0
Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Tổng quan về ngành xuất khẩulaođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 59 -72 )

4.1.1 Tình hình Lao động người nước ngoài tại Nhật Bản

Tính đến tháng 10 năm 2018, số lượng lao người động nước ngoài tại Nhật Bản là 1.460.463 người, so với năm trước tăng 181.793 người (14,2%).

Nguyên nhân tăng:

• Chính phủ Nhật Bản khuyến khích tiếp nhận lao động nước ngoài có tay nghề cao và sinh viên quốc tế.

•Việc tuyển dụng người nước ngoài đang mở rộng ở Nhật Bản.

•Việc tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng ngày càng tăng thêm.

8.30%

19.10%

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

Bảng 4.1: Số lượng TTS tại Nhật Bản theo quốc tịch năm 2019 Quốc tịch Việt Nam Trung Quốc Indonesia Philipin Myanma Thái Campuchia Mông Cổ Khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019) Từ bảng và biểu đồ trên cho thấy, VN chiếm 53,5 % số lượng TTS tại Nhật Bản, cao nhất so với các nước khác. Khoảng 330.000 người Việt Nam đang sống ở Nhật Bản, đông thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong số đó, có 140.000 thực tập sinh kỹ năng (tăng 9 lần trong 6 năm) chiếm vị trí đầu tiên trong các nước, và 70.000 du học sinh (tăng10 lần trong 6 năm) xếp thứ 2 so với các nước.

Bên cạnh đó, phát sinh một số vấn đề như: Số người cư trú bất hợp pháp là 1.110 người (1/2013) tăng lên 11.131 người (1/2019), thứ 2 sau Hàn Quốc. Số người trốn (thực tập sinh kỹ năng) là 496 người (năm 2012) tăng lên 3.751 người (năm 2017).

Nguyên nhân

Nhiều trường hợp gặp những tình huống ví dụ như: thiếu hiểu biết nên đã chuẩn bị chưa đầy đủ trước khi đến Nhật, không tìm được việc làm thêm tốt (trường hợp là du học sinh), hoặc không được nhận mức lương giống với lúc được giải thích trước đó (trường hợp là thực tập sinh). Sau đó, bị các tổ chức

tội phạm lôi kéo, nguyên tắc là không được chuyển công việc nhưng lại bị lôi kéo chuyển việc và dẫn đến phải bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp.

Tổ chức hoặc cá nhân môi giới truyền đạt rằng " Đến Nhật sẽ kiếm được tiền rất dễ dàng”, tuy nhiên thực tế lại không đúng như vậy.

Nhiều người phải trả các khoản chi phí dịch vụ rất lớn cho người giới thiệu đi

Nhật làm việc hoặc đi du học nên bản thân họ và gia đình phải vay mượn số tiền không nhỏ, từ đó phải tìm mọi cách để trả nợ, bất kể vi phạm pháp luật.

(Hiệp hội XKLD Việt Nam, 2021, tr.15~17).

Bảng 4.2: Ba nước dẫn đầu số lượng lao động tại Nhật Bản (tính đến 10/2018)

Trung Quốc Việt Nam Philippines

(Nguồn: Hiệp hội XKLD Việt Nam)

Số lượng người lao động tại Nhật Bản, Trung Quốc chiếm 26,6% nhưng Việt Nam có tốc độ tăng lao động cao gấp khoảng 7 lần Trung Quốc và Việt Nam đứng đầu về số lượng thực tập sinh kỹ năng.

Bảng 4.3: Các loại tư cách lưu trú chính của người lao động (tính đến tháng 10 năm 2018)

(Nguồn: Hiệp hội XKLD Việt Nam)

Đối với tư cách Thực tập kỹ nang, có khoảng 216.348 Công ty Nhật Bản đang sử dụng lao động nước ngoài.

