Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Mode l TAM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM – KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 36 - 38)

Fred Davis (1989) đã xây dựng và phát triển mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dựa trên mô hình lý thuyết hành động hợp lý để giải thích hành vi sử dụng của con ngƣời trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong mô hình chấp nhận công nghệ, hai biến thái độ và chuẩn chủ quan đã đƣợc thay thế bằng hai biến mới là Cảm nhận hữu ích (Perceived Usefulness) và Cảm nhận Dễ sử dụng (Perceived Ease of Use).

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đƣợc áp dụng để nghiên cứu về hành vi sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ và nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng có những hạn chế nhất định. Sun và Zhang (2006) và Venkatesh et al. (2003) đã chỉ ra hai nhƣợc điểm chính trong các nghiên cứu sử dụng mô hình TAM: độ giải thích của mô hình không cao và mối tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tƣợng khác nhau. Lee et al. (2003) còn chỉ ra một nhƣợc điểm của mô hình TAM là chỉ đƣợc áp dụng khi nghiên cứu một loại công nghệ, một đối tƣợng và một thời điểm nhất định.

Để cải thiện những điểm trên, Venkatesh và Davis (2000) đã thực hiện các nghiên cứu theo chiều dọc và đề xuất một mô hình mới TAM 2. Mô hình này đƣợc thêm vào các biến liên quan đến các ảnh hƣởng xã hội (Chuẩn chủ quan, Hình ảnh và Sự tự nguyện) và liên quan đến nhận thức về phƣơng tiện (Tính minh chứng của kết quả, Phù hợp với công việc, Chất lƣợng đầu ra).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM – KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w