy Sơn II, Trà Nhiêu - Đông Bình (Duy Vinh), ven sông Thu Bồn (Duy Phước) và tại Duy Hải, Duy Nghĩa (ngoài Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An).

Tập trung sức thực hiện Chương trình phát triển đô thị, phấn đấu hoàn thành đô thị loại IV đối với thị trấn Nam Phước vào năm 2020 và đô thị loại V đối với Duy Hải, Duy Nghĩa vào năm 2025 và tích cực triển khai chương trình Nông thôn mới để đến năm 2020 các xã đạt chuẩn xã NTM; phát triển khu dịch vụ Kiểm Lâm (Duy Hòa), Mỹ Sơn (Duy Phú), Bàn Thạch (Duy Vinh).

3.2.3. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch

Phát triển điều kiện hình thành doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ (gốm sứ, mây

59

tre, nón lá, hàng mỹ nghệ, lụa tơ tằm, nông sản, thủy sản phục vụ du lịch), xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương như:

- Du lịch di sản: Tham quan Di sản VHTG Mỹ Sơn

- Du lịch sinh thái: Tham quan vùng làng quê, sông nước, tham quan vùng nuôi trồng thủy sản.

- Du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng vùng Đông.

- Du lịch thể thao mạo hiểm: Bơi thuyền, lướt ván, nhảy dù, mô tô nước (Duy Vinh, Duy Hải), leo núi, tắm suối (Duy Sơn, Mỹ Sơn)…

- Du lịch văn hoá tâm linh: Tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích tâm linh, lễ hội (Khu du lịch sinh thái Trà Kiệu - Duy Sơn, Vĩnh Trinh, Chiêm Sơn, Lăng Bà Thu Bồn, Đền Liệt sỹ huyện...)

Xúc tiến việc hình thành Hội nghề nghiệp thủ công mỹ nghệ gắn với việc khôi phục phát triển một số nghề thủ công mỹ nghệ như: gốm sứ, mây tre lá, tơ tằm, chiếu cói. Trong đó lưu ý tạo ra được những sản phẩm có ấn tượng, đặc trưng riêng để phục vụ du lịch và xuất khẩu. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề tại Trà Nhiêu (Duy Vinh), Đông Yên (Duy Trinh), Mã Châu (Nam Phước), La Tháp (Duy Hòa) và tiếp tục nhân rộng ở một số khu vực phù hợp.

Phục dựng và đề nghị công nhận Di sản Văn hóa Lễ hội Bà Thu Bồn và một số lễ hội có ý nghĩa thúc đẩy phát triển văn hóa và du lịch trên địa bàn.

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch

Xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn hướng dẫn về nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ, đào tạo ngoại ngữ cho người dân và một số chương trình hỗ trợ khác, thì phải xây dựng chương trình riêng cho ngành giáo dục đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, nâng cao chất lượng dạy và học một số ngoại ngữ trên địa bàn nhằm mục tiêu góp phần tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển du lịch.

Tích cực thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi học nghề, trung học chuyên nghiệp; định hướng cho học sinh tốt nghiệp THPT thi vào các trường cao đẳng và đại học về các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chuyển dịch cơ

60

cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch, thương mại, dịch vụ

Thực hiện các chương trình đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề cho người dân và đào tạo nghề chất lượng cao, các lớp dạy nghề thương mại - du lịch tại huyện theo hình thức liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học có uy tín trong nước nhằm nhanh chóng xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch những năm tới, đặc biệt là đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên và tư vấn du lịch, đội ngũ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch, công nhân lành nghề thuộc lĩnh vực thương mại- du lịch.

Tích cực hỗ trợ hình thành các trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao trên địa bàn huyện. Xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với cán bộ quản lý huyện, xã, trước hết từ đội ngũ CBCC trực tiếp quản lý về văn hóa - du lịch sau đó mở rộng cho đội ngũ CBCC phải đảm bảo CBCC trong diện công tác lâu dài (trên 10 năm công tác) có thể giao dịch, giải quyết công việc bằng môt số ngoại ngữ phổ thông cơ bản.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch

Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn đầu tư, chống lấn chiếm sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên trái phép, bảo vệ sự trong lành của môi trường tự nhiên, duy trì sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch.

Trên cơ sở quy định và hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, khẩn trương rà soát tăng cường củng cố bộ maý nhân sự làm công tác quản lý nhà nước và xúc tiến đầu tư về du lịch và quản lý các khu du lịch. Trong vòng 5 năm tới phải cơ bản có ít nhất 50% cán bộ quản lý được đào tạo hoặc đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ quản lý trên lĩnh vực này.