Bảng 4.4: Số lượng TTS Nước ngoài tại Nhật Bản theo độ tuổi Độ tuổi / giới tính Dưới 20

20 ~

25 ~

30 ~

35 ~

40 ~

45 ~

Trên 50

Tổng số lượng Nam

Tổng số lượng Nữ Tổng cộng

13.6%

24.8%

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

Hình 4.2: Tỷ lệ TTS Nước ngoài tại Nhật Bản theo độ tuổi (năm 2019)

Từ hình 4.2 và bảng 4.4, có thể thấy Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động trẻ 20~29 tuổi (64,5%), là độ tuổi còn đủ sức khỏe và sức trẻ để trau dồi học hỏi, cống nhiến trong công việc. Và về tỷ lệ giới tính thì có xu hướng tuyển Nam nhiều hơn Nữ để đáp ứng nhu cầu công việc trên thị trường.

Nữ 42%

Nam 58%

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

Bảng 4.5: Tỷ lệ TTS nước ngoài tại NB theo ngành nghề Nông nghiệp Ngư nghiệp Xây dựng Chế biến thực phẩm May mặc

Cơ khí-kim loại Ngành khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

TTS VN chiếm gần 50% số lượng TTS tại Nhật Bản (sau đó là TQ, Philipin) Độ tuổi 20~24 (39%), 25~29(24%), 30~34(13,6%). Ngành nghề: xây dựng (20,8%), chế biến thực phẩm (18,8%), kim loại cơ khí (16,1%). Khác (24,1%): in, đúc nhựa, sơn, hàn, đóng gói, làm thùng carton, gốm sứ, bảo dưỡng oto, vệ sinh tòa nhà, điều dưỡng, khách sạn….

Xu hướng tuyển lao động theo vùng của Nhật:

Nhật Bản có 8 vùng và 47 tỉnh thành. Tuyển nhiều nhất ở AICHI (34.242 người năm 2018), sau đó là SAITAMA (15.812 người), IBARAKI (15.180 người), CHIBA(15.268 người), KANAGAWA (11.084 người), SHIZUOKA(12.711 người), GIFU(13.372 ngưuời), MIE (10.326 người), FUKUOKA(11.324 người), HIROSHIMA (15.315 người), HYOGO (10.856 người), OSAKA (13.314 người) ,HOKKAIDO (10.825 người).

Trong đó, các tỉnh thành có nhiều người VN cũng sẽ góp vai trò quan trọng trong việc TTS làm việc tốt hay không ở Nhật. Cụ thể số lượng người VN ở các tỉnh tại Nhật được thông kê như sau:

Bảng 4.6: Các tỉnh ở Nhật có nhiều người Việt Nam (đến 12/2018) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

(Nguồn: Hiệp hội XKLD Việt Nam)

4.1.2 Tình hình phải cử lao động tại Việt Nam

Số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đến hết quý 2/2021 là 524 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong quý 2/2021 là 11.061 lao động (25,65% là nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 10.069 lao động, Trung Quốc: 500 lao động, Nhật Bản: 421 lao động, còn lại là các thị trường khác.

(BLĐTBXH, 2021) Trong đó, dựa trên thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đến 20/6/2021 số doanh nghiệp đủ điều kiện đưa TTS sang Nhật Bản là 452 doanh nghiệp (trong đó số doanh nghiệp thành lập mới từ tháng 1/2020-thời điểm mới bắt đầu dịch

COVID ở Trung Quốc là 123 doanh nghiệp, đến thời điểm 19/12/2021, số doanh nghiệp giảm còn 255 doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do giải thể vì tình hình COVID dẫn đến hạn chế nhập cảnh giữa 2 nước, hoặc do bị rút giấy phép kinh doanh. Cho thấy tình hình khó khăn của các doanh nghiệ XKLĐ VN sang thị trường Nhật Bản tại thời điểm hiện tại.

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XN

Hình 4.4: Cơ cấu người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quý 2/2021(%)

Từ quý II/2020 cho đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, sau ngành hàng không, khách sạn, du lịch…

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, Quý I/2021 (tính từ 21/12/2020 đến 20/3/2021) đã có 29.541 người lao động đi làm việc ở nước ngoải, làm việc tại 17 thị trường (thấp hơn quý I/2020 là 2.521 người ). Hai thị trường tiếp nhận chính vẫn là Nhật Bản và Đài Loan.

