Thực trạng về nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.5. Thực trạng về nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch

Những năm qua, nghành du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung và Duy Xuyên nói riêng có nhiều khởi sắc và phát triển rất mạnh. Đóng góp chung vào thành quả đó có vai trò không nhỏ của các làng nghề, mặc khác du lịch phát triển cũng chính là môi trường thuận lợi để các làng nghề “sống dậy” và từng bước khẳng định thương hiệu.

Khoảng hơn 10 năm trước đây, khi đến với Duy Xuyên, du khách chỉ quanh quẩn với các khu đền tháp ở Thánh Địa Mỹ Sơn. Rất nhiều làng nghề truyền thống của địa phương này tuy ít nhiều được nhắc đến nhưng du khách vẫn không mặn mà nên không mấy người ghé thăm.

Tuy nhiên, xuất phát từ định hướng du lịch trải nghiệm của ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên dần từng bước trong làng nghề truyền thống như: làng dệt Mã Châu, làng chiếu Bạch Tràng, làng lụa Duy Trinh, làng gốm sứ La Tháp, làng dệt chiếu An Phước ,… được thành phố đầu tư, khôi phục và bước đầu lấy lại thương hiệu, thu hút khách du lịch đến ngày càng đông.

Cùng với đó là các khu du lịch sinh thái được mở rộng và phát triển ngày càng nhiều hơn như khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu, khu du lịch sinh thái thủy điện Duy Sơn II ngàng càng thu hút khách du lịch bởi sự tự nhiên, mát mẻ, hòa mình vào thiên nhiên cây cảnh, cho thực khách cảm giác thoải mái khi đến đây cắm trại và du lịch

Thông qua hoạt động du lịch sản phẩm của nhiều làng nghề trên địa bàn huyệnkhông chỉ được biết đến rộng rãi mà còn giúp người dân sống tốt với nghề. Ngược lại, muốn giữa chân du khách tiếp tục quay lại thu hút thêm du khách, sản phẩm làm ra tại làng nghề cũng ngày càng đa dạng, mẫu mã được cải tiến nhằm thu hút nhu cầu thị trường và thị hiếu du khách. Và nguồn lợi người dân được hưởng ở hoạt động du lịch cũng khá ổn định.

Tại huyện Duy Xuyên, từ khoảng 10 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm, nơi đây đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan và mua sắm. Những năm gần đây giá trị

48

kinh tế từ du lịch mang lại cho làng đạt mức tỷ đồng, mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân, góp phần tích cực hồi sinh làng nghề vốn một thời tưởng như đã bị mai một. Đặc biệt, bên cạnh duy trì những sản phẩm truyền thống như: vải lụa, chiếu, ấm tách, tượng gốm, bình gốm, đèn gốm,… cũng đã được người dân sản xuất hoặc cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của khách .

Khách ở đây không chỉ là du khách đến tham quan mua sắm mà họ còn đến để được giới thiệu, thậm chí còn được chỉ cho học nghề, làm nghề, trải nghiệm cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu các di tích lịch sử nổi tiếng. Bên cạnh đó, các khách nước ngoài còn chụp hình làm kỉ niệm để đem về nước. Điều này đồng nghĩa với việc các hình ảnh đẹp về di tích lịch sử, hay các sản phẩm truyền thống ở các làng nghệ của huyện có mặt ở nước ngoài.

Nhờ thông qua du lịch để quảng bá, giới thiệu về làng nghề; đồng thời, cũng nhờ du lịch mà làng có một lượng khách du lịch khá lớn, qua đó giúp du lịch của huyện được phát triển hơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)