GV thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục stem trong dạy học chương 3 – hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 71 - 76)

Trường thực nghiệm GV thực nghiệm Lớp thực nghiệm

THPT Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) Thầy Trần Ngọc Hạnh Lớp 11/2 Lớp 11/4 THPT Đỗ Đăng Tuyển (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)

Cô Nguyễn Lê Trà My

Lớp 11/1

Lớp 11/5

3.4. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm

CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO BÌNH LỌC NƯỚC MINI

62

− HS tiến hành làm thí nghiệm làm trong nước bằng than hoạt tính

− HS tiến hành thảo luận với GV các vấn đề về lọc nước, vai trò của nước sạch đối với sức khỏe của con người

− GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu kiến thức nền và nghiên cứu xây dựng mô hình bình lọc nước mini để báo cáo bảo vệ ở tiết sau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức nền và nghiên cứu xây dựng mô hình bình lọc nước

− Trong quá trình tìm hiểu kiến thức nền và nghiên cứu các điều kiện của các lớp vật liệu lọc, HS đã thể hiện và phát huy được NLGQVĐ&ST.

− HS đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề khi tiến hành nghiên cứu

− Dựa vào chủ đề và các kiến thức nền đã tìm hiểu kết hợp với quá trình nghiên cứu các điều kiện của các lớp vật liệu lọc, HS đưa ra các phương án giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân, HS trình bày phương án của cá nhân vào sổ ghi chép.

− Các nhóm tự thảo luận và trình bày phương án khả thi nhất mà nhóm đã lựa chọn, trình bày quy trình thiết kế sản phẩm vào sổ nhóm.

Hoạt động 3: Trình bày, bảo vệ mô hình bình lọc nước

Từ những kiến thức, kĩ năng đã lựa chọn, HS đề xuất giải pháp thực hiện sản phẩm, tiến hành báo cáo để trao đổi, phản biện với GV và HS khác. Từ đó, HS thống nhất hoàn thiện quy trình thực hiện của nhóm mình theo hướng tối ưu nhất.

Hình 3.1. Học sinh nhóm 1 lớp 11/2 THPT Cẩm Lệ (trái), nhóm 2 lớp 11/5 THPT Đỗ

63

Hình 3.2. Học sinh nhóm 4 lớp 11/4 (trái) và nhóm 3 lớp 11/2 (phải) THPT Cẩm Lệ (Đà

Nẵng) báo cáo bảo vệ mô hình bình lọc nước mini.

Hình 3.3. Bản vẽ mô hình chế tạo bình lọc nước mini của học sinh nhóm 2

lớp 11/2 THPT Cẩm Lệ (trái), nhóm 2 lớp 11/5 THPT Đỗ Đăng Tuyển (phải).

64

Từ giải pháp đã đề xuất và thống nhất sau khi thảo luận, HS tiến hành thực hiện các sản phẩm theo quy trình thống nhất đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, HS có thể giải quyết những vấn đề mới phát sinh, có thể tham khảo định hướng thêm từ GV.

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm bình lọc nước, nước sau lọc và thảo luận

Trong hoạt động, HS tiến hành báo cáo sản phẩm sau cùng, trình bày các quy trình đã thực hiện, có sự so sánh, đối chiếu, tiến hành trao đổi, phản biện cùng GV và HS trong lớp.

Hình 3.4. Sản phẩm bình lọc nước mini của học sinh nhóm 3 lớp 11/2 THPT Cẩm Lệ

(trái), nhóm 1 lớp 11/1 THPT Đỗ Đăng Tuyển (phải).

Hình 3.5. Học sinh nhóm 1 lớp 11/2 THPT Cẩm Lệ (trái) và nhóm 1 lớp 11/5 THPT Đỗ

65

Hình 3.6. Kết quả nước trước và sau lọc của học sinh nhóm 1, 3, 4 lớp 11/2 THPT Cẩm

Lệ (trái) và nhóm 1 lớp 11/1 THPT Đỗ Đăng Tuyển (phải).

HS đề xuất phương án cải tiến. Trong quá trình thực nghiệm, nhiều nhóm HS tự rút ra phương án cải tiến quy trình và sản phẩm như:

+ Có thể chế tạo bình lọc nước từ bình nước 5 lít

+ Cần thiết kế thêm bộ phận lọc chất cặn để có thể dùng bình lọc lâu dài

+ Nên dùng thêm cát đen hoặc các vật liệu khác (hạt trao đổi ion) để làm mềm nước sau lọc và loại bỏ một số tạp chất có hại.

+ Để lọc nước sạch hơn có thể gia tăng chiều cao của bình lọc nước bằng cách ghép nối nhiều bình lọc lại với nhau

+ Cần đo chỉ số LUX trong phòng tối, không gian thoáng, kết quả sẽ chính xác hơn.

Hình 3.7. Một số phương án cải tiến quy trình do HS nhóm 1 lớp 11/2

THPT Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đề xuất.

Nhóm 1 - Lớp 11/2 – THPT Cẩm Lệ - Tăng độ cao của bình lọc

- Cần đo LUX trong phòng tối để kết quả chính xác hơn

66

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Đánh giá định tính

Thông qua quan sát hình ảnh, video các tiết học theo định hướng giáo dục STEM được thực nghiệm, cùng với ý kiến của GV thực nghiệm, chúng tôi thấy được:

− Tiết học được tổ chức theo định hướng giáo dục STEM rất được các em HS quan tâm, thích thú.

− Thông qua các chủ đề dạy học, nhiều HS được cơ hội phát triển nhiều NL, trong đó có NLGQVĐ&ST.

− Chủ đề dạy học được GV đứng lớp đánh giá là phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thuận lợi

− Hoạt động dạy học thu hút sự quan tâm, đầu tư của HS.

− Được sự giúp đỡ của GV đứng lớp hỗ trợ.

Khó khăn

− Hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ thời gian dài, phân phối chương trình khó đảm bảo được yếu tố thời gian cho hoạt động.

− Chủ đề dạy học thực nghiệm ở gần cuối học kì I, GV còn e ngại khi thực hiện cận giai đoạn ôn thi học kì.

− Một số HS còn chưa thật sự quan tâm, chưa cố gắng thực hiện hoạt động như kế hoạch đề ra.

3.5.2. Đánh giá định lượng

Dưới sự dẫn dắt của GV, các nhóm HS đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Các em đã biết cách vận dụng các kiến thức liên quan để giải quyết một vấn đề thực tiễn, đã tìm hiểu các điều kiện khác nhau, đưa ra điều kiện phù hợp nhất để tạo được sản phẩm.

Chủ đề: Chế tạo bình lọc nước mini

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục stem trong dạy học chương 3 – hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)