Thực hiện công tác quản lý du lịch một cách chặt chẽ theo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đảm bảo tính thống nhất, thuận lợi và hiệu quả trong công tác quản lý.

Hoạch định kế hoạch phân kỳ đầu tư, phát triển hợp lý cho từng giai đoạn đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm vốn đầu tư, cân đối nhu cầu du lịch đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tiếp tục bố trí kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho công tác quản lý, quảng bá về du lịch…

61

3.2.6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư và tạo điều kiện để các doanh nghiệp triển khai các dự án du lịch, tạo điều kiện hỗ trợ người dân tham gia phát triển du lịch

Đẩy mạnh quảng bá trên các website, các phương tiện truyền thông về những hình ảnh đẹp nơi đây bằng cách thành lập các trang fanpage trên mạng xã hội như facebook, zalo,…Một cách khác để quảng bá rộng rãi các di tích, làng nghề, lễ hội nơi đây là trên báo đài và các phương tiện truyền thông hiện đại.

Mở rộng và tăng cường liên kết với các khu, điểm, các đơn vị quản lý về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành để đẩy mạnh quảng bá về du lịch- Hình thành tour du lịch “Duy Xuyên- làng quê và di sản”; “ Duy Xuyên- di sản văn hóa và vùng sinh thái”…

Kêu gọi để các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch tại Mỹ Sơn - Thạch Bàn, Khu Du lịch sinh thái Duy Sơn - Hòn Tàu, Khu sinh thái Trà Nhiêu - Đông Bình (Duy Vinh), các làng nghề và các khu vực sinh thái làng quê khác (bao gồm cả các dự án về nông lâm, thủy sản, công nghiệp phục vụ du lịch).

Hình thành bộ phận xúc tiến đầu tư du lịch của huyện; tăng cường củng cố hoạt động của Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn; từng bước xã hội hóa một số dịch vụ tại khu di sản và phụ cận.

Xây dựng và triển khai một số chương trình văn hóa và giáo dục phục vụ du lịch như: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, Chương trình đào tạo nghề dịch vụ và du lịch cho người dân, Chương trình hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ cho người dân trước hết là ở những vùng du lịch; Chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn ngoại ngữ cho giáo viên và nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho học sinh.

Đầu tư nguồn vốn đối ứng trùng tu các di tích theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội: Bà Thu Bồn, Chiêm Sơn, Lễ hội Cầu Ngư,…

Hoàn thiện hệ thống panô quảng bá du lịch, bảng biểu chỉ dẫn, sơ đồ giới thiệu các điểm di tích, du lịch trên địa bàn huyện.

62

C. KẾT LUẬN

Đề tài du lịch huyện Duy Xuyên “được xem như là một dạng tài nguyên du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. Bởi các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống, địa điểm du lịch, các di tích có giá trị lịch sử văn hóa có đóng góp lớn làm cho tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng và phong phú. Du khách đến Việt Nam không chỉ được chiêm ngưỡng những phong cảnh hùng vĩ, kiến tạo độc đáo có một không hai của thiên nhiên mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống cổ kính thâm trầm mang trong mình những giá trị văn hóa rất Việt Nam với các sản phẩm cổ truyền độc đáo, đặc sắc do bàn tay người nông dân, người thợ thủ công trong các làng nghề cổ truyền tài hoa, khéo léo tạo nên. Đó là những tuyệt tác, những nét đẹp văn hóa không thể trộn lẫn với một dân tộc nào khác. Những tinh hoa văn hóa ấy là tài sản quý giá, là kết tinh tâm hồn Việt thuần phác. Đó chính là nét hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến du lịch Duy Xuyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Trong quá trình thực hiện đề tài, so với mục tiêu đã đề ra, đề tài đã đạt được những nội dung sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở huyện Duy Xuyên

Thứ hai, đề tài đã phân tích được tiềm năng phát triển du lịch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Duy Xuyên trong những năm gần đây.

Thứ ba, trên cơ sở đã đánh giá được thực trạng, đề tài đã đưa ra định hướng cụ thể và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài bị hạn chế do đại dịch Covid_19 nên gặp nhiều khó khăn khi đi thực tế tại địa phương, các số liệu thu thập được mang tính tương đối và các giải pháp đề ra còn mang tính chung chung chưa đi sâu và giải quyết được triệt để các mặt tồn tại của vấn đề.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên đề tài không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và thiếu

63

sót. Vì vậy, em rất mong được nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

64

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)