Thực trạng về du lịch Mỹ Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.6. Thực trạng về du lịch Mỹ Sơn

Từ năm 2010 đến nay, lượng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt hơn 1,2 triệu lượt người, bình quân hàng năm tăng 4,45%. Trong đó, khách quốc tế tăng 8,67%. Tổng doanh thu hàng năm khoảng 10 tỷ đồng, từ năm 2013 đến nay đạt hơn 20 tỷ đồng/năm. Thị trường du lịch truyền thống giữ ổn định như Bắc Âu, Úc, Nhật Bản và phát triển được những thị trường mới như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, các quốc gia ASEAN, thị trường khách nói tiếng Hoa... Thời gian khách nước ngoài tập trung vào mùa đông, mùa thu, khách việt nam mùa xuân mùa hè.

An ninh trật tự: được giữ vững an toàn, không xảy ra chèo kéo khách, trộm cắp trong nhiều năm. Có lực lượng bảo vệ 30 người, trực trong các ngày, có sự phối hợp với chính quyền địa phương xã Duy Phú và công an huyện Duy Xuyên trong bảo vệ an ninh trật tự. địa bàn rừng núi, biệt lập bên ngoài nên an toàn, tuy nhiên việc xâm hại rừng tự nhiên, cảnh quan di tích khai thác lâm sản còn xảy ra.

Cơ sở hạ tầng: được đầu tư xây dựng các công trình phục vụ du khách, ngày càng đáp ứng. có hạ tầng giao thông thuận lợi kết nối với các tuyến đường xung quanh, hạ tầng

49

giao thông nội bộ được đầu tư thuận lợi phục vụ du khách. Có hệ thống công trình vệ sinh đảm bảo, có khu vực hạ tầng bên ngoài di tích được đầu tư xây dựng như khu quy hoạch Mỹ Sơn - Thạch Bàn. khu vực Khe Thẻ với bến xe, nhà hàng, cổng soát vé, bán vé các khu vực kinh doanh bán hàng lưu niệm. hạ tầng du lịch đnag tiếp tục được đầu tư xây dựng phục vụ du khách như công viên nhạc nước, bến du thuyền đập Thạch Bàn....

Bảng 2.3. Lượng du khách đến Mỹ Sơn qua các năm

(ĐVT : Lượt khách) Năm 2016 2017 2018 2019 Tổng lượt khách 314.823 355.331 392.070 421.452 Khách quốc tế 264.083 304.117 342.938 416.633 Khách nội địa 50.740 51.214 49.132 98.85 % tăng trưởng 18,3% 8,65% 10,35% 8,18%

(Nguồn: Ban quản lý di tích Mỹ Sơn)

Theo thống kê, lượng khách đến Duy xuyên, thường chọn Mỹ Sơn trên hành trình tham quan, do vậy không có mức chênh lệch lớn giữa khách đến Duy Xuyên và Mỹ Sơn.

Khách đến tham quan Mỹ Sơn đang có xu hướng tăng dân, năm sau cao hơn năm trước, khách quốc tế tăng lên trong khi đó khách quốc nội có xu hướng bảo hòa, trong 2 năm trở lại đây có xu hướng sụt giảm. Tỉ trọng khách đang có sự chuyển dịch khách châu Âu giảm dần và khách châu Á tăng dần.

Hiện nay khách du lịch quốc tế đến Mỹ Sơn mới chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lượng khách đến, tỉ lệ khách trong nước còn rất khiêm tốn.

50

( Nguồn: Ban quản lý Mỹ Sơn)

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu du lịch Mỹ Sơn giai đoạn 2015 - 2019

Lượng khách đạt được vượt chỉ tiêu hằng năm so với mức đề ra, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phương, tăng thu ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo đời sống và thu nhập ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động cơ quan, nâng cao đời sống tinh thần, thực hiện chính sách phúc lợi, an sinh xã hội.

Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách….Doanh thu du lịch của Mỹ Sơn trong giai đoạn 2015 - 2019 tăng nhanh theo mức tăng về lượng khách. Nếu như năm 2015 mới đạt được gần 26.87 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã đạt tới gần 64 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 23.8%.

Trong cơ cấu doanh thu du lịch của Mỹ Sơn, doanh thu từ dịch vụ bán vé, tham quan, ăn uống, vận chuyển là chủ yếu.

Khi đến với Mỹ Sơn du khách có thể sử dụng hầu hết các dịch vụ, các sản phẩm du lịch như: 26.87 48.0 55.0 60.0 64.0 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu

Tổng doanh thu Tỷ đồng

51

- Biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm: trở thành thương hiệu du lịch, mỗi ngày 6 suất diễn (gồm 4 suất tại nhà biểu diễn, 2 suất dưới chân tháp), tái hiện văn hóa phi vật thể dân gian của dân tộc Chăm.

- Trung chuyển xe điện: loại hình du lịch thân thiện môi trường, phát triển theo hướng du lịch hiện đại, gồm 13 xe điện phục vụ du khách, khám phá trải nghiệm không gian cảnh quan di tích.

- Biểu diễn dệt thổ cẩm Chăm: do các nghệ nhân, cô gái Chăm biểu diễn, tái hiện nghề truyền thống ươm tơ dệt lụa của đồng bào Chăm.

- Chụp hình qua vé tham quan: giúp du khách lưu giữ những kỷ niệm về chuyến đi, điểm đến. Khách được chụp hình và in trên vé giấy. Đây là một trong số ít điểm du lịch còn sử dụng loại vé truyền thống và được du khách thích thú.

- Sản phẩm thuyết minh di tích: thuyết minh di tích đặc biệt như Mỹ Sơn có vai trò rất quan trọng, khám phá nền văn hóa rực rỡ của văn minh Champa, thổi hồn vào đất đá trở nên sống động, đa số du khách khi được thuyết minh đều thích thú về điểm đến Mỹ Sơn.

- Sản phẩm bán hàng lưu niệm: sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt đang chú trọng sản phẩm từ cộng đồng địa phương như dầu chổi thương hiệu Mỹ Sơn, chè lá dung, lá vối, dầu mè, hạt sen, trầm Ngọc Linh, quế Trà My, đá mỹ nghệ Mỹ Sơn, gốm La Tháp, tơ lụa Mã Châu…

- Trong tương lai đang đầu tư phát triển dịch vụ khu vực Khe Thẻ - Thạch Bàn với các sản phẩm mang tính giải trí như múa rối nước, nhạc nước, du thuyền đập Thạch Bàn, tham quan các di tích vùng phụ cận, leo núi Hòn Đền…

52

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện duy xuyên – tỉnh quảng nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)