Thị trường Nhật Bản tiếp nhận 18.178 người (chủ yếu đi trong tháng 1/2021 là 17.995 người, còn tháng 2 và tháng 3 lần lượt là 179 và 44 người), Qua đây, thấy thị trường này gặp rất nhiều khó khăn kể từ tháng 2/2021, số người đi chủ yếu đã có visa từ trước và phải qua các biện pháp phòng dịch rất nghiêm ngặt.

Thị trường Đài Loan tiếp nhận 10.333 người (Quý I/2020 là 10.120 người), tháng 1 là 4707 người, tháng 2 là 2464 người và tháng 3 là 3162 người. Thống kê cho thấy số lao động đi thị trường này còn tăng hơn so với quý 1/2020 là 213 người, Đài Loan kiểm soát tốt dịch và vẫn có nhu cầu cao về lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang Đài Loan cơ bản vẫn duy trì được hoạt động của mình. Số lao động đi 15 thị trường khác chỉ là 1748 người (cao nhất là Trung Quốc 265 người, Rumanie 187, Hungaria 183 và Hàn Quốc 135 người)

Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế ngày càng có sự cạnh tranh giữa các quốc gia về cung ứng lao động, nguồn lao động của Việt Nam ngoài những điểm mạnh, cũng có những điểm cần cải thiện. Trong đó, điểm yếu lớn nhất là ý thức tổ chức kỷ luật, tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn tồn tại. Lượng doanh nghiệp tham gia vào XKLĐ ngày càng gia tăng về số lượng, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp hoạt động còn hạn chế, chưa tạo ra nguồn nhân lực có thái độ nghề nghiệp tốt, gắn bó với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.

Vì vậy trong nhiệm kỳ V (2020-2025), VAMAS hướng đến những mục tiêu trọng tâm: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đưa người lao động VN sang nước ngoài làm việc; gia tăng quyền lợi của người lao động và cộng đồng DN xuất khẩu lao động; dần dần đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp này theo hướng chuyên nghiệp, có chọn lọc thông qua việc kết nối phù hợp người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động ngoài nước. Đồng thời, nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng người lao động ngay cả khi họ trở về vẫn hòa nhập được với thị trường lao động trong nước.

4.1.3 Thực trạng Công tác XKLĐ năm 2020

Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2020 còn nhiều khó khăn thách thức. Dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng khắp thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh, các nước đã ban bố tình trạng khẩn cấp, dãn cách xã hội kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp ...

Nhiều công ty tiếp nhận lao động ở nước ngoài có thể ngừng hoạt động, thậm chí phá sản, dẫn đến giảm nhu cầu lao động. Các nước tiếp nhậ lao động cũng đã ban hành quy định hạn chế nhập cảnh của người nước ngoài và tạm dừng các chuyến bay thương mại thường xuyên giữa Việt Nam với nhiều nước... Do đó, năm 2020, chỉ hơn 78.000 lao động đã được đưa đi nước ngoài, đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ngoài việc số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm nhiều so với các năm trước, hiện còn hơn 26.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài hết hạn hợp đồng nhưng chưa thể về nước. Các nước tiếp nhận có chính sách tạm thời gia hạn hợp đồng, chuyển đổi tư cách lao động... nên đã giảm khó khăn cho họ. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nhu cầu tiếp nhận lao động mới.

Bên cạnh những khó khăn khách quan như trên, vẫn còn tồn tại những yếu tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến công tác đưa người lao động đi nước ngoài làm việc như: một bộ phận người lao động Việt Nam thiếu ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc, cư trú bất hợp pháp; một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ công tác tác báo cáo tình hình người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài với các Ban QLLĐ Việt Nam và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đến việc theo dõi, bảo vệ quyền lợi người lao động gặp khó khăn; một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt hoạt động tuyển chọn, cung cấp kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi nước ngoài để làm việc…

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 là 78.641 người (28.786 nữ) đạt 60,5% kế hoạch năm 2020 (kế hoạch năm 2020 đưa 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), bằng 112,3% kế hoạch đã điều chỉnh năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (năm 2020, dự tính kế hoạch sau khi điều chỉnh là 70.000 lao động) bằng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

(VAMAS, 2021, tr.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 59 -72 )

×