CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch
Bảng 2.1. Lao động theo trình độ của ngành du lịch huyện Duy Xuyên
(Đơn vị tính : Người)
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Đại học 15 19 24 32 37
Cao đẳng 17 21 30 38 42
Trung cấp chuyên nghiệp 36 31 35 39 45
Công nhân kỹ thuật 35 38 41 42 44
(Nguồn: Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Duy Xuyên)
Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước, viên chức làm việc trong lĩnh vực du lịch đa số là cán bộ trẻ, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ. Mặt khác, do nhu cầu phát triển của xã hội các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã chủ động đưa lao động của mình đi đào tạo nhằm đáp ứng với môi trường kinh doanh du lịch ngày càng năng động.
Trình độ chuyên môn hầu hết đều qua đại học, cao đẳng tuy nhiên người có chuyên môn về du lịch chiếm tỷ lệ thấp. Trình độ của người làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đối với các hộ cá thể kinh doanh nhà nghỉ du lịch phần lớn chỉ qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu cũng còn nhiều bất cập. Một số bộ phận thiếu cán bộ chuyên môn giỏi, năng lực còn hạn chế, chưa
43
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao. Việc đào tạo trên đại học, đào tạo chuyên sâu còn ít và không thường xuyên, đội ngũ cán bộ viên chức lao động còn thụ động chưa theo kịp và nắm bắt khoa học công nghệ.
Phần lớn lao động trực tiếp đang phục vụ trong ngành du lịch đều là lao động phổ thông, lao động trong gia đình, chưa qua đào tạo nghề du lịch, đa số không biết ngoại ngữ; khả năng giao tiếp còn hạn chế, chỉ được đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, tay nghề thấp.