Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và biểu hiện năng lực giả

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục stem trong dạy học chương 3 – hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 38 - 43)

quyết vấn đề và sáng tạo của HS trong dạy học chủ đề STEM

Từ quy trình STEM đã xây dựng ở mục 1.3.5, chúng tôi thấy được, giáo dục STEM có nhiều đặc điểm để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã nghiên cứu một số tài liệu: Barbot B. và các cộng sự (2011), Đỗ Thị Thu Thuỷ (2017), Nguyễn Thanh Nga và các cộng sự (2017), Vương Cẩm Hương (2006), Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Đặng Trần Xuân (2017).

Bảng 2.1. Một số tham khảo về biểu hiện của NLGQVĐ&ST

Tác giả Năng lực liên quan Biểu hiện Vương Cẩm Hương (2006) [41] Năng lực chủ động sáng tạo

1. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới, không theo đường mòn, không theo những quy tắc đã có, biết cách biện hộ và phản bác vấn đề đó.

2. Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới, vấn đề mới.

3. Biết trả lời chính xác những câu hỏi của GV, biết phát hiện những vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập, vấn đề đó.

4. Biết vận dụng tri thức thực tế để giải quyết các vấn đề khoa học và ngược lại, biết vận dụng tri thức khoa học để đưa ra những sáng kiến, những giải thích, áp dụng phù hợp. 5. Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chính xác, ngắn gọn nhất.

29

án giải quyết.

7. Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và tự đề xuất biện pháp hoàn thiện.

8. Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kĩ thuật hiện đại trong khi học, biết vận động và cải tiến những điều học được.

9. Biết thường xuyên liên tưởng.

Barbot B. các cộng sự (2011) [2] Năng lực sáng tạo

1. Xác định và xác định lại vấn đề, tìm kiếm thông tin giải quyết vấn đề, tạo ra các câu hỏi và dự đoán nguyên nhân, làm rõ mục tiêu, phân tích chi tiết hoặc xác minh giải pháp. 2. Tìm nhiều ý tưởng trong một thời gian có giới hạn ở điểm đầu để làm tăng xác suất tìm thấy 1 ý tưởng thích hợp.

3. Nắm bắt những suy nghĩ, kết hợp với nhau trong thực tế một cách phù hợp và có liên quan đến tính mới của vấn đề. 4. Đề xuất khác nhau những cải tiến cho sản phẩm

Bộ Giáo dục Đào tạo (2014) [19] Năng lực tự học, sáng tạo giải quyết vấn đề 1. Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu học tập...

2. Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận; nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm tòi thông tin bổ sung và mở rộng thêm kiến thức... 3. Đặt những câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; phát hiện yếu tố mới trong tình huống quen thuộc; tôn trọng các quan điểm trái chiều; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác nhau; phân tích, tóm tắt những

30

thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; hứng thú, độc lập trong suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, vấn đề và ý tưởng mới...

4. Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi; so sánh và bình luận về các giải pháp đề xuất; lựa chọn được giải pháp phù hợp; hình thành ý tưởng về giải pháp mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp...

5. Giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn; nhận ra sự không phù hợp và điều chỉnh được giải pháp; chủ động tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn; giải quyết được vấn đề...

6. Suy nghĩ và khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân khi giải quyết vấn đề; áp dụng tiến trình đã biết vào giải quyết tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lí...

Đỗ Thị Thu Thủy (2017) [27] Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

1. Phân tích được tình huống trong học tập, trong thực tiễn; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề.

2. Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

3. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.

4. Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

5. Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và thực tiễn; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng;

31

nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

6. Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

Nguyễn Thanh Nga (2017) [34] Năng lực sáng tạo

1. Tự lực phát hiện vấn đề mới, tình huống mới từ những tình huống quen, liên quan đến kĩ thuật.

2. Nghiên cứu tổng quát các giải pháp kĩ thuật có sẵn, sau đó đưa ra bình luận, lật đi lật lại vấn đề, trao đổi, chất vấn với HS khác, với GV, với chuyên gia… Từ đó đề xuất giải pháp kĩ thuật mới, tối ưu trên cơ sở kế thừa các giải pháp kĩ thuật đã có.

3. Tự đề xuất được giải pháp kĩ thuật phù hợp đem lại hiệu quả cao mà không tham khảo các giải pháp đã có.

4. Tự truyền tải kiến thức và kĩ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới.

5. Nhìn thấy cấu trúc kĩ thuật, chức năng, bản chất của đối tượng kĩ thuật. Thực chất là bao quát nhanh chóng. Đôi khi tức khắc, các bộ phận kĩ thuật, các yếu tố bản chất của đối tượng kĩ thuật trong mối tương quan giữa chúng.

6. Đề xuất mô hình giả thuyết, đưa ra phương án thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết với hiệu quả cao nhất có thể được trong những điều kiện đã cho.

7. Tự thiết kế sơ đồ nguyên lí, bản vẽ kĩ thuật thể hiện cấu tạo, chức năng của đối tượng kĩ thuật đang nghiên cứu.

32 Trần Xuân (2017) [24] giải quyết vấn đề thông qua BTNT

ban đầu, trung gian và yêu cầu cần tìm của bài tập nhận thức. 2. Lựa chọn, sắp xếp các dữ kiện đã cho với kiến thức đã học có liên quan. Xác định các dữ kiện của BTNT. Tìm ra mối liên hệ giữa các dữ kiện của BTNT

3. Đề xuất phương án, xác định các thức, quy trình giải quyết vấn đề.

4. Thực hiện giải quyết vấn đề

5. Tự đánh giá kết quả thực hiện giải quyết vấn đề.

Bảng 2.2. Các biểu hiện của NLGQVĐ&ST

Biểu hiện Mức độ biểu hiện

1 2 3

1. Nhận biết, làm rõ vấn đề. Xác định, giải thích các dữ kiện ban đầu, trung gian và yêu cầu cần tìm.

Chưa nhận biết được vấn đề. Xác định được dữ kiện ban đầu và trung gian. Chưa giải thích được các dữ kiện. Chưa xác định yêu cầu cần tìm, chưa phát biểu được vấn đề cần giải quyết.

Nhận biết được vấn đề. Xác định được dữ kiện ban đầu và trung gian. Giải thích được các dữ kiện. Chưa xác định yêu cầu cần tìm, chưa phát biểu được vấn đề cần giải quyết.

Nhận biết được vấn đề. Xác định được dữ kiện ban đầu và trung gian. Giải thích được các dữ kiện. Xác định yêu cầu cần tìm, phát biểu được vấn đề cần giải quyết. 2. Phát hiện những vấn đề mới. Không phát hiện được vấn đề mới. Phát hiện được vấn đề mới thông qua gợi ý. Tự phát hiện được vấn đề mới. 3. Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học, đề xuất Không xác định được kiến thức, kĩ năng trong đề xuất

Xác định được kiến thức, kĩ năng nhưng không đề Vận dụng thành thục được các kiến thức, kĩ năng, đề

33

phương án giải quyết vấn đề

phương án giải quyết vấn đề.

xuất được phương án giải quyết vấn đề.

xuất được phương án giải quyết vấn đề. 4. Phối hợp nhiều kĩ thuật và vật liệu khác nhau thực hiện phương án đã lựa chọn. Không phối hợp được các kĩ thuật và vật liệu khác nhau. Phối hợp được các kĩ thuật và vật liệu khác nhau nhưng chưa hiệu quả.

Phối hợp hiệu quả các kĩ thuật và vật liệu khác nhau. 5. Có ý tưởng cải tiến phương án giải quyết vấn đề Không có ý tưởng cải tiến phương án giải quyết vấn đề.

Có ý tưởng nhưng chưa khả thi trong cải tiến phương án giải quyết vấn đề.

Có ý tưởng cải tiến phương án khả thi trong giải quyết vấn đề.

6. Thực hiện giải quyết vấn đề

Không giải quyết được vấn đề nên không đưa ra được kết quả.

Lúng túng khi thực hiện phương án giải quyết vấn đề nên tuy có kết quả nhưng kết quả đưa ra chưa hoàn chỉnh. Thực hiện phương án giải quyết vấn đề hợp lí, sáng tạo. Kết quả đưa ra tốt cả về nội dung lẫn hình thức. 7. Tự đánh giá kết quả thực hiện giải quyết vấn đề.

Không tự đánh giá được kết quả

Tự đánh giá được khách quan kết quả nhưng chưa thấy được ưu điểm và hạn chế của kết quả thực hiện

Tự đánh giá được

một cách khách

quan kết quả, nhận thấy được ưu điểm và hạn chế của kết quả thực hiện.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục stem trong dạy học chương 3 – hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)