0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phân tích tương quan và hồi quy bội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 50 -52 )

Dựa trên kết quả phân tích nhân tố, sử dụng phân tích tương quan để đánh giá sự tương quan tuyến tính giữa các biến tác động đến sự hài lòng của TTS. Kết hợp cùng biến phụ thuộc, trung bình các biến ở trên sẽ được hiệu chỉnh và được dùng như là các biến độc lập để tiến hành phân tích hồi quy.

Khi đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra, sẽ tiến hành kiểm tra mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy bội, đồng thời kiểm định các giả thuyết đã đưa ra liên quan sự khác biệt trong các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của TTS dựa vào các biến phân loại bằng phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Alpha=0,05 và 0,1. Trong đó gồm: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình; Kiểm.định.ý.nghĩa.của các hệ.số.hồi.quy; Đánh.giá.độ.phù.hợp.của.mô.hình.hồi.quy.tuyến.tính.bội.bằng.hệ số.R2 và.hệ.số.R2.hiệu.chỉnh.

Để bảo đảm độ tin cậy của phương trình hồi quy đã được xây dựng là phù hợp, các phương pháp tìm sự vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện, ví dụ như: tính độc lập của phần dư (đại lượng thống kê Durbin – Watson), phân.phối.chuẩn.của.phần.dư (Histogram), hiện tượng đa cộng tuyến (hệ.số.phóng đại.phương.sai VIF).

Cuối cùng, sẽ viết phương trình hồi quy tuyến tính bội: trong đó, mức độ tác động của nhân tố nào đến sự hài lòng của thực tập sinh càng cao có nghĩa là hệ số hồi quy riêng phần của nhân tố đó càng lớn, nếu cùng dấu thì mức độ tác động đó theo chiều thuận và ngược lại.

Sơ kết chương 3

Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được trình bày trong chương 3, bao gồm tóm tắt về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình thu thập và kế hoạch phân tích dữ liệu. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận với 10 TTS kỹ năng đã từng tham gia chương trình TTS kỹ năng làm việc tại Nhật và 5 nhân sự có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm trong lĩnh vực xuất khẩu sức lao động tại VN. Thực tập sinh đang ở Nhật Bản và Việt Nam với cỡ mẫu là 215 được khảo sát online để tiến hành nghiên cứu định lượng. Kết quả định lượng này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 4.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 50 -52 )

×