Mô tả mẫu của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của THỰC tập SINH kỹ NĂNG VIỆT NAM với DỊCH vụ TUYỂN CHỌN đào tạo NGUỒN NHÂN lực (Trang 72 - 73)

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là Thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hoặc đang ở Việt Nam (đã về nước hoặc đang chờ nhập cảnh) từ năm 2018. Khảo sát được thực hiện online, sau khi sàn lọc các câu trả lời không phù hợp, còn lại 215 câu trả lời đạt yêu cầu. Sau đó, mẫu được mã hóa và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20, phân loại 215 TTS theo độ tuổi, giới tính, nơi đang sinh sống, phí tham gia chương trình, nguồn tiền để tham gia chương trình, vùng miền công ty phái cử. Với cỡ mẫu n=215, mẫu được thống kê như sau:

4.2.1 Độ tuổi

Bảng.4.7: Thống.kê.mẫu.theo.Độ.tuổi n=215 Dưới 25 tuổi 25-30 tuổi 31-35 tuổi Trên 35 tuổi Tổng

(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả có thể thấy 61 TTS dưới 25 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 28,4%; 114 TTS từ 25~30 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 53%; có 32 TTS từ 31~35 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 14,9%; 8 TTS trên 35 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 3,7%.

Nhận xét:

TTS ở độ tuổi từ 18~30 tuổi chiếm 81,4% (nhiều nhất là độ tuổi 25~30 tuổi), phù hợp với tình hình thống kê thực tế ở Nhật Bản đã trình bày ở phần trên. (TTS dưới 30 tuổi thống kê tại Nhật năm 2019 là 78%).

Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động tập trung vào độ tuổi từ 18~30 tuổi, trong đó tốt nhất là độ tuổi từ 25~30 tuổi, vì đây là độ tuổi lao động đã có kinh nghiệm làm việc, còn sức khỏe và sức trẻ để tiếp tục tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, cống hiến.

4.2.2 Giới tính

Bảng 4.8 : Thống.kê.mẫu.theo.Giới.tính n=215

Nữ Nam Tổng

(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)

Có thể thấy 70 TTS giới tính Nữ tham gia khảo sát, chiếm 32,6%; 145 TTS giới tính Nam tham gia khảo sát, chiếm 67,4%.

Nhận xét:

TTS Nam tham gia khảo sát chiếm tỷ trọng cao hơn TTS nữ phù hợp với tình hình thống kê thực tế ở Nhật Bản đã trình bày ở phần trên. (tỷ trọng TTS Nam thống kê tại Nhật năm 2019 là 58%, Nữ là 42%).

Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động Nam nhiều hơn so với Nữ. Có thể lý giải theo thống kê ở phần trên, đến năm 2019 tỷ trọng TTS ngành Xây dựng và cơ khí là 36,9% là 2 ngành phần lớn chỉ tuyển Nam. Các ngành còn lại như Nông nghiệp; Chế biến thực phẩm; Ngư nghiệp… có xu hướng tuyển đồng đều cả Nam và Nữ, do đó số lượng TTS Nam sẽ có xu hướng nhiều hơn TTS Nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của THỰC tập SINH kỹ NĂNG VIỆT NAM với DỊCH vụ TUYỂN CHỌN đào tạo NGUỒN NHÂN lực (Trang 72 - 73)