Quy trình thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục stem trong dạy học chương 3 – hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 45)

Để thiết kế một chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM, người thiết kế cần thực hiện theo các bước sau:

Hình 2.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng kiến thức đó trong thực tiễn… để lựa chọn chủ đề của bài học.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện, từ những kiến thức và kĩ năng trong chương trình đã được lựa chọn hoặc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để xây dựng bài học.

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi xác định vấn đề cần giải quyết, cần xây dựng các tiêu chí của giải pháp. Các tiêu chí này phải phù hợp với thực tiễn của chủ đề STEM, trong từng bối cảnh và đối tượng HS cụ thể. Từ tiêu chí này, đề xuất giả thuyết khoa học, giải pháp giải quyết vấn đề, thiết kế sản phẩm. Đây được xem là cơ sở công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của HS.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập HS.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, bộ công cụ đánh giá và thang đo NL, GV tiến hành đánh giá hoạt động học tập của HS.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục stem trong dạy học chương 3 – hